SO SÁNH PHÁP NHÂN BLDS 2005 VÀ BLDS 2015

SO SÁNH PHÁP NHÂN BLDS 2005 VÀ BLDS 2015

Tiêu chí Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2015
Thành lập pháp nhân Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Chia pháp nhân theo tiêu chí lợi nhuận Không chia Chia làm 02 loại:

  • Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
  • Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
Quốc tịch của Pháp nhân Không có quy định Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
Các loại pháp nhân Chia pháp luật thành 6 loại

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

3. Tổ chức kinh tế.

4. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

6. Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này.

Không có các quy định về chia pháp nhân như BLDS 2005
CÁ NHÂN
Tiêu chí BLDS 2005 BLDS 2015
Năng lực hành vi dân sự của người chưa đủ 6 tuổi Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Không coi người chưa đủ 6 tuổi là không có năng lực hành vi dân sự nhưng giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Phân loại chủ thể có năng lực hành vi Chia làm 4 loại:

  • Không có năng lực hành vi dân sự
  • Có năng lực hành vi dân sự
  • Mất năng lực hành vi dân sự
  • Hạn chế năng lực hành vi dân sự
Chia làm 4 loại:

  • Có năng lực hành vi dân sự
  • Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
  • Mất năng lực hành vi
  • Hạn chế năng lực hành vi
Quyền với đối với họ tên Gồm 2 Điều:

– Quyền đối với họ tên

– Quyền thay đổi họ tên

Gồm 3 Điều:

  • Quyền có họ tên.
  • Quyền thay đổi họ
  • Quyền thay đổi tên
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh  Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.  Trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Quyền được sống Không có quy định về quyền này Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Quyền xác định lại giới tính Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

Quyền chuyển đổi giới tính Không quy định Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Quyền về đời sống riêng tư Chỉ quy định về quyền về bí mật đời tư, không quy định về khía cạnh đời sống riêng tư Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

 

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *