BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NHẬT BẢN

BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NHẬT BẢN

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

QUYỂN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 2

CHƯƠNG I. THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN 2

CHƯƠNG II – THAY ĐỔI VÀ YÊU CẦU THAY ĐỔI CÁN BỘ TOÀ ÁN 6

CHƯƠNG III – NĂNG LỰC KIỆN TỤNG 8

CHƯƠNG IV – NGƯỜI BÀO CHỮA VÀ TRỢ LÝ 9

CHƯƠNG V – QUYẾT ĐỊNH 14

CHƯƠNG VI – TÀI LIỆU VÀ TỐNG ĐẠT 15

CHƯƠNG VII – THỜI HẠN 18

CHƯƠNG VIII – LỆNH TRIỆU TẬP, TẠM GIAM VÀ ĐƯA VÀO TRẠI GIAM 18

CHƯƠNG IX – TẠM GIỮ VÀ KHÁM XÉT 29

CHƯƠNG X – THẨM TRA 36

CHƯƠNG XI – KIỂM TRA NHÂN CHỨNG 39

CHƯƠNG XII – GIÁM ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA 46

CHƯƠNG XIII – PHIÊN DỊCH VÀ BIÊN DỊCH 49

CHƯƠNG XIV – BẢO QUẢN CHỨNG CỨ 49

CHƯƠNG XV – CHI PHÍ TOÀ ÁN 50

CHƯƠNG XVI – BỒI THƯỜNG CÁC CHI PHÍ 51

QUYỂN II: SƠ THẨM 53

CHƯƠNG I – ĐIỀU TRA 53

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CÔNG TỐ 69

CHƯƠNG III: XÉT XỬ CÔNG KHAI 74

Phần 1: Chuẩn bị cho phiờn toà cụng khai và qui trỡnh xột xử cụng khai tại phiờn toà 74

Phần 2: Tố tụng để hoàn thành các vấn đề và bằng chứng 93

Mục 1: Tố tụng để hoàn thiện thủ tục trước khi xét xử cụng khai 93

Nhóm 1: Các quy định chung 93

CHƯƠNG IV: THỦ TỤC PHÁN QUYẾT NHANH 119

Mục 1. Đơn xin áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh 119

Mục 2. Những trường hợp ngoại lệ đặc biệt đối với việc chuẩn bị xét xử và thủ tục xét xử 120

Mục 3. Ngoại lệ đặc biệt của chứng cứ 122

Mục 4. Ngoại lệ đặc biệt của Phán quyết tại Phiên toà 122

QUYỂN III: KHÁNG CÁO 123

CHƯƠNG I : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 123

CƯƠNG II – KHÁNG CÁO KOSO 125

CHƯƠNG IV – KHÁNG CÁO Kokoku 135

QUYỂN IV: XÉT XỬ LẠI 139

QUYỂN V: KHÁNG CÁO NGOẠI LỆ 144

QUYỂN VI: THỦ TỤC RÚT GỌN 145

QUYỂN VII: THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH 147

QUYỂN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

(Mục đích của Bộ luật)

Điều 1: Mục đích của Bộ luật này là làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án cũng như áp dụng và thực thi việc trừng trị một cách nhanh chóng đối với các vụ án hình sự, trong khi vẫn xem xét đầy đủ đến việc duy trì phúc lợi công và đảm bảo nhân quyền đối với từng cá nhân.

CHƯƠNG I. THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN

(Thẩm quyền theo lãnh thổ)

Điều 2: Thẩm quyền theo lãnh thổ của Toà án được xác định bằng nơi xét xử, sinh quán hoặc trú quán của bị cáo hoặc nơi tội phạm bị phát hiện.

2.Một tội phạm xảy ra trên tàu của Nhật bản tại những địa điểm như quy định của đoạn trên có thể được đưa ra xét xử tại nơi tàu đó mang quốc tịch hoặc nơi mà tàu đó cập cảng sau khi tội phạm xảy ra.

3.Một tội phạm xảy ra trên tàu bay của Nhật Bản bên ngoài Nhật ngoài những nơi được mô tả như đoạn 1 ở trên sẽ được đưa ra xét xử tại Toà án nơi tàu bay đó hạ cánh (bao gồm cả nơi bốc cháy trên nước) sau khi tội phạm đã xảy ra.

(Nhập các vụ án có liên quan)

Điều 3: Trong trường hợp có vài vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của các Toà án khác nhau mà có liên quan với nhau thì một Toà án cấp cao có thể xét xử bằng cách nhập các vụ án đó với nhau.

(Phân chia các tiến trình tố tụng)

Điều 4: Một Toà án cấp cao có thể trong trường hợp nhiều vụ án có liên quan có thẩm quyền xét xử khác nhau mà đang bị tạm hoãn mà không cần phải nhập lại với nhau thì có thể chuyển cho Toà án cấp dưới để xét xử.

(Sát nhập các thủ tục)

Điều 5:Trong trường hợp có nhiều vụ án có liên quan đang bị tạm hoãn bởi một Toà án cấp cao và một Toà án cấp dưới thì Toà án cấp cao có thể, kể cả có thẩm quyền xét xử vụ án đó vẫn kiểm tra và phán quyết giao cho Toà án cấp dưới xét xử.

2.Khi một vụ án thuộc thẩm quyền xét xử đặc biệt của một Toà án cấp cao chưa được xét xử và ngoài ra có một vụ án có liên quan lại thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới thì Toà án cấp cao có thể phán quyết nhập vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp dưới vào vụ án của mình.

(Sát nhập thẩm quyền xét xử trong các vụ án có liên quan)

Điều 6:Trong trường hợp có nhiều vụ án thuộc thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ khác nhau có liên quan đến nhau

(Phân chia tố tụng)

Điều 7. Trường hợp nhiều vụ án có thẩm quyền theo lãnh thổ là khác nhau, đang bị tạm hoãn trước một toà án và không cần thiết phải thẩm tra đồng thời, toà án này có thể quyết định chuyển giao cho toà án khác có thẩm quyền.

(Nhập tố tụng)

Điều 8. Trường hợp nhiều vụ án có liên quan bị tạm hoãn trước các toà án khác nhau cùng có thẩm quyền đối với vấn đề, mỗi toà án có thể, theo yêu cầu của công tố viên hoặc bị cáo, quyết định nhập vào một toà án.

2. Khi quyết định của các toà án trong trường hợp của đoạn trên không đạt được sự đồng thuận, toà án cấp trên trực tiếp của các toà án có thể, theo yêu cầu của công tố viên hoặc bị cáo, quyết định nhập các vụ án vào một toà án.

(Các vụ án có liên quan)

Điều 9. Nhiều vụ án được cho là có liên quan trong các trường hợp sau:

(1) Trường hợp một người phạm nhiều tội;

(2) Trường hợp nhiều người cùng phạm một tội, hoặc một tội riêng biệt;

(3) Trường hợp nhiều người cùng âm mưu thực hiện một tội phạm.

2. Các tội như chứa chấp người phạm tội, che dấu chứng cứ, khai báo gian dối, dịch hoặc giám định sai, và tội phạm liên quan đến đồ vật bị mất cắp và tội phạm mà người chủ mưu phạm tội được cho là đã thực hiện với các đồng phạm.

(Một vụ án bị tạm hoãn trước nhiều toà án)

Điều 10. Trường hợp một vụ án bị tạm hoãn trước nhiều toà án mà thẩm quyền xét xử đối với vấn đề là khác nhau thì toà án cấp trên có quyền thẩm tra.

2. Toà án cấp trên có thể, theo yêu cầu của công tố viên hoặc của bị cáo, quyết định toà án cấp dưới có thẩm quyền thẩm tra.

Điều 11. Trường hợp một vụ án bị tạm hoãn trước nhiều toà án mà thẩm quyền xét xử đối với vấn đề là khác nhau thì toà án có việc truy tố đầu tiên có quyền thẩm tra.

2. Toà án cấp trên trực tiếp có thể, theo yêu cầu của công tố viên hoặc bị cáo, quyết định toà án có việc truy tố sau thẩm tra vụ án.

(Thực thi trách nhiệm ngoài thẩm quyền)

Điều 12. Toà án có thể, trường hợp cần thiết nhằm phát hiện các tình tiết, tiến hành các trách nhiệm bên ngoài quận thuộc thẩm quyền.

2. Các quy định tại đoạn trên được áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với một lãnh đạo toà án.

(Sai thẩm quyền và hiệu lực tố tụng)

Điều 13. Tố tụng không mất hiệu lực vì lí do sai thẩm quyền.

(Sai thẩm quyền và biện pháp khẩn cấp)

Điều 14. Toà án có thể, cho dù không có thẩm quyền, tiến hành các biện pháp cần thiết vì mục đích phát hiện các tình tiết trong trường hợp khẩn cấp.

2. Các quy định tại đoạn trên được áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với một lãnh đạo toà án.

(Yêu cầu chỉ định toà án phù hợp)

Điều 15. Công tố viên phải yêu cầu toà án cấp trên trực tiếp của toà án cấp sơ thẩm chỉ định toà án phù hợp trong các trường hợp sau:

(1) Trường hợp toà án phù hợp không thể được quyết định do sự mập mờ của thẩm quyền của toà án;

(2) Trường hợp không có toà án phù hợp khác liên quan đến trường hợp mà quyết định tuyên bố thẩm quyền không phù hợp có hiệu lực cuối cùng.

Điều 16. Khi không có toà án có thẩm quyền phù hợp theo luật, hoặc khi không thể khẳng định chắc chắn toà án này, Tổng công tố phải yêu cầu Toà án tối cao chỉ định toà án phù hợp.

(Yêu cầu chuyển giao)

Điều 17. Công tố viên phải yêu cầu toà án cấp trên trực tiếp chuyển giao cho toà án khác trong những trường hợp sau:

(1) Khi toà án có thẩm quyền không thể thực hiện quyền tư pháp vì các lý do pháp lý, hoặc các tình huống đặc biệt;

(2) Khi sợ rằng không thể duy trì việc xét xử công bằng và trong sạch liên quan đến tình cảm của người dân trong quận, khía cạnh của tố tụng, hoặc các tình huống khác.

2. Bị cáo cũng có thể yêu cầu chuyển giao cho toà án khác theo mỗi khoản của đoạn trên.

Điều 18. Tổng công tố phải, trường hợp cho rằng an ninh sẽ bị xâm phạm do bản chất của tội phạm, thái độ của người dân trong khu vực quận, hoặc các tình huống khác, nếu toà án có thẩm quyền đang tiến hành tố tụng, yêu cầu Toà án tối cao chuyển giao cho toà án khác.

