XÂY DỰNG, ĐỊNH VỊ VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
“Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
Phòng Kinh tế, UBND thành phố Đà Lạt
- Một số kết quả chung việc xây dựng và phát triển thương hiệu của tỉnh Lâm Đồng mang dấu hiệu Đà Lạt
Ngày 25/11/2014, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 2556/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020. UBND thành phố Đà Lạt xác định việc xây dựng, tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu nông sản theo sự chỉ đạo chung của tỉnh Lâm Đồng để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Triển khai chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố Đà Lạt đã xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của thành phố Đà Lạt đến năm 2020, đến nay 5 nhóm cây trồng chủ lực của địa phương đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ bảo hộ độc quyền trên phạm vi cả nước gồm Rau Đà Lạt, Hoa Đà Lạt, Cà phê Arabica Đà Lạt, Hồng Đà Lạt và Dâu tây Đà Lạt. Để quản lý thương hiệu nông sản nói chung và thương hiệu “Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành” nói riêng UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND thành phố Đà Lạt là đầu mối quản lý phát triển thương hiệu.
Thành phố Đà Lạt đã tập trung nguồn lực thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững sản phẩm dựa trên các căn cứ hợp lý, cân đối giữa mục tiêu đề ra, nâng cao tính khả thi, tận dụng các lợi thế và điều kiện tự nhiên, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, thành phố cũng tiếp thu, vận dụng tốt các chủ trương, chính sách, các chương trình phát triển KT-XH của Trung ương, của tỉnh để phát triển KT -XH nói chung và phát triển thương hiệu. Đồng thời, Thành phố Đà Lạt cũng đã tập trung nguồn lực thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng tập trung đầu tư thâm canh gắn với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các biện pháp sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch; xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với phát triển các cơ sở chế biến công nghiệp, đặc biệt là đối với các sản phẩm rau, hoa, cà phê, chè, Hồng Đà Lạt và Dâu tây Đà Lạt… để nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực gắn với việc bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Ưu tiên phát triển nhanh một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao để tạo bước chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đẩy mạnh hình thức hợp tác, liên kết sản
94
xuất gắn với tiêu thụ nông sản. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế trang trại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp…
Một số kết quả cụ thể
- Đối với sản phẩm rau Đà Lạt (đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng
bảo hộ):
Năm 2008, UBND thành phố Đà Lạt phối hợp với Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng xây dựng quy chế quản lý và sử dụng NHCN Rau Đà Lạt và tham mưu cho UBND tỉnh Lâm Đồng ký ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Rau Đà Lạt, nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận Rau Đà Lạt tại cục sở hữu trí tuệ. Đến ngày 23/10/2008 Cục sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 135739 theo Quyết định số 22320/QĐ-SHTT cho sản phẩm rau Đà Lạt và vùng phụ cận.
UBND thành phố Đà Lạt đã ban hành một số văn bản phục vụ công tác quản lý và phát triển NHCN Rau Đà Lạt (ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý và sử dụng NHCN Rau Đà Lạt; ban hành quy trình, hồ sơ cấp, quản lý và sử dụng NHCN Rau Đà Lạt, ban hành quy chế tổ chức, nhân sự phục vụ công tác quản lý và sử dụng NHCN Rau Đà Lạt; ban hành quy định hình thái, mẫu mã sản phẩm mang NHCN Rau Đà Lạt).
- Đối với sản phẩm hoa Đà Lạt (đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng
bảo hộ):
Năm 2011, sản phẩm hoa Đà Lạt đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu chứng nhận “Hoa Đà Lạt” trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam tại Quyết định số 51964/QĐ-SHTT ngày 14/12/2011 ban hành kèm theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 177080. Nhãn hiệu chứng nhận Hoa Đà Lạt hiện nay được áp dụng đối với 11 loại hoa chủ lực của thành phố, đó là Địa lan, Cúc, Hồng, Cẩm chướng, Cát tường, Glay ơn, Lily, Đồng tiền, Hồng môn, Salem, Ngàn sao.