(Chuyển giao vụ án)

Điều 19. Toà án có thể, khi thấy phù hợp, quyết định chuyển giao vụ án thuộc thẩm quyền cho toà án khác có thẩm quyền tương đương đối với vấn đề theo yêu cầu của công tố viên hoặc bị cáo, hoặc căn cứ vào thẩm quyền của chính mình.

2. Không được ra quyết định chuyển giao sau khi đã tiến hành thẩm tra chứng cứ.

3. Có thể kháng cáo ngay Kokoku quyết định chuyển giao hoặc từ chối yêu cầu chuyển giao bằng việc cho thấy nguyên nhân của việc này nếu lợi ích bị xâm hại nghiêm trọng do quyết định này.

CHƯƠNG II – THAY ĐỔI VÀ YÊU CẦU THAY ĐỔI CÁN BỘ TOÀ ÁN

(Lý do thay đổi)

Điều 20. Thẩm phán phải bị thay đổi trong những trường hợp sau:

(1) Là người bị hại;

(2) Là hoặc đã từng là người thân của bị cáo hoặc người bị hại;

(3) Là đại diện pháp lý, người giám sát của việc giám hộ, người quản lý trẻ vị thành niên, người giám sát việc quản lý trẻ vị thành niên, uỷ ban, hoặc người giám sát uỷ ban bị cáo hoặc người bị hại;

(4) Là nhân chứng hoặc giám định viên trong vụ án;

(5) Là đại diện, cố vấn, hoặc trợ lý cho bị cáo trong vụ án;

(6) Thực hiện các trách nhiệm của công tố viên hoặc sỹ quan cảnh sát trong vụ án;

(7) Tham gia vào quyết định theo Điều 266 khoản (2), lệnh rút gọn, quyết định tại cấp xét xử trước đó, phán quyết ban đầu trong các trường hợp tạm giam hoặc chuyển giao theo các quy định từ Điều 398 đến 400, và Điều 412 hoặc 413, hoặc trong hoạt động điều tra tạo thành cơ sở cho quyết định đó: Với điều kiện là không quy định nào tại đây được áp dụng trong trường hợp mà người này tham gia với tư cách một thẩm phán được trao quyền.

(Lý do thay đổi, người có quyền yêu cầu thay đổi)

Điều 21.

1. Trong trường hợp một Thẩm phán không được phép tiến hành thực thi nhiệm vụ của mình hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể không ra một phán quyết công bằng thì công tố viên hoặc bị cáo có quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán đó.

2. Một Luật sư biện hộ cũng có quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán thay mặt bị cáo. Theo đó, ông ta không được đưa ra bất kỳ điều gì mâu thuẫn với những nội dung bày tỏ của bị cáo.

(Thời hạn nộp đơn yêu cầu thay đổi)

Điều 22. Sau khi có đơn hoặc tuyên bố liên quan đến vụ án, không được yêu cầu thay đổi thẩm phán trên cơ sở lo sợ là người này có thể ra một phán quyết thiên vị: Với điều kiện là không quy định nào tại đây được áp dụng nếu chưa biết lý do yêu cầu thay đổi, hoặc sau đó mới biết lý do yêu cầu thay đổi.

(Quyết định việc thay đổi)

Điều 23. Khi một thẩm phán hoặc một thành viên hội đồng thẩm phán bị yêu cầu thay đổi, thì toà án nơi thẩm phán đó làm việc phải quyết định điều này. Trong trường hợp này, nếu toà án là toà án quận hoặc toà án gia đình, thì hội đồng thẩm phán ra quyết định.

2. Khi một trong các thẩm phán của toà án quận, hoặc toà án gia đình bị yêu cầu thay đổi, thì hội đồng thẩm phán của toà án nơi thẩm phán đó làm việc phải quyết định điều này: Với điều kiện là thẩm phán bị yêu cầu thay đổi cho rằng lý do yêu cầu thay đổi là có căn cứ vững chắc, quyết định phải được thiết kế là đã ban hành.

3. Thẩm phán bị yêu cầu thay đổi không được tham gia quyết định như đề cập tại hai đoạn trên.

4. Trường hợp toà án không quyết định do thẩm phán bị yêu cầu thay đổi xin rút lui thì toà án cấp trên trực tiếp ra quyết định.

(Thủ tục từ chối)

Điều 24. Đơn yêu cầu thay đổi rõ ràng nhằm mục đích trì hoãn tố tụng phải bị từ chối bằng quyết định. Trong trường hợp này, các quy định của đoạn 3 Điều trên không áp dụng. Điều này cũng áp dụng trong những trường hợp đơn yêu cầu thay đổi vi phạm quy định của Điều 22, hoặc thủ tục được thiết lập bởi các nguyên tắc của toà án, phải bị từ chối.

2. Trong trường hợp của đoạn trên, lãnh đạo toà án, một trong các thẩm phán của toà án quận hoặc toà án gia đình, hoặc thẩm phán toà án giản lược, đã bị yêu cầu thay đổi, có thể ra quyết định từ chối đơn yêu cầu thay đổi.

(Kháng cáo Kokoku ngay)

Điều 25. Có thể kháng cáo Kokoku ngay quyết định từ chối đơn yêu cầu thay đổi.

(Thay đổi và yêu cầu thay đổi thư ký toà)

Điều 26. Các quy định của Chương này trừ quy định của Điều 20 khoản (7) áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với thư ký toà.

2. Toà án nơi thư ký toà làm việc sẽ ra quyết định: Với điều kiện làm trong trường hợp Điều 24 đoạn 1, lãnh đạo toà án nơi thư kí toà làm việc có thể ra quyết định từ chối đơn yêu cầu thay đổi.

CHƯƠNG III – NĂNG LỰC KIỆN TỤNG

(Cán bộ tư pháp và đại diện việc kiện tụng)

Điều 27. Trường hợp bị can hoặc nghi can là cán bộ tư pháp, thì đại diện sẽ tham gia việc kiện tụng.

2. Nếu cán bộ tư pháp có hai hoặc nhiều hơn đại diện, thì mỗi người sẽ đại diện đối với hoạt động kiện tụng liên quan.

(Năng lực nhận thức và đại diện việc kiện tụng)

Điều 28. Trường hợp bị can hoặc nghi can không có năng lực nhận thức trong vụ án liên quan đến một tội phạm mà quy định của Điều 39 hoặc 41 Bộ luật Hình sự (Luật số 45, 1907) không áp dụng, thì đại diện pháp lí (nếu có hai người có thẩm quyền làm cha mẹ, thì giống nhau) phải hành động cho người này liên quan đến việc kiện tụng.

(Đại diện đặc biệt)

Điều 29. Trường hợp không có người đại diện cho bị can liên quan đến các quy định tại hai điều trên, phải chỉ định đại diện đặc biệt theo yêu cầu của công tố viên, hoặc theo thẩm quyền.

2. Trường hợp không có người đại diện cho bị can liên quan đến các quy định tại hai điều trên, và đã có yêu cầu của công tố viên, sỹ quan cảnh sát hoặc người liên quan, thì áp dụng giống như đoạn trên.

3. Đại diện đặc biệt tiến hành các chức năng cho đến khi có người đại diện cho bị can hoặc bị cáo liên quan đến việc kiện tụng.

CHƯƠNG IV – NGƯỜI BÀO CHỮA VÀ TRỢ LÝ

(Thời điểm chỉ định người bào chữa, người được quyền chỉ định)

Điều 30. Bị can hoặc bị cáo có thể chỉ định người bào chữa vào bất kì thời điểm nào.

2. Đại diện pháp lý, người giám hộ, vợ hoặc chồng, họ hàng trực hệ, anh chị em của bị can hoặc bị cáo có thể độc lập chỉ định người bào chữa.

(Tiêu chuẩn, người bào chữa đặc biệt)

Điều 31. Phải chỉ định người bào chữa trong số các luật sư.

2. Tại toà án giản lược, toà án gia đình, hoặc toà án quận, người không phải là luật sư, sau khi được toà án cho phép, có thể được chỉ định làm người bào chữa: Với điều kiện là tại toà án quận, các quy định trên chỉ áp dụng trong những trường hợp có một người bào chữa khác được chỉ định trong số các luật sư.

(Đơn yêu cầu chỉ định người bào chữa)

Điều 31-2. Bị can hoặc bị cáo có ý định chỉ định người bào chữa có thể yêu cầu Đoàn luật sư chỉ định người bào chữa.

2. Khi được yêu cầu chỉ định người bào chữa theo đoạn trên, Đoàn luật sự phải giới thiệu ngay người bào chữa trong số các luật sư thuộc biên chế của Đoàn.

3. Nếu không có người bào chữa theo đoạn trên thì Đoàn luật sư phải thông báo ngay cho người yêu cầu về điều này. Cũng áp dụng giống như vậy nếu luật sư được giới thiệu theo đoạn trên từ chối việc chỉ định của bị can hoặc bị cáo.

(Tính hợp pháp của việc chỉ định)

Điều 32. Việc chỉ định người bào chữa trước khi khởi tố có hiệu lực ở cấp sơ thẩm.

2. Việc chỉ định người bào chữa sau khi khởi tố được thực hiện ở tất cả các cấp.

(Người bào chữa chính)

Điều 33. Trường hợp có nhiều người bào chữa cho bị cáo, thì phải đề cử người bào chữa chính theo các nguyên tắc của toà án.

Điều 34. Thẩm quyền của người bào chữa chính quy định tại Điều trên tuân thủ các nguyên tắc của toà án.

(Giới hạn số người bào chữa)

Điều 35. Toà án có thể giới hạn số người bào chữa cho bị can hoặc bị cáo theo các nguyên tắc của toà án; Với điều kiện là, liên quan đến bị cáo, quy định trên chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt.

(Người bào chữa do nhà nước chỉ định)

Điều 36. Trường hợp bị cáo không thể chỉ định người bào chữa vì không đủ kinh phí hoặc vì lý do khác, thì toà án phải chỉ định người bào chữa cho bị cáo theo yêu cầu: Với điều kiện là điều này không áp dụng khi không phải bị cáo chỉ định người bào chữa.

(Cách thức bị cáo yêu cầu người bào chữa do nhà nước chỉ định)

Điều 36-2. Trừ trường hợp người bào chữa được yêu cầu theo Bộ luật này, để đưa ra yêu cầu theo Điều trên, bị cáo phải nộp một bản Báo cáo Phương tiện (ghi chi tiết tổng số tiền, tiền gửi và các tài sản khác theo quy định của Chính phủ thuộc sở hữu (sau đây gọi là “phương tiện”)).

(Điều kiện để bị cáo yêu cầu nhà nước chỉ định người bào chữa có các phương tiện không ít hơn số lượng tiêu chuẩn)

Điều 36-3. Trừ trường hợp người bào chữa được yêu cầu theo Bộ luật này, để bị cáo có các phương tiện không ít hơn số lượng tiêu chuẩn (có nghĩa là số lượng do Chính phủ quy định, đủ để trả phí và chi phí thuê người bào chữa có tính đến các chi phí sinh hoạt trung bình; sau đây được quy định tương tự) yêu cầu theo Điều 36; người này phải, trước đó, theo Điều 31-2 đoạn 1 yêu cầu Đoàn luật sư trong phạm vi địa giới Toà án quận có thẩm quyền.

2. Đoàn luật sư nhận được yêu cầu theo Điều 31-2 đoạn 1 theo quy định của đoạn trên phải, nếu thông báo theo quy định của đoạn 3 Điều này, thông báo cho Toà án quận như quy định tại đoạn trên hoặc toà án nơi vụ án đang bị tạm hoãn.

Điều 37. Toà án có thể chỉ định người bào chữa theo thẩm quyền khi không có người bào chữa cho bị cáo trong các trường hợp dưới đây:

(1) Bị cáo là người chưa thành niên;

(2) Bị cáo từ đủ mười bảy tuổi trở lên;

(3) Bị cáo bị câm hoặc điếc;

(4) Khi nghi ngờ là bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc không có khả năng nhận thức;

(5) Khi thấy cần vì những lý do khác.

(Bị cáo không thể chỉ định người bào chữa yêu cầu nhà nước chỉ định người bào chữa)

Điều 37-2. Trường hợp ra lệnh đưa người vào trại giam đối với bị can liên quan đến vụ án có mức hình phạt tử hình, tù khổ sai hoặc chung thân hoặc thời hạn tối đa không quá ba năm, nếu bị can không thể chỉ định người bào chữa vì không đủ kinh phí hoặc vì lý do khác, thẩm phán phải, sau khi có yêu cầu, chỉ định người bào chữa cho bị can. Với điều kiện là điều này không áp dụng trong trường hợp người không phải là bị can đã chỉ định người bào chữa, hoặc trường hợp bị can được trả tự do.

2. Bị can bị đưa vào trại giam liên quan đến trường hợp theo quy định của đoạn trên có thể đưa ra yêu cầu theo đoạn này.

(Cách thức bị can không thể chỉ định người bào chữa yêu cầu nhà nước chỉ định người bào chữa)

Điều 37-3. Để yêu cầu theo đoạn 1 Điều trên phải nộp một bản Báo cáo Phương tiện.

2. Để yêu cầu theo đoạn 1 Điều trên, bị can có các phương tiện không ít hơn mức tiêu chuẩn phải, trước đó, gửi yêu cầu theo Điều 31-2 đoạn 1 đến Đoàn luật sư trong khu vực Toà án quận có thẩm quyền nơi toà án có thẩm phán nhận yêu cầu đưa người vào trại giam làm việc.

3. Đoàn luật sư nhận yêu cầu theo Điều 31-2 đoạn 1 phù hợp với quy định tại đoạn trên phải, nếu thông báo theo quy định tại đoạn 3 Điều này, thông báo cho Toà án quận tại đoạn trên.

(Thẩm phán chỉ định người bào chữa theo thẩm quyền)

Điều 37-4. Trường hợp đã ban hành đưa người vào trại giam đối với bị can liên quan đến trường hợp đoạn 1 Điều 37-2 và cũng không có người bào chữa cho người này, nếu thẩm phán thấy cần thiết liên quan đến bị can gặp khó khăn do mất khả năng nhận thức đối với việc quyết định mời người bào chữa, chính thức chỉ định người bào chữa. Với điều kiện là điều này không áp dụng trong trường hợp trả tự do cho bị can.

(Thẩm phán căn cứ vào thẩm quyền của mình chỉ định thêm một thẩm phán)

Điều 37-5. Trường hợp khi người bào chữa được chỉ định hoặc đã được chỉ định theo quy định tại đoạn 1 Điều 37-2 hoặc Điều trên liên quan đến hình phạt tử hình, tù khổ sai hoặc tù chung thân, nếu thấy đặc biệt cần thiết, thẩm phán có thể chính thức chỉ định thêm một thẩm phán. Với điều kiện là điều này không áp dụng trong trường hợp trả tự do cho bị can.

Điều 38. Toà án, chánh án hoặc một thẩm phán phải chỉ định người bào chữa trong số các luật sư theo quy định của Bộ luật này.

2. Người bào chữa được chỉ định theo quy định của đoạn trên có thể đòi hỏi được thanh toán chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt và chi tiêu hàng ngày.

(Người bào chữa do nhà nước chỉ định không hợp pháp)

Điều 38-2. Việc thẩm phán chỉ định người bào chữa sẽ mất hiệu lực nếu bị can được trả tự do liên quan đến việc chỉ định. Với điều kiện là điều này không áp dụng nếu việc trả tự do được quyết định do hoãn thi hành lệnh đưa người vào trại giam.

(Từ chối người bào chữa)

Điều 38-3. Toà án có thể từ chối người bào chữa do toà án, chánh án hoặc thẩm phán phân công nếu thuộc một trong các khoản sau:

(1) Nếu không cần phân công do việc chỉ định người bào chữa hoặc lý do khác theo quy định của Điều 30;

(2) Nếu điều kiện là lợi ích của bị cáo và người bào chữa là đối nghịch nhau và việc người bào chữa tiếp tục trách nhiệm là không phù hợp;

(3) Nếu, do những khiếm khuyết về thể chất và tâm thần hoặc lý do khác, người bào chữa không thể thực hiện trách nhiệm, hoặc gặp khó khăn trong việc thực hiện trách nhiệm;

(4) Nếu, do người bào chữa vi phạm nghiêm trọng nhiệm vụ, việc tiếp tục trách nhiệm là không phù hợp;

(5) Nếu, do hành vi bạo lực hoặc đe doạ người bào chữa hoặc lý do khác thuộc về bị cáo, việc tiếp tục trách nhiệm là không phù hợp.

2. Để từ chối người bào chữa thì trước đó phải lắng nghe ý kiến người này.

3. Trong trường hợp từ chối người bào chữa thì không được hạn chế các quyền của bị cáo một cách bất hợp lý.

4. Trước khi khởi tố, việc từ chối người bào chữa do thẩm phán phân công phải do thẩm phán thực hiện. Trong trường hợp này, các quy định tại ba đoạn trên được áp dụng với những sửa đổi cần thiết.

(Phạt tiền phi hình sự)

Điều 38-4. Vì mục đích làm sai lệch phán quyết của toà án hoặc thẩm phán, người nào nộp bản Báo cáo Phương tiện đưa ra những dữ kiện sai liên quan đến phương tiện của mình thì bị phạt tiền phi hình sự không quá một trăm nghìn yên.

(Phỏng vấn bị can hoặc bị cáo)

Điều 39. Bị can hoặc bị cáo bị hạn chế về thể chất có thể, không có sự hiện diện của cán bộ, nói chuyện với người bào chữa hoặc bất kì người nào khác (đối với người không phải là luật sư, điều này chỉ áp dụng sau khi có sự cho phép đề cập tại đoạn 2 Điều 31), người sẽ trở thành người bào chữa sau khi có yêu cầu của người được quyền chỉ định người bào chữa, và có thể nhận tài liệu hoặc đồ vật từ người này.

2. Liên quan đến việc phỏng vấn và giao nhận đề cập tại đoạn trên, các biện pháp cần thiết nhằm ngăn không cho bị can hoặc bị cáo trốn thoát, tiêu huỷ hoặc che dấu chứng cứ, hoặc nhận các đồ vật có thể gây nguy hại đến sự giam giữ an toàn của bị can, bị cáo, có thể được quy định bởi luật và lệnh (bao gồm cả các nguyên tắc của toà án).

3. Công tố viên, thư kí văn phòng công tố hoặc cảnh sát (thanh tra hoặc nhân viên cảnh sát) có thể, trong trường hợp cần thiết cho việc điều tra, ấn định ngày, địa điểm và thời gian phỏng vấn hoặc giao nhận như đề cập tại đoạn 1 nói trên chỉ trước khi khởi tố: Với điều kiện là việc ấn định này không được hạn chế bất hợp lý các quyền của bị can nhằm chuẩn bị bài bào chữa.

(Đọc và sao chép tài liệu và chứng cứ)

Điều 40. Người bào chữa có thể đọc và sao chép tài liệu và chứng cứ liên quan đến vụ án tại toà án sau khi khởi tố: Với điều kiện là việc sao chụp chứng cứ phải được phép của chánh án.

2. Không vi phạm quy định tại đoạn trên, không được sao chép băng ghi âm, ghi hình quy định tại Điều 157-4 đoạn 3.

(Các quyền cụ thể)

Điều 41. Người bào chữa có thể độc lập tiến hành các hoạt động kiện tụng chỉ trong các trường hợp đặc biệt quy định trong Bộ luật này.

(Trợ lý)

Điều 42. Đại diện pháp lý, người giám hộ, vợ hoặc chồng, họ hàng trực hệ, anh chị em của bị cáo có thể vào bất kì thời điểm nào trở thành trợ lý.

2. Để trở thành trợ lý phải nộp đơn tại mỗi cấp.

3. Trợ lý có thể tiến hành các hoạt động kiện tụng của bị cáo nếu không trái với ý định rõ ràng của bị cáo: Với điều kiện là không quy định nào tại đây áp dụng trong các trường hợp đặc biệt quy định trong Bộ luật này.

CHƯƠNG V – QUYẾT ĐỊNH

(Phán quyết, quyết định, lệnh)

Điều 43. Trừ khi quy định khác trong Bộ luật này, phải ra phán quyết trên cơ sở tranh luận công khai.

2. Không cần ra quyết định hoặc lệnh trên cơ sở tranh luận công khai.

3. Liên quan đến việc ra quyết định hoặc lệnh, có thể thẩm tra các tình tiết nếu cần.

4. Việc thẩm tra đề cập tại đoạn trên có thể do thành viên hội đồng thẩm phán, hoặc thẩm phán được uỷ quyền tại toà án quận, toà án gia đình hoặc toà giản lược.

(Lý do ra quyết định)

Điều 44. Quyết định phải nêu lý do.