- Đối với sản phẩm Cà phê Cầu Đất Đà Lạt (đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ):
Đã tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng NHCN Cà phê Cầu Đất Đà Lạt theo quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016. Ngày 04/10/2017, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 69205/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm Cà phê Cầu Đất Đà Lạt. Trong đó, sản phẩm được chứng nhận bao gồm cà
95
phê nhân, cà phê bột thuộc loại cà phê Arabica. Đã tham mưu UBND thành phố Đà Lạt tổ chức lễ công bố quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Cầu Đất Đà Lạt. Tiến hành lễ trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu Cà phê Cầu Đất Đà Lạt cho UBND thành phố Đà Lạt, cấp thí điểm quyền sử dụng NHCN Cà phê Cầu Đất Đà Lạt cho 26 tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê Arabica tiêu biểu trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Đối với sản phẩm Hồng Đà Lạt (đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ):
Đã tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng NHCN Hồng Đà Lạt theo quyết định số 900/QĐ-UBND ngày 15/5/2018. Ngày 15/5/2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 33181/QĐ -SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm Hồng Đà Lạt. Trong đó, sản phẩm được chứng nhận bao gồm Trái hồng tươi và trái hồng sấy khô. Đã tham mưu UBND thành phố Đà Lạt tổ chức lễ công bố quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Hồng Đà Lạt. Tiến hành lễ trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu Hồng Đà Lạt cho UBND thành phố Đà Lạt, cấp thí điểm quyền sử dụng NHCN Hồng Đà Lạt cho 40 tổ chức, cá nhân sản xuất Hồng trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Đối với sản phẩm Dâu tây Đà Lạt (đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ):
Đã tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quy chế quản lý và sử dụng NHCN Dâu tây Đà Lạt theo quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 15/05/2018. Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 33180/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm Dâu tây Đà Lạt. Trong đó, sản phẩm được chứng nhận bao gồm Trái Dâu tây tươi. Đã tham mưu UBND thành phố Đà Lạt tổ chức lễ công bố quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Dâu tây Đà Lạt. Tiến hành lễ trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu Dâu tây Đà Lạt cho UBND thành phố Đà Lạt, cấp thí điểm quyền sử dụng NHCN Dâu tây Đà Lạt cho 22 tổ chức, cá nhân sản xuất Dâu tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Xây dựng và định vị thương hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt Kết tinh kỳ diệu từ đất lành:
Có thể nói, việc bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho 05 sản phẩm nêu trên đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, yêu cầu của UBND tỉnh đặt ra là làm sao để có thể huy động được nguồn lực tổng thể, có định hướng, kế hoạch, Chương trình hành động, phát
96
triển chung cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương mang thương hiệu Đà Lạt. Theo đó tỉnh Lâm Đồng đầu tư xây dựng, phát triển thương hiệu: “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đối với 04 sản phẩm “Rau, hoa, cà phê Arabica và dịch vụ du lịch canh nông” nhằm thúc đẩy các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương phát triển, thu hút du khách với sứ mệnh, mang những điều kỳ diệu kết tinh từ miền đất đặc biệt đến với mọi người.
Đây là thương hiệu chung cho nông dân ở Đà Lạt và các vùng phụ cận có chung khí hậu, thổ nhưỡng sản xuất nông sản công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn nông sản sạch Thương hiệu ‘Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’ mở một con đường lớn để nông sản sạch vùng đất cao nguyên định vị trên thị trường trong nước và dần bước ra thị trường quốc tế.
Ngày 08/8/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch số 5117/ KH-UBND về hành động phát triển và quảng bá thương hiệu ‘Đà Lạt – kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với các nội dung cơ bản sau đây:
- Mục tiêu: xây dựng thương hiệu nông sản, quảng bá nông sản, du lịch canh nông Lâm Đồng trở thành thương hiệu số 1 tại Việt Nam.