2. Không cần nêu lý do trong quyết định hoặc lệnh không được phép kháng cáo: Với điều kiện là các quy định nói trên không áp dụng đối với quyết định có thể bị phản đối theo quy định tại đoạn 2 Điều 428.

(Quyền của trợ lý thẩm phán)

Điều 45. Trợ lý thẩm phán có thể ra quyết định không phải phán quyết.

(Ghi chép nguyên văn)

Điều 46. Bị cáo hoặc bất kì người nào khác liên quan đến vụ kiện có thể yêu cầu chuyển giao ghi chép nguyên văn hoặc bản sao tóm tắt quyết định hoặc văn kiện được nêu trong quyết định.

CHƯƠNG VI – TÀI LIỆU VÀ TỐNG ĐẠT

(Tài liệu kiện tụng không công khai)

Điều 47. Tài liệu liên quan đến việc kiện tụng không được phép công khai trước khi mở phiên toà công khai: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong các trường hợp cần thiết vì lợi ích công và lý do khác và cho rằng phù hợp.

(Chuẩn bị và sắp xếp các văn kiện xét xử công khai)

Điều 48. Phải chuẩn bị văn kiện liên quan đến tố tụng tại phiên toà xét xử công khai.

2. Văn kiện của phiên toà công khai phải chứa đựng những vấn đề quan trọng liên quan đến việc xét xử vào ngày đó phù hợp với các nguyên tắc toà án.

3. Văn kiện của phiên toà công khai phải được sắp xếp ngay sau mỗi phiên xử, hoặc muộn nhất vào ngày ra phán quyết: Với điều kiện là điều này không áp dụng đối với văn kiện phải được làm tại phiên xét xử công khai, ngày ra phán quyết.

(Quyền của bị cáo được đọc văn kiện xét xử công khai)

Điều 49. Trường hợp bị cáo không có người bào chữa, thì có thể đọc văn kiện xét xử công khai phù hợp với các nguyên tắc của toà án. Nếu bị cáo không thể đọc, hoặc bị mù, thì có thể yêu cầu người khác đọc to văn kiện xét xử công khai.

(Không hoàn thiện văn kiện xét xử công khai và quyền của các bên)

Điều 50. Khi văn kiện xét xử công khai vẫn chưa được dàn xếp vào ngày xét xử công khai kế tiếp, thư kí toà án phải, căn cứ vào yêu cầu của công tố viên, bị cáo, hoặc người bào chữa, thông báo phác hoạ lời khai của nhân chứng hoặc các nhân chứng tại thời điểm xét xử trước đó hoặc vào thời điểm xét xử kế tiếp. Trong trường hợp này, khi công tố viên, bị cáo hoặc người bào chữa, phản đối tính chính xác của phác hoạ chứng cứ của nhân chứng hoặc các nhân chứng, tuyên bố có hiệu lực như vậy phải được đưa vào văn kiện.

2. Thư kí toà án phải, trường hợp văn kiện xét xử công khai được làm với sự vắng mặt của bị cáo và người bào chữa tại ngày xét xử công khai chưa được dàn xếp vào ngày xét xử công khai kế tiếp, thông báo cho bị cáo và người bào chữa người có mặt vào ngày xét xử công khai kế tiếp đối với các vấn đề quan trọng liên quan đến tố tụng xảy ra vào ngày xét xử công khai trước đó.

(Phản đối tuyên bố bằng văn kiện)

Điều 51. Công tố viên, bị cáo hoặc người bào chữa có thể phản đối tính chính xác của văn kiện tại phiên xét xử công khai. Trường hợp phản đối thì tuyên bố với hiệu lực này phải được đưa vào văn kiện.

2. Việc phản đối đề cập tại đoạn trên phải ít nhất được đưa ra trong vòng mười bốn ngày sau ngày xét xử công khai cuối cùng tại cấp đã nêu: Với điều kiện là liên quan đến văn kiện phải được làm vào ngày xét xử công khai có việc ra phán quyết, phải tiến hành phản đối trong vòng mười bốn ngày kể từ ngày hoàn tất việc dàn xếp.

(Khả năng chứng minh của các văn kiện)

Điều 52. Tố tụng xảy ra vào ngày xét xử công khai và được nêu trong văn kiện xét xử công khai chỉ có thể được chứng minh bằng những văn kiện này.

(Tiết lộ công khai hồ sơ tố tụng)

Điều 53. Bất kì ai cũng có thể đọc hồ sơ tố tụng sau khi kết thúc vụ án: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong những trường hợp không thể bảo đảm việc bảo quản hồ sơ tố tụng, hoặc có thể làm gián đoạn công việc của toà án hoặc văn phòng công tố.

2. Hồ sơ tố tụng của vụ án, tranh luận không công bố công khai, hoặc việc đọc hồ sơ bị cấm do nhìn chung là không phù hợp, không ảnh hưởng đến quy định của đoạn trên, không được phép đọc trừ các bên liên quan đến vụ án, hoặc người có lý do chính đáng liên quan đến việc đọc này, và đặc biệt có sự cho phép của người giữ hồ sơ.

3. Không được cấm đọc hồ sơ trong các trường hợp đề cập tại đoạn 2 Điều 82 Hiến pháp Nhật.

4. Việc bảo quản hồ sơ tố tụng và lệ phí đọc hồ sơ được quy định trong luật riêng.

(Miễn trừ đơn)

Điều 53-2. Các quy định của Luật liên quan đến việc Tiết lộ Thông tin do các Cơ quan Hành chính (Luật số 42 năm 1999) và Luật liên quan đến việc Tiết lộ Thông tin do các Thể chế Hành chính Độc lập (Luật số 140 năm 2001) không áp dụng đối với các tài liệu liên quan đến các vụ kiện và đồ vật bị tạm giữ.

2. Đối với thông tin các nhân có trong tài liệu liên quan đến các vụ kiện và đồ vật bị tạm giữ, các quy định của Chương IV Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân do các Cơ quan Hành chính (Luật số 58 năm 2003) và Chương IV Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân do Cán bộ Hành chính Tư pháp Độc lập, v.v… (Luật số 59 năm 2003) không áp dụng.

(Tống đạt)

Điều 54. Trừ khi các nguyên tắc của toà án có quy định khác, các quy định của luật và lệnh liên quan đến tố tụng dân sự (trừ các quy định liên quan đến việc tống đạt bằng thông báo công khai) áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc tống đạt tài liệu.

CHƯƠNG VII – THỜI HẠN

(Tính thời hạn)

Điều 55. Liên quan đến việc tính thời hạn bằng giờ, phải bắt đầu tính ngay; và nếu tính theo ngày, tháng, hoặc năm thì không bao gồm ngày đầu tiên: Với điều kiện là ngày đầu tiên của thời hiệu quy định phải được tính là ngày không có các giờ trong thời hạn.

2. Tháng và năm được tính theo lịch.

3. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn rơi vào Chủ nhật, Thứ bảy, ngày nghỉ quy định tại Luật Ngày nghỉ Quốc gia, ngày mùng 2 và 3 tháng một, hoặc bất kì ngày nào từ 29 đến 31 tháng 12, thì những ngày này không được tính trong thời hạn: Với điều kiện là điều này không áp dụng đối với thời hiệu.

(Gia hạn theo luật)

Điều 56. Thời hạn theo luật có thể được gia hạn theo các nguyên tắc của toà án phù hợp với khoảng cách giữa nơi ở hoặc nơi làm việc của người đi kiện và trụ sở toà án hoặc viện công tố, và để thuận tiện cho việc đi lại và giao tiếp.

2. Quy định tại đoạn trên không áp dụng đối với thời hạn kháng cáo quyết định.

CHƯƠNG VIII – LỆNH TRIỆU TẬP, TẠM GIAM VÀ ĐƯA VÀO TRẠI GIAM

(Triệu tập)

Điều 57. Toà án có thể triệu tập bị cáo, trong thời hạn hợp lý theo quy định của các nguyên tắc toà án.

(Tạm giam)

Điều 58. Toà án có thể tạm giam bị cáo trong các trường hợp sau:

(1) Bị cáo không có nơi ở cố định;

(2) Bị cáo không tuân theo lệnh triệu tập mà không có lý do chính đáng, hoặc có nguy cơ không tuân thủ lệnh này.

(Tính hợp pháp của việc tạm giam)

Điều 59. Bị cáo bị tạm giam phải được trả tự do trong vòng hai mươi bốn giờ từ thời điểm được đưa đến toà án: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong các trường hợp có lệnh đưa vào trại giam trong thời hạn đã nêu.

(Lý do và thời hạn tạm giam, gia hạn)

Điều 60. Toà án có thể tạm giam bị cáo nếu có lý do tin rằng người này đã thực hiện tội phạm và thuộc một trong các khoản sau:

(1) Bị cáo không có nơi ở cố định;

(2) Có đủ lý do để nghi ngờ là người này có thể tiêu huỷ hoặc che dấu chứng cứ;

(3) Bị cáo chạy trốn, hoặc có đủ căn cứ nghi ngờ là người này có thể trốn.

2. Thời hạn tạm giam là hai tháng kể từ ngày khởi tố. Trường hợp thật cần thiết để tiếp tục thời hạn này, thì có thể gia hạn mỗi tháng bằng quyết định nêu rõ lý do xác đáng: Với điều kiện là việc gia hạn này chỉ được thực hiện một lần trừ các trường hợp đề cập tại Điều 89 khoản (1), (3), (4) hoặc (6).

3. Các quy định tại đoạn 1 áp dụng chỉ trong các trường hợp bị cáo không có nơi ở cố định liên quan đến các trường hợp phạt tiền không quá ba trăm nghìn yên (hai mươi nghìn yên, vào thời điểm hiện tại, đối với các tội không quy định trong Bộ luật Hình sự, Luật liên quan đến việc Trừng phạt Hành vi Xâm phạm sức khoẻ và các hành vi khác (Luật số 60 năm 1926), và Luật điều chỉnh các Quy định Hình sự liên quan đến các vấn đề kinh tế (Luật số 4 năm 1944), tạm giữ hình sự, hoặc phạt tiền ít nghiêm trọng.

(Thông tin về việc tạm giam và vụ án)

Điều 61. Không được tạm giam bị cáo trừ khi và cho đến khi toà án đã thông báo cho bị cáo về vụ án và lắng nghe tuyên bố của người này: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong các trường hợp bị cáo bỏ trốn.

(Lệnh của toà án)

Điều 62. Việc triệu tập, tạm giữ hoặc tạm giam bị cáo phải được ban hành dưới hình thức lệnh triệu tập, lệnh tạm giữ hoặc tạm giam của toà án.

(Hình thức của lệnh triệu tập)

Điều 63. Lệnh triệu tập phải có tên và địa chỉ nơi ở của bị cáo, ngày xảy ra tội phạm, thời gian và địa điểm trình diện cũng như tuyên bố với hiệu lực là lệnh tạm giam có thể ban hành nếu bị cáo không trình diện mà không có lý do chính đáng, và các vấn đề khác do các nguyên tắc của toà án quy định; ký tên và đóng dấu của chánh án hoặc lãnh đạo toà án.

(Hình thức của Lệnh tạm giữ hoặc tạm giam)

Điều 64. Lệnh tạm giữ hoặc tạm giam phải có tên và địa chỉ nơi ở của bị cáo, tội phạm, sơ bộ cáo buộc, nơi sẽ đưa người này đến và thiết chế hình sự nơi tạm giam người này, thời hạn có hiệu lực, tuyên bố với hiệu lực là sau khi hết thời hạn nói trên lệnh sẽ không được thi hành và bị trả lại, ngày ban hành, và những vấn đề khác do các nguyên tắc của toà án quy định, và có ký tên và đóng dấu của chánh án hoặc lãnh đạo toà án.

2. Trường hợp không biết tên của bị cáo, thì có thể miêu tả diện mạo, vóc dáng, hoặc các đặc điểm khác cho phép nhận dạng người này.

3. Trường hợp không biết nơi ở của bị cáo thì không cần nêu trong lệnh.

(Thủ tục triệu tập)

Điều 65. Phải tống đạt lệnh triệu tập.

2. Trường hợp bị cáo đã nộp đơn nói rằng sẽ trình diện vào ngày đó, hoặc toà án đã ra lệnh bằng lời nói yêu cầu bị cáo trình diện vào ngày kế tiếp, thì có hiệu lực tương tự với việc tống đạt lệnh triệu tập. Trường hợp toà án đã ra lệnh bằng lời nói yêu cầu trình diện thì hiệu lực này phải được nêu trong văn kiện.

3. Bị cáo bị tạm giam trong một thiết chế hình sự thuộc quyền quản lý của toà án có thể được triệu tập bằng một thông báo cho cán bộ của thiết chế hình sự đó (có nghĩa là giám đốc thiết chế hình sự hoặc cán bộ do giám đốc phân công). Trong trường hợp này, lệnh triệu tập được cho là đã tống đạt vào thời điểm khi bị cáo được cán bộ thiết chế hình sự thông báo.

(Phân công việc ra lệnh tạm giam)

Điều 66. Toà án có thể giao một thẩm phán toà án quận, toà án gia đình, hoặc toà giản lược tại địa điểm nơi tìm thấy bị cáo, tạm giam người này.

2. Về phần mình, thẩm phán được phân công có thể giao cho một thẩm phán tại toà án quận, toà án gia đình hoặc toà giản lược khác được uỷ quyền chấp nhận việc phân công này.

3. Trường hợp thẩm phán được phân công không có thẩm quyền đối với vấn đề được phân công, thì có thể chuyển giao việc phân công cho một thẩm phán toà án quận, toà án gia đình hoặc toà giản lược khác được uỷ quyền chấp nhận việc phân công này.

4. Thẩm phán được phân công, hoặc chấp nhận việc chuyển giao này phải ban hành lệnh tạm giam.

5. Các quy định của Điều 64 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với lệnh tạm giam đề cập tại đoạn trên. Trong trường hợp này, tuyên bố có nội dung là lệnh được ban hành căn cứ vào việc phân công được nêu trong lệnh tạm giam.

(Thủ tục tạm giam theo phân công)

Điều 67. Thẩm phán căn cứ vào phân công đã ban hành lệnh tạm giam trong trường hợp Điều trên phải, trong vòng hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm khi bị cáo bị dẫn giải, thẩm tra thông tin cá nhân của người này.

2. Sau khi thẩm tra thông tin cá nhân của chính người này, bị cáo phải được trực tiếp gửi ngay đến toà án được chỉ định. Trong trường hợp này, thẩm phán được phân công ban hành lệnh tạm giam phải ấn định thời hạn để bị cáo có mặt tại toà án được chỉ định.

3. Trong trường hợp của đoạn trên, thời hạn được quy định trong Điều 59 phải được tính từ thời điểm bị cáo có mặt tại toà án được chỉ định.

(Lệnh triệu tập, lệnh áp giải, tạm giữ)

Điều 68. Toà án có thể, khi thấy cần, ra lệnh cho bị cáo có mặt hoặc đến nơi chỉ định. Trường hợp bị cáo không tuân thủ lệnh này mà không có lý do chính đáng thì có thể bị tạm giữ. Trong trường hợp này thời hạn đề cập tại Điều 59 phải được tính từ thời điểm bị cáo được đưa đến địa điểm này.

(Quyền của chánh án)

Điều 69. Chánh án có thể, trong trường hợp khẩn cấp, tiến hành các biện pháp được quy định từ Điều 57 đến 62, các Điều 65, 66, và Điều trên, hoặc ra lệnh cho một thành viên trong hội đồng làm việc này.

(Thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam – đưa người vào trại giam)

Điều 70. Lệnh tạm giữ hoặc tạm giam phải được thi hành bởi thư kí của văn phòng công tố hoặc cảnh sát dưới sự chỉ huy của công tố viên: Với điều kiện là trong trường hợp khẩn cấp, chánh án, lãnh đạo toà án, hoặc thẩm phán toà án quận, toà án gia đình hoặc toà giản lược có thể ra lệnh thi hành lệnh này.

2. Lệnh đưa bị cáo vào một thiết chế hình sự phải được cán bộ thiết chế hình sự đó dưới quyền của công tố viên thi hành.

(Thi hành lệnh tạm giữ hoặc tạm giam ngoài phạm vi quyền tài phán; uỷ thác thi hành)

Điều 71. Thư kí văn phòng công tố hoặc cảnh sát có thể, khi cần, thi hành lệnh tạm giữ hoặc tạm giam bên ngoài phạm vi quyền tài phán, hoặc yêu cầu thư kí văn phòng công tố hoặc cảnh sát tại quận đó thi hành lệnh này.

(Điều tra bị cáo và uỷ thác thi hành lệnh tạm giữ hoặc tạm giam)

Điều 72. Trường hợp không biết nơi ở hiện thời của bị cáo, chánh án có thể uỷ quyền cho công tố viên trưởng điều tra và thi hành lệnh tạm giữ hoặc tạm giam.

2. Công tố viên trưởng được uỷ quyền phải ra lệnh cho công tố viên thuộc phạm vi quyền tài phán tiến hành điều tra và áp dụng các thủ tục thi hành lệnh tạm giữ hoặc tạm giam.

(Thủ tục thi hành lệnh tạm giữ hoặc tạm giam)

Điều 73. Khi thi hành lệnh tạm giữ, sau khi cho bị cáo xem lệnh thì phải trực tiếp đưa bị cáo càng sớm càng tốt đến toà án được chỉ định hoặc bất kì nơi nào khác. Liên quan đến lệnh tạm giữ đề cập tại Điều 66 đoạn 4, bị cáo phải được đưa đến trước thẩm phán ban hành lệnh.

2. Khi thi hành lệnh tạm giam, bị cáo phải được trực tiếp đưa ngay đến thiết chế hình sự được chỉ định.

3. Trường hợp không thể cho xem lệnh tạm giữ hoặc tạm giam do không sẵn có và ở trong tình trạng khẩn cấp, không vi phạm quy định của hai đoạn trên, có thể thi hành lệnh bằng cách thông báo cho bị cáo sơ bộ cáo buộc và lệnh được ban hành: Với điều kiện là phải cho xem lệnh này càng sớm càng tốt.

(Tạm thời giam giữ với sự áp giải của cảnh sát)

Điều 74. Trường hợp bị cáo thi hành lệnh tạm giữ hoặc tạm giam bị cảnh sát áp giải, và thấy cần, thì có thể tạm thời giam giữ người này tại một thiết chế hình sự gần nhất.

(Giam giữ bị cáo bị tạm giữ)

Điều 75. Trường hợp bị cáo thi hành lệnh tạm giữ đã bị dẫn giải, và thấy cần, thì có thể bị giam giữ tại một thiết chế hình sự.

(Bị cáo bị tạm giữ và việc thông báo cáo buộc của người này và quyền chỉ định người bào chữa)

Điều 76. Khi bị cáo bị tạm giữ, thì phải thông báo ngay cho người này bản chất của cáo buộc hoặc các cáo buộc, và quyền chỉ định người bào chữa cũng như yêu cầu chỉ định người bào chữa trường hợp không thể thuê người bào chữa do không đủ kinh phí hoặc lý do khác: Với điều kiện là việc bị cáo đã chỉ định người bào chữa là đủ để thông báo bản chất của cáo buộc hoặc các cáo buộc.

2. Việc thông báo đề cập tại đoạn trên có thể do một thành viên hội đồng hoặc thư kí toà án tiến hành.

3. Trường hợp lệnh tạm giữ đã được ban hành theo các quy định của Điều 66 đoạn 4, thông báo đề cập tại đoạn 1 phải do thẩm phán ban hành lệnh tiến hành: Với điều kiện là thư kí toà có thể ra thông báo này.

(Tạm giam và thông báo quyền chỉ định người bào chữa)

Điều 77. Khi giam giữ bị cáo trừ trường hợp tiếp tục giam giữ sau khi bắt hoặc tạm giữ, người này phải được thông báo về quyền chỉ định người bào chữa và yêu cầu chỉ định người bào chữa trường hợp không thể thuê người bào chữa do không đủ tiền hoặc lý do khác: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong những trường hợp bị cáo đã chỉ định người bào chữa.

2. Trong các trường hợp đề cập tại Điều 61, bản chất của cáo buộc hoặc các cáo buộc phải được thông báo cho bị cáo ngoài những vấn đề được quy định trong đoạn trên ngay sau khi giam giữ người này: Với điều kiện là việc bị cáo đã chỉ định người bào chữa là đủ để thông báo về bản chất của cáo buộc hoặc các cáo buộc.

3. Các quy định của đoạn 2 Điều này phải áp dụng với những sửa đổi cần thiết liên quan đến thông báo đề cập tại hai đoạn trên.

(Đơn yêu cầu chỉ định người bào chữa)

Điều 78. Bị cáo bị tạm giữ hoặc tạm giam có thể làm đơn đến toà án, hoặc giám thị thiết chế hình sự hoặc người làm việc tại đó để chỉ định một luật sư, công ty luật hoặc đoàn luật sư làm người bào chữa: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong các trường hợp bị cáo đã chỉ định người bào chữa.