- Phạm vi thực hiện: Thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một số xã của huyện Lâm Hà theo ranh giới quy hoạch được phê duyệt theo Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nội dung
- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá thương hiệu: Sản phẩm, khách hàng, thị trường, kiểm tra và giám sát chiến dịch truyền thông;
- Quản lý thương hiệu: Thành lập ban quản lý, thực hiện đăng ký bảo hộ, cấp quyền thương hiệu, dần chuyển tiếp việc sử dụng các nhãn hiệu chứng nhận đơn lẻ sang thương hiệu chung “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”;
- Quản lý chất lượng sản phẩm: Xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, hỗ trợ các đầu mối thu mua, hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân chuẩn hóa sản phẩm, các cơ quan nhà nước tiến hành giám sát, tổ chức mô hình kiểm tra nhanh, hình thành chuỗi liên kết;
97
- Nâng cao chất lượng thương hiệu du lịch canh nông: Truyền thông, quảng cáo, xây dựng quy định quản lý và khai thác kinh doanh mô hình du lịch, thực hiện ấn phẩm, clip quảng cáo, xây dựng cổng chào mô hình tuyến điểm, giới thiệu các chương trình lễ hội.
- Kinh phí thực hiện: trong giai đoạn 2017-2020 là 11.385 triệu đồng,,
trong đó:
– Công tác kiểm tra giám sát: 1.550 triệu đồng;
- Truyền thông, quảng bá thương hiệu: 9.835 triệu.
Thực hiện Quyết định số 1191/QĐ-UBND ngày 02/6/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”;
-
- UBND thành phố Đà Lạt đã giao phòng Kinh tế chịu trách nhiệm quản lý và phát triển thương hiệu “Đà Lạt – kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; tổ chức khảo sát, đánh giá và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho các tổ chức, cá nhân tại địa phương; tham mưu thực hiện hiệu quả công tác quản lý, phát triển, quảng bá thương hiệu của địa phương gắn với công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm;
- Phối hợp với Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Đơn Dương tập huấn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác cấp, quản lý và sử dụng NHCN “Đà Lạt
- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với các địa phương;
- Đến nay, thành phố Đà Lạt đã cấp quyền sử dụng NHCN “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho 420 tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện phụ cận (320 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm hoa Đà Lạt; 61 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm rau Đà Lạt; 23 tổ chứ c, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm cà phê Arabica; 10 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm Du lịch canh nông);
- Xây dựng Clip 60s, 120s, trang web: dalatkettinhkydieutudatlanh.vn.
3. Công tác phát triển thương hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại
3.1. Công tác quản lý và phát triển thương hiệu nông sản có thế mạnh
- Tổ chức công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu nông sản đặc trưng có thế mạnh của Đà Lạt thông qua chương trình Phiên chợ Rau Hoa (thuộc lễ hội Festival hoa Đà Lạt); để phục vụ quảng bá các nhãn hiệu nông sản đến với nhân dân và du khách khi đến với thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;
98
- Quán triệt đến các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố. Truyền thông, quảng bá đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh các sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông về thương hiệu “Đà Lạt – kết tinh kỳ diệu từ đất lành”;
- Phối hợp UBND các phường xã, Hội Nông dân, các đoàn thể chính trị xã hội tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân có tiềm năng hoặc đang hoạt động mô hình du lịch canh nông trên địa bàn nghiên cứu, đầu tư triển khai hoàn thiện theo các tiêu chí của 02 loại hình du lịch canh nông “Một điểm dừng” và “Tuyến điểm”. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tiến hành khảo sát thực tế, thẩm định chất lượng về điều kiện cơ sở vật chất, sản phẩm dịch vụ, quy mô tổ chức, chất lượng đội ngũ lao động qua đó đánh giá, lựa chọn 15 mô hình du lịch canh nông và đã được UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận;
- Thông báo đến các tổ chức, cá nhân đang sử dụng nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”, “Hoa Đà Lạt” về lộ trình, cách thức chuyển đổi sang sử dụng nhãn hiệu Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành để chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh và biện pháp sử dụng hết các bao bì, nhãn mác đã in ấn trong thời gian chuyển tiếp, tránh lãng phí cho doanh nghiệp và người sản xuất.