2. Toà án, hoặc giám đốc thiết chế hình sự hoặc người làm việc tại đó đã nhận đơn đề cập tại đoạn trên phải thông báo ngay cho luật sư hoặc đoàn luật sư do bị cáo chỉ định về điều này. Trường hợp bị cáo đã làm đơn chỉ định hai hoặc nhiều hơn các luật sư, công ty luật hoặc đoàn luật sư, thì phải thông báo cho một trong các luật sư, công ty luật hoặc đoàn luật sư về điều này.

(Tạm giam và thông báo cho người bào chữa)

Điều 79. Trường hợp bị cáo đã bị giam giữ, người bào chữa phải được thông báo ngay về điều này. Nếu bị cáo chưa chỉ định người bào chữa, một trong những người do người này chỉ định trong số đại diện pháp lý, người giám hộ, vợ hoặc chồng, họ hàng trực hệ, anh chị em phải được thông báo về điều này.

(Tạm giam và phỏng vấn)

Điều 80. Bị cáo bị giam giữ có thể trong phạm vi luật và lệnh phỏng vấn những người không thuộc diện quy định tại Điều 39 đoạn 1, hoặc nhận tài liệu hoặc đồ vật từ những người này. Điều tương tự cũng áp dụng đối với bị cáo bị giam giữ tại một thiết chế hình sự theo lệnh tạm giữ.

(Hạn chế việc phỏng vấn)

Điều 81. Trường hợp toà án có lý do tin rằng bị cáo có thể bỏ trốn, hoặc tiêu huỷ chứng cứ, thì có thể, căn cứ vào yêu cầu của công tố viên, hoặc theo thẩm quyền của mình, cấm bị cáo bị giam giữ giao tiếp với những người không thuộc diện quy định tại đoạn 1 Điều 39, hoặc thẩm tra tài liệu hoặc đồ vật khác phải được giao nộp và không được chấp nhận, hoặc có thể thu giữ chúng: Với điều kiện là toà án không được cấm hoặc thu giữ việc tiếp tế thức ăn.

(Yêu cầu tiết lộ lý do tạm giam)

Điều 82. Bị cáo bị giam giữ có thể yêu cầu toà án tiết lộ lý do tạm giam.

2. Người bào chữa, đại diện pháp lý, người giám hộ, vợ hoặc chồng, họ hàng trực hệ, anh chị em của bị cáo bị giam giữ, hoặc người có lợi ích liên quan khác cũng có thể đưa ra những yêu cầu đề cập tại đoạn trên.

3. Yêu cầu đề cập tại hai đoạn trên có hiệu lực trong trường hợp bảo lãnh, hoãn thi hành việc tạm giam, hoặc huỷ lệnh tạm giam, hoặc lệnh tạm giam hết hiệu lực.

(Tiết lộ lý do tạm giam)

Điều 83. Việc tiết lộ lý do tạm giam phải được tiến hành tại phiên toà công khai.

2. Phiên toà phải được mở với sự có mặt của thẩm phán và thư kí toà.

3. Không được mở phiên toà nếu không có sự có mặt của bị cáo và người bào chữa: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong trường hợp bị cáo không thể có mặt do bị ốm hoặc những lý do không thể tránh được khác và không có sự phản đối việc có mặt của bị cáo và người bào chữa.

Điều 84. Thẩm phán chủ toạ phải thông báo lý do tạm giam tại phiên toà công khai.

2. Công tố viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác có yêu cầu ngoài những gì đề cập bên trên có thể nêu quan điểm của mình: Với điều kiện là thẩm phán chủ toạ có thể, khi thấy phù hợp, ra lệnh góp ý bằng văn bản thay vì lời nói.

Điều 85. Thành viên hội đồng cũng có thể tiết lộ lý do tạm giam.

Điều 86. Trường hợp có hai hoặc nhiều hơn các yêu cầu liên quan đến việc tạm giam đề cập tại Điều 82, việc tiết lộ lý do tạm giam phải được nêu trong yêu cầu đầu tiên. Các yêu cầu khác sẽ bị huỷ bỏ bằng quyết định sau khi kết thúc việc tiết lộ lý do tạm giam.

(Huỷ bỏ việc tạm giam)

Điều 87. Toà án phải, khi lý do cần thiết cho việc tạm giam không còn tồn tại, ra quyết định huỷ việc tạm giam theo yêu cầu của công tố viên, bị cáo bị tạm giam, hoặc người bào chữa, đại diện pháp lý, người giám hộ, vợ hoặc chồng, họ hàng trực hệ, anh chị em của bị cáo, hoặc theo thẩm quyền.

2. Quy định tại Điều 82 đoạn 3 áp dụng với những sửa đổi cần thiết liên quan đến yêu cầu đề cập tại đoạn trên.

(Yêu cầu bảo lãnh)

Điều 88. Bị cáo bị tạm giam, hoặc người bào chữa, đại diện pháp lý, người giám hộ, vợ hoặc chồng, họ hàng trực hệ, anh chị em của bị cáo có thể yêu cầu bảo lãnh để trả tự do.

2. Quy định tại Điều 82 đoạn 2 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với yêu cầu tại đoạn trên.

Điều 89. Phải cho phép bảo lãnh theo yêu cầu trừ những trường hợp sau:

(1) Trường hợp bị cáo bị cáo buộc về một tội có thể bị tử hình, hoặc tù chung thân, tù khổ sai hoặc tù có thời hạn tối thiểu là hơn một năm;

(2) Trường hợp bị cáo trước đó đã bị kết án về một tội có thể bị tử hình, hoặc tù chung thân, tù khổ sai hoặc tù có thời hạn tối đa không quá mười năm;

(3) Trường hợp bị cáo đã nhiều lần phạm tội có thể bị phạt tù khổ sai hoặc tù có thời hạn tối đa hơn ba năm;

(4) Trường hợp có căn cứ hợp lý đủ để nghi ngờ là bị cáo có thể tiêu huỷ và che dấu chứng cứ;

(5) Trường hợp có căn cứ hợp lý đủ để nghi ngờ là bị cáo có thể gây thương tích cho thân thể hoặc gây thiệt hại cho tài sản của người bị thương hoặc người khác được cho là có hiểu biết cần thiết cho việc xét xử vụ án hoặc họ hàng của họ, hoặc có thể có hành động khác đe doạ họ;

(6) Trường hợp không biết địa chỉ nơi ở của bị cáo.

(Bảo lãnh theo thẩm quyền)

Điều 90. Toà án có thể, khi thấy phù hợp, cho phép bảo lãnh theo thẩm quyền.

(Huỷ bỏ việc bảo lãnh và tạm giam kéo dài không cần thiết)

Điều 91. Trường hợp tạm giam quá lâu, toà án phải theo yêu cầu của những người quy định tại Điều 88, hoặc theo thẩm quyền, huỷ bỏ việc tạm giam hoặc ra quyết định cho phép bảo lãnh.

2. Các quy định tại Điều 82 đoạn 3 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với yêu cầu đề cập tại đoạn trên.

(Bảo lãnh và quan điểm của công tố viên)

Điều 92. Toà án phải, trong khi quyết định cho phép bảo lãnh hoặc huỷ bỏ yêu cầu bảo lãnh, lắng nghe quan điểm của công tố vien.

2. Trừ các trường hợp do công tố viên yêu cầu, thi áp dụng giống với trường hợp của đoạn trên khi quyết định huỷ bỏ việc tạm giam: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.

(Điều kiện và tiền bảo lãnh)

Điều 93. Khi cho phép bảo lãnh thì phải ấn định số tiền bảo lãnh.

2. Tiền bảo lãnh phải có số lượng phù hợp đủ để đảm bảo sự có mặt của bị cáo có tính đến bản chất và hoàn cảnh của tội phạm, năng lực chứng minh của chứng cứ cũng như tính cách và tài sản của bị cáo.

3. Khi cho phép bảo lãnh, có thể ấn định các điều kiện hạn chế nơi ở của bị cáo hoặc biện pháp khác phù hợp.

(Thủ tục bảo lãnh)

Điều 94. Quyết định cho phép bảo lãnh không được thi hành trừ khi và cho đến khi đã trả tiền bảo lãnh.

2. Toà án có thể cho phép bất kì ai không phải người yêu cầu bảo lãnh trả tiền bảo lãnh.

3. Toà án có thể cho phép chứng khoán chuyển đổi hoặc thư bảo đảm của người không phải bị cáo mà toà án thấy phù hợp thay thế cho tiền bảo lãnh.

(Hoãn thi hành việc tạm giam)

Điều 95. Toà án có thể, nếu thấy phù hợp, quyết định hoãn thi hành việc tạm giam thông qua việc trả bị cáo cho họ hàng, các tổ chức tái hoà nhập và cải tạo hoặc tương tự, hoặc bằng cách hạn chế nơi ở của bị cáo.

(Huỷ bỏ việc bảo lãnh; tịch thu tiền bảo lãnh)

Điều 96. Toà án có thể, theo yêu cầu của công tố viên hoặc theo thẩm quyền, quyết định huỷ bỏ việc bảo lãnh hoặc hoãn thi hành việc tạm giam trong những trường hợp sau:

(1) Bị cáo được triệu tập nhưng không có mặt mà không có lý do chính đáng;

(2) Bị cáo đã bỏ trốn, hoặc có lý do đủ để nghi ngờ là bị cáo có thể bỏ trốn;

(3) Bị cáo đã tiêu huỷ hoặc che dấu chứng cứ, hoặc có lý do đủ để nghi ngờ là bị cáo có thể tiêu huỷ hoặc che dấu chứng cứ;

(4) Bị cáo đã gây thương tích hoặc cố gắng gây thương tích đến thân thể hoặc đã gây thiệt hại hoặc cố gắng gây thiệt hại cho tài sản của người bị thương hoặc người khác được cho là có hiểu biết cần thiết cho việc xét xử vụ án hoặc người thân của họ; hoặc bằng hành động khác đe doạ họ;

(5) Bị cáo đã vi phạm việc hạn chế nơi ở, hoặc các điều kiện khác do toà án quy định.

2. Toà án có thể, khi huỷ bỏ việc bảo lãnh, quyết định tịch thu toàn bộ hoặc một phần tiền bảo lãnh.

3. Sau khi đã tuyên hình phạt và phán quyết có hiệu lực, nếu người được bảo lãnh được triệu tập để thi hành hình phạt này nhưng không có mặt mà không có lý do chính đáng, hoặc khi người này bỏ trốn, thì theo yêu cầu của công tố viên, toàn bộ hoặc một phần số tiền bảo lãnh phải bị tịch thu.

(Kháng cáo và quyết định liên quan đến việc tạm giam)

Điều 97. Trường hợp liên quan đến vụ án, thời hạn kháng cáo chưa hết nhưng vẫn chưa kháng cáo, toà án phải quyết định gia hạn hoặc huỷ bỏ việc tạm giam, hoặc thực hiện hoặc huỷ bỏ việc bảo lãnh hoặc hoãn thi hành việc tạm giam.

2. Trường hợp có kháng cáo, hồ sơ tố tụng chưa đến toà phúc thẩm, toà án ra các quyết định đề cập tại đoạn trên phải quyết định phù hợp với các nguyên tắc của toà án.

3. Các quy định tại hai đoạn trên phải áp dụng với những sửa đổi cần thiết trong trường hợp tiết lộ lý do tạm giam.

(Huỷ bỏ việc bảo lãnh và thủ tục giam giữ)

Điều 98. Trường hợp quyết định huỷ bỏ việc bảo lãnh hoặc hoãn thi hành việc tạm giam, hoặc đã hết thời hạn hoãn thi hành việc tạm giam, thư kí văn phòng công tố, cảnh sát, hoặc cán bộ thiết chế hình sự phải, theo lệnh của công tố viên, giam giữ bị cáo tại thiết chế hình sự bằng cách cho người này xem bản sao lệnh tạm giam và quyết định huỷ bỏ việc bảo lãnh hoặc hoãn thi hành việc tạm giam, hoặc sao chép nguyên văn quyết định hoãn thi hành việc tạm giam trong thời hạn được ấn định.

2. Trường hợp không thể cho xem các tài liệu đề cập tại đoạn trên vì không sẵn có, và đang trong tình trạng khẩn cấp, bị cáo có thể, không ảnh hưởng đến các quy định tại đoạn này, bị giam giữ tại một thiết chế hình sự theo lệnh của công tố viên bằng cách thông báo cho họ là việc bảo lãnh hoặc hoãn thi hành lệnh tạm giam đã bị huỷ bỏ, hoặc đã hết thời hạn hoãn thi hành việc tạm giam: Với điều kiện là phải cho xem những tài liệu này càng sớm càng tốt.

3. Các quy định tại Điều 71 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc giam giữ quy định tại hai đoạn trên.

CHƯƠNG IX – TẠM GIỮ VÀ KHÁM XÉT

(Lệnh giao nộp, tạm giữ)

Điều 99. Toà án có thể, khi thấy cần, thu giữ bất kì chứng cứ hoặc đồ vật nào thấy cần phải bị tịch thu: Với điều kiện là không quy định nào tại đây áp dụng trong những trường hợp được quy định cụ thể.

2. Toà án có thể chỉ ra những đồ vật cần bị thu giữ, và ra lệnh cho chủ sở hữu, người chiếm hữu, hoặc trông coi đồ vật này giao nộp.

(Tạm giữ thư tín)

Điều 100. Toà án có thể tạm giữ hoặc yêu cầu giao nộp thư tín, đồ vật chuyển giao qua đường bưu điện, hoặc giấy tờ liên quan đến điện tín do bị cáo gửi hoặc nhận, thuộc sự quản lý hoặc lưu giữ của người điều hành hoạt đông kinh doanh truyền thông theo các điều kiện của luật hoặc pháp lệnh.

2. Thư tín, đồ vật vận chuyển bằng đường bưu điện, hoặc giấy tờ liên quan đến điện tín không thuộc quy định của đoạn trên, căn cứ vào các quy định của luật hoặc pháp lệnh, và thuộc quyền chiếm giữ hoặc định đoạt của người điều hành công việc kinh doanh truyền thông có thể, nếu tồn tại các tình huống đủ để liên hệ với vụ án, bị thu giữ hoặc yêu cầu giao nộp.

3. Trường hợp xử lý theo quy định tại hai đoạn trên, phải thông báo điều này cho người gửi hoặc nhận: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong các trường hợp có thể ngăn cản việc thông báo.

(Tạm giữ)

Điều 101. Có thể tạm giữ bất kì đồ vật nào do bị cáo hoặc người khác bỏ lại, hoặc do chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc quản lý tình nguyện giao nộp.

(Khám xét)

Điều 102. Toà án có thể, nếu thấy cần, khám xét thân thể, đồ vật hoặc nơi ở, hoặc bất kì nơi nào khác của bị cáo.

2. Đối với thân thể, đồ vật hoặc nơi ở, hoặc bất kì nơi nào khác của người không phải bị cáo, việc khám xét có thể được tiến hành nếu có những tình huống đủ để chỉ ra đồ vật cần bị tạm giữ.

(Bí mật công vụ và tạm giữ)

Điều 103. Bất kì đồ vật nào do cán bộ chính phủ quản lý có thể, trường hợp chính người này hoặc cơ quan nhà nước đó cam kết là đồ vật này thuộc bí mật công vụ, không bị tạm giữ trừ khi và cho đến khi có sự đồng ý của cơ quan giám sát này: Với điều kiện là cơ quan giám sát này không thể từ chối việc đồng ý trừ các trường hợp có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước.

Điều 104. Trường hợp những người sau đây đưa ra cam kết đề cập tại Điều trên, thì không thể tạm giữ trừ khi và cho đến khi có sự đồng ý của Quốc hội đối với những người đề cập tại khoản (1), và Nội các chính phủ đối với những người đề cập tại khoản (2):

(1) Người là hoặc đã từng là thành viên của Hạ viện hoặc Thượng viện;

(2) Người là hoặc đã từng là Thủ tướng hoặc Bộ trưởng.

2. Trong trường hợp của đoạn trên, Thượng viện, Hạ viện hoặc Nội các không thể từ chối việc đồng ý trừ các trường hợp có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước.

(Bí mật kinh doanh và tạm giữ)

Điều 105. Bác sĩ, nha sĩ, hộ sinh, y tá, luật sư (bao gồm cả luật sư tư vấn nước ngoài), nhân viên bản quyền, công chứng, cơ sở tôn giáo, hoặc bất kì ai ở vị trí này có thể từ chối việc tạm giữ những đồ vật được uỷ quyền quản lý trong quá trình hoạt động và liên quan đến bí mật của người khác: Với điều kiện là không áp dụng các quy định này nếu người uỷ quyền đã đồng ý, nếu việc từ chối tạm giữ được cho là lạm dụng quyền chỉ của bị cáo (trừ trường hợp bị cáo là người uỷ quyền), hoặc tồn tại những lý do quy định trong các nguyên tắc của toà án.

(Lệnh của toà)

Điều 106. Phải ban hành lệnh thu giữ hoặc khám xét liên quan đến việc thu giữ hoặc khám xét bên ngoài phòng xử án.

(Mẫu lệnh thu giữ hoặc khám xét)

Điều 107. Lệnh thu giữ hoặc khám xét phải có tên bị cáo, tội phạm, đồ vật cần thu giữ, hoặc địa điểm, thân thể, hoặc đồ vật cần bị khám xét, thời hạn có hiệu lực, và tuyên bố là sau khi hết thời hạn này thì không được thi hành và trả lại lệnh cũng như ngày ban hành lệnh, và các vấn đề được quy định trong các nguyên tắc của toà án; và phải ký tên, đóng dấu của chánh án.

2. Các quy định của Điều 64 đoạn 2 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với lệnh thu giữ hoặc khám xét đề cập tại đoạn trên.

(Thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét)

Điều 108. Lệnh thu giữ hoặc khám xét có thể được thi hành bởi thư kí văn phòng công tố hoặc cảnh sát dưới sự chỉ huy của công tố viên: Với điều kiện là trường hợp toà án thấy cần thiết phải bảo vệ bị cáo, chánh án có thể ra lệnh cho thư kí toà hoặc cảnh sát thi hành lệnh này.

2. Toà án có thể liên quan đến việc thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét ra chỉ thị bằng văn bản cho là phù hợp đối với người thi hành lệnh này.

3. Thành viên của hội đồng có thể ra chỉ thị đề cập tại đoạn trên.

4. Các quy định tại Điều 71 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét.

(Hỗ trợ việc thi hành)

Điều 109. Thư kí văn phòng công tố hoặc thư kí toà có thể, nếu thấy cần liên quan đến việc thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét, yêu cầu cảnh sát trợ giúp.

(Thi hành)

Điều 110. Phải cho người bị áp dụng biện pháp thu giữ hoặc khám xét xem lệnh.

(Các bước cần thiết cho việc tạm giữ và khám xét)

Điều 111. Liên quan đến việc thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét, có thể mở hoặc phá khoá hoặc dấu, hoặc tiến hành bất kì biện pháp nào khác cần thiết. Điều tương tự cũng áp dụng đối với việc thu giữ hoặc khám xét tiến hành tại phiên toà công khai.

2. Biện pháp đề cập tại đoạn trên có thể được tiến hành liên quan đến các đồ vật bị tạm giữ.

(Ngăn cấm việc đột nhập trong khi thi hành)

Điều 112. Trong khi thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét, bất kì ai bị cấm đột nhập hoặc rời khỏi những nơi mà không có sự cho phép này.

2. Bất kì ai không tuân thủ việc ngăn cấm này đề cập tại đoạn trên có thể bị trục xuất, hoặc đặt dưới sự giám sát cho đến khi thi hành xong.

(Sự có mặt của các bên liên quan)

Điều 113. Công tố viên, bị cáo hoặc người bào chữa có thể có mặt khi thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét: Với điều kiện là điều này không áp dụng đối với bị cáo bị tạm giữ.

2. Bất kì ai thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét phải thông báo trước cho người được quyền có mặt phù hợp với các quy định của đoạn trên về ngày, thời gian và địa điểm thi hành: Với điều kiện là các quy định trên không áp dụng nếu những người này trước đó đã công khai bày tỏ ý định không có mặt với toà án, hoặc tình thế cấp thiết đòi hỏi.

3. Toà án có thể, khi thấy cần thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét, yêu cầu bị cáo có mặt.

(Sự có mặt của người có trách nhiệm)

Điều 114. Trường hợp lệnh thu giữ hoặc khám xét cần được thi hành tại cơ quan nhà nước, thủ trưởng cơ quan đó hoặc bất kì ai làm việc tại đó phải được thông báo và yêu cầu có mặt khi tiến hành biện pháp này.