Hàng năm, phòng Kinh tế Đà Lạt có trách nhiệm tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị được cấp quyền sử dụng NHCN. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu đối với các sản phẩm được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu.
3.2. Công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại
Hàng năm thành phố Đà Lạt đã phối hợp với Sở Công thương Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Lâm Đồng và các sở, ngành liên quan tổ chức trung bình 3 – 4 chương trình kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tại các tỉnh, thành trong cả nước (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng T àu…) và thâm nhập các thị trường quốc tế như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc…
Một số doanh nghiệp tham gia đã ký kết các bản hợp đồng ghi nhớ, từ đó ký kết được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đối tác tại các địa phương khác (HTX Anh Đào, Công ty Trình Nhi, Công ty Đà Lạt GAP , Công ty Như T hảo Đà Lạt…).
Ngoài ra, để quảng bá và phát triển thương hiệu nông sản đặc trưng thế mạnh của Đà Lạt, thành phố Đà Lạt còn hỗ trợ các đơn vị đã được cấp quyền sử dụng NHCN bao bì, tem nhãn có sử dụng logo NHCN. Tuyên truyền, quảng bá
99
nhãn hiệu thông qua các phương tiện thông tin truyền thông như Đài PTTH Lâm Đồng, Đài TTTH Đà Lạt, thông tấn báo chí như báo Lâm Đồng, T uổi trẻ, T hanh Niên, các chuyên trang KHCN…
Việc tạo dựng và phát triển thương hiệu đối với sản phẩm chứng nhận được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ góp phần nâng cao giá trị thương phẩm của sản phẩm, nâng cao uy tín của người sản xuất, tạo ra hiệu quả kinh tế và tác động đáng kể đến các doanh nhiệp sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
II. Một số tồn tại, hạn chế
- Nhận thức của một số bộ phận đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh rau, hoa, cà phê Arabica, Hồng Đà Lạt, Dâu tây Đà Lạt trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận chưa quan tâm chú trọng đến vấn đề phát triển và sử dụng thương hiệu;
- Việc sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, một số đơn vị chưa sản xuất theo quy trình kỹ thuật như sản xuất theo tiêu chuẩn RAT, VietGAP… nên chưa đáp ứng được yêu cầu trong vấn đề cấp quyền sử dụng NHCN;
- Mặc dù hiện nay, đã có quy chế phối hợp giữa UBND thành phố Đà Lạt và các UBND các huyện phụ cận, tuy nhiên các huyện hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc quản lý và phát triển thương hiệu rau Đà Lạt nói chung và các thương hiệu khác nói riêng;
- Hiệp hội Hoa Đà Lạt hiện nay chưa phát huy được vai trò là một tổ chức nghề nghiệp trong công tác hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trồng, sản xuất và kinh doanh hoa;
- Công tác sơ chế, chế biến sản phẩm chưa được các đơn vị chú trọng, một số đơn vị sau khi được cấp quyền sử dụng NHCN chưa chú trọng đến việc in ấn logo trên bao bì sản phẩm do đơn vị mình sản xuất.
- Các biện pháp nâng cao giá trị các thương hiệu hàng nông sản trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong thời gian tới
1. Thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu:
- Thực hiện các phóng sự, chuyên mục quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình;
- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như in ấn brochure giới thiệu sản phẩm, nhãn hiệu chứng nhận…, sử dụng tem, logo nhãn hiệu chứng nhận… Xây dựng các pano tại các cửa ngõ ra vào thành phố nhằm quảng bá thương hiệu nông sản đến với du khách trong và ngoài nước;
100
- Thông qua Hội nông dân, các Hiệp hội, mặt trận đoàn thể tại địa phương tuyên truyền đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh nông sản trên địa bàn về nhãn hiệu chứng nhận, lợi ích cũng như hiệu quả khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Thực hiện công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị
trường
- Phối hợp giữa các ban ngành liên quan thực hiện việc tìm kiếm và mở rộng thị trường. Làm cầu nối giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng nông sản trên địa bàn với các hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn, chợ đầu mối;
- Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giữa các địa phương trên cả nước. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tham dự hội chợ, tìm kiếm và mở rộng thị trường ở các khu vực Miền Bắc và Miền Trung nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm đặc trưng thế mạnh được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ Đà Lạt.
3. Công tác quản lý chất lượng, hậu kiểm các sản phẩm mang thương
hiệu
-
- Tổ chức các đợt kiểm tra, hậu kiểm, phân tích mẫu các sản phẩm tại các đơn vị đã được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rau, hoa, cà phê, Hồng ăn trái, Dâu tây Đà Lạt trên địa bàn đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, từ đó việc sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn đi vào khuôn khổ, nề nếp. Đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, tăng thị phần và doanh thu cho sản phẩm nông sản Đà Lạt, bên cạnh đó còn tạo niềm tin cho người tiêu dùng;
- Các đơn vị đã được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có trách nhiệm thực hiện tốt các cam kết theo quy định để giữ vững uy tín của thương hiệu. Chủ động phát hiện những sai phạm trong hoặc ngoài cộng đồng sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và thông tin cho cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận có thể xử lý kịp thời.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Tăng cường công tác đào tạo tập huấn cho người nông dân, từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
101
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, sạch, theo tiêu chuẩn GAP, quy trình hữu cơ. Đảm bảo sản phẩm rau, hoa, cà phê, Hồng ăn trái, Dâu tây Đà Lạt của Đà Lạt đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và một số thị trường xuất khẩu.
- Tổ chức các buổi tham quan mô hình trồng trọt, các mô hình ứng dụng nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, các mô hình tưới tự động và tưới nhỏ giọt trong và ngoài thành phố.
- Phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện nhiều mô hình trình diễn các kỹ thuật canh tác, sử dụng giá thể, giống rau hoa mới, kỹ thuật chăm sóc, phân bón và phòng trừ dịch hại tổng hợp…
- Chú trọng đến công tác bảo quản, chế biến sản phẩm, không ngửng cải tiến kỹ thuật máy móc, trang thiết bị.
- Tiếp tục phát triển, định vị thương hiệu “Đà Lạt kết tinh từ đất lành” giai đoạn 2021-2025
Ngày 09/3/3021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch số 1386/
KH-UBND ban hành kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu:
- Phát triển thương hiệu “Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trở thành thương hiệu số 1 Việt Nam;
- Giai đoạn 2021-2025 có khoảng 880 tổ chức cá nhân được cấp quyền;
- Đẩy mạnh việc gắn logo nhãn hiệu trên sản phẩm truyền thông quảng bá đi kèm với sản phẩm mang thương hiệu;
- Tập trung nguồn lực phát triển sản phẩm mang thương hiệu.
Về kế hoạch nội dung và kế hoạch, bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh việc tuy ên truyền, quản lý chất lượng sản phẩm, kiểm tra giám sát, thì so với giai đoạn 2017 – 2020, giai đoạn 2021-2025 có một số điểm mưới sau:
- Về truyền thông: Lắp đặt các pano cỡ lớn trên các tuyến quốc lộ, đẩy mạnh truyền thông mạng xã hội, xây dựng tài liệu quảng bá đa ngôn ngữ để xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, kết hợp quảng bá thương hiệu thông qua các hội thảo, hội nghị và kết nối giao thương giữa Lâm Đồng và các tỉnh thành trong nước và ngoài nước;
- Về công tác quản lý thương hiệu: Thực hiện công tác hậu kiểm với việc chấp hành quy định của tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu và
102
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Đà lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đến các thị trườn chủ lực như Trung quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, Singapore …;
CẢM ƠN QUÝ BẠN ĐỌC ĐÃ GHÉ THĂM WEDSITE!