2. Trừ những trường hợp quy định tại đoạn trên, người cư trú, quản lý, hoặc bất kì ai khác làm việc tại địa điểm này phải, trường hợp lệnh thu giữ hoặc khám xét cần được thi hành tại nơi ở, hoặc nơi cư trú, toà nhà, hoặc tàu biển thuộc sự giám sát, được yêu cầu có mặt tại những nơi đó. Nếu không có những người này, người hàng xóm hoặc một cán bộ nhà nước địa phương được yêu cầu có mặt.

(Khám xét phụ nữ)

Điều 115. Trường hợp cần khám xét thân thể phụ nữ, thì phải yêu cầu một phụ nữ đã trưởng thành có mặt: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.

(Hạn chế thời gian)

Điều 116. Không thể đột nhập nơi ở, nơi cư trú, toà nhà, hoặc tàu biển thuộc sự giám sát trước khi mặt trời mọc hoặc sau khi mặt trời lặn vì mục đích thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét trừ khi trong lệnh có tuyên bố thi hành vào cả ban đêm.

2. Trường hợp việc thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét đã bắt đầu trước lúc mặt trời lặn, thì biện pháp này có thể tiếp tục sau khi mặt trời lặn.

(Ngoại lệ đối với việc hạn chế thời gian)

Điều 117. Không cần tuân thủ hạn chế đề cập tại đoạn 1 Điều trên liên quan đến việc thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét tại những địa điểm sau:

(1) Những nơi được cho là thường xuyên được sử dụng để đánh bạc, chơi số đề, hoặc các hành vi có thể gây tổn hại đến tập quán và đạo đức;

(2) Hộp đêm, nhà hàng, hoặc bất kì nơi nào khác nơi công chúng có thể ra vào cả vào ban đêm: Với điều kiện là chỉ trong những giờ mở cửa đối với công chúng.

(Không tiếp tục thi hành và các biện pháp cần thiết)

Điều 118. Nếu thấy cần thiết trong trường hợp không tiếp tục thi hành lệnh thu giữ hoặc khám xét thì phải đóng cửa hoặc giám sát những nơi này khi kết thúc việc thi hành lệnh.

(Ban hành giấy chứng nhận)

Điều 119. Nếu không có chứng cứ hoặc đồ vật cần phải tịch thu khi tiến hành khám xét thì phải ban hành giấy chứng nhận việc này theo yêu cầu của người bị khám xét.

(Bảng kê việc tạm giữ đồ vật)

Điều 120. Trường hợp đã tiến hành việc tạm giữ thì phải lập bảng kê các đồ vật này và chuyển cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc quản lý có đồ vật bị lấy mất, hoặc người làm việc tại địa điểm của những người này.

(Bảo quản hoặc tiêu huỷ đồ vật bị tạm giữ)

Điều 121. Liên quan đến bất kì đồ vật bị tạm giữ nào không thuận tiện cho việc vận chuyển hoặc bảo quản, đồ vật này có thể bị canh giữ hoặc thuộc sự trông coi của chủ sở hữu hoặc bất kì người nào khác nếu đồng ý.

2. Bất kì đồ vật bị tạm giữ nào nếu có lo ngại là sẽ gây nguy hiểm có thể bị tiêu huỷ hoặc vứt đi.

3. Các biện pháp đề cập tại hai đoạn trên có thể, trừ khi toà án có chỉ thị cụ thể, bị người thi hành lệnh thu giữ lấy đi.

(Giữ lại lợi nhuận do bán đồ bị tạm giữ)

Điều 122. Những đồ vật bị tạm giữ có thể bị tịch thu và có nguy cơ bị mất, tiêu huỷ, hoặc không thuận tiện cho việc gìn giữ có thể bị bán, và có thể giữ lại lợi nhuận có được.

(Trả lại hoặc tạm thời trả lại tài sản)

Điều 123. Phải ra quyết định trả lại bất kì đồ vật bị tạm giữ nào không cần phải giữ lại mà không phải đợi vụ án kết thúc.

2. Có thể tạm thời trả lại bất kì đồ vật nào bị tạm giữ theo yêu cầu của chủ sở hữu, người chiếm hữu, quản lý hoặc người giao nộp.

3. Phải lấy ý kiến của công tố viên, bị cáo hoặc người bào chữa liên quan đến quyết định đề cập tại hai đoạn trên.

(Trả lại tài sản bị ăn cắp cho người bị thương)

Điều 124. Bất kì tài sản bị đánh cắp nào bị tạm giữ mà không cần giữ lại, sau khi nghe ý kiến của công tố viên, bị cáo hoặc người bào chữa, được quyết định trả lại cho người bị hại mà không phải đợi đến khi kết thúc vụ án, chỉ khi lý do trả lại tài sản đã rõ.

2. Các quy định tại đoạn trên không loại trừ bất kì người có lợi ích nào đảm nhận quyền này phù hợp với tố tụng dân sự.

(Lãnh đạo toà án, thẩm phán được phân công)

Điều 125. Việc tạm giữ hoặc khám xét có thể do một thành viên trong hội đồng tiến hành, hoặc có thể giao cho một thẩm phán của toà án quận, toà án gia đình hoặc toà giản lược khác tại địa điểm này tiến hành.

2. Về phần mình thẩm phán được phân công có thể phân công một thẩm phán tại toà án quận, toà án gia đình hoặc toà giản lược khác có thẩm quyền chấp nhận việc phân công.

3. Thẩm phán được phân công có thể, nếu không có thẩm quyền đối với các vấn đề được giao, chuyển giao việc phân công này cho thẩm phán tại toà án quận, toà án gia đình hoặc toà giản lược khác có thẩm quyền chấp nhận việc phân công.

4. Liên quan đến việc tạm giữ hoặc khám xét do lãnh đạo toà án hoặc thẩm phán được phân công tiến hành, các quy định liên quan đến việc tạm giữ hoặc khám xét được toà án tiến hành phải áp dụng với những sửa đổi cần thiết: Với điều kiện là việc thông báo đề cập tại Điều 100 đoạn 3 phải do toà án thực hiện.

(Thi hành lệnh tạm giữ và khám xét bị cáo)

Điều 126. Thư kí văn phòng công tố hoặc cảnh sát có thể, trường hợp cần thiết để thi hành lệnh tạm giữ hoặc tạm giam, đột nhập nơi ở, nơi cư trú, toà nhà hoặc tàu biển bị giám sát, và có thể khám xét bị cáo. Trường hợp này không cần phải có lệnh khám xét.

Điều 127. Quy định tại các Điều 111, 112, 114 và 118 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc khám xét do thư kí văn phòng công tố hoặc cảnh sát tiến hành phù hợp với quy định tại Điều trên: Với điều kiện là trong trường hợp khẩn cấp thì không căn cứ và quy định của Điều 114 đoạn 2.

CHƯƠNG X – THẨM TRA

(Thẩm tra)

Điều 128. Toà án có thể, nếu cần thiết cho việc phát hiện sự thật, tiến hành thẩm tra hiện trường.

(Thanh sát và các biện pháp cần thiết)

Điều 129. Liên quan đến việc thẩm tra, kiểm tra thân thể, mổ tử thi, khai quật mộ phần, tiêu huỷ đồ vật, hoặc bất kì biện pháp nào khác cần thiết phải tiến hành.

(Giới hạn thời gian)

Điều 130. Không thể đột nhập nơi ở, nơi cư trú, toà nhà, hoặc tàu biển được canh gác trước khi mặt trời mọc hoặc sau khi mặt trời lặn vì mục đích thẩm tra trừ khi có sự đồng ý của cư dân, người trông coi hoặc bất kì ai làm việc tại địa điểm của những người này: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong trường hợp có lo sợ là không đạt được mục đích thẩm tra sau khi mặt trời mọc.

2. Trường hợp việc thẩm tra đã bắt đầu thì biện pháp này có thể tiếp tục sau khi mặt trời lặn.

3. Liên quan đến những địa điểm quy định tại Điều 117, không cần phải tuân theo những giới hạn đề cập tại đoạn 1 nói trên.

(Sự thận trọng khi kiểm tra thân thể, kiểm tra thân thể phụ nữ)

Điều 131. Liên quan đến việc kiểm tra thân thể, cần đặc biệt thận trọng về mặt phương pháp và không làm thiệt hại danh dự của một người sau khi xem xét giới tính, điều kiện sức khoẻ của người bị kiểm tra và những tình huống khác.

2. Trường hợp tiến hành kiểm tra thân thể phụ nữ, phải yêu cầu sự có mặt của bác sỹ hoặc một phụ nữ đã trưởng thành.

(Triệu tập để kiểm tra thân thể)

Điều 132. Toà án có thể triệu tập người không phải bị cáo đến trụ sở toà án hoặc bất kì nơi nào khác được chỉ định để kiểm tra thân thể.

(Không trình diện và phạt tiền phi hình sự)

Điều 133. Nếu người được triệu tập theo quy định của Điều trên không có mặt mà không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền phi hình sự không quá một trăm nghìn yên và phải bồi thường những chi phí phát sinh do không có mặt.

2. Có thể kháng cáo Kokoku ngay quyết định đề cập tại đoạn trên.

(Không có mặt và hình phạt)

Điều 134. Người nào được triệu tập theo quy định tại Điều 132 nhưng không có mặt mà không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền không quá một trăm nghìn yên hoặc bị giam giữ hình sự.

2. Người nào phạm tội quy định tại đoạn trên, tuỳ vào tình huống, thì bị phạt tiền và giam giữ hình sự.

(Không có mặt và tạm giữ)

Điều 135. Người nào không tuân thủ lệnh triệu tập đề cập tại Điều 132 có thể bị tái triệu tập hoặc tạm giữ.

(Áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc triệu tập và tạm giữ)

Điều 136. Quy định tại các Điều 62, 63 và 65 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc triệu tập quy định tại Điều 132 và Điều trên; và các Điều 62, 64, 66, 67, 70, 71 và Điều 73 đoạn 1, đối với việc tạm giữ đề cập tại Điều trên.

(Từ chối kiểm tra thân thể và phạt tiền phi hình sự)

Điều 137. Trường hợp bị cáo hoặc bất kì ai không phải bị cáo từ chối việc kiểm tra thân thể mà không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền phi hình sự không quá một trăm nghìn yên và bị ra lệnh bồi thường các chi phí phát sinh do việc từ chối.

2. Có thể kháng cáo Kokoku ngay quyết định đề cập tại đoạn trên.

(Từ chối kiểm tra thân thể và hình phạt)

Điều 138. Người nào từ chối kiểm tra thân thể mà không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền không quá một trăm nghìn yên hoặc bị giam giữ hình sự.

2. Người nào phạm tội đề cập tại đoạn trên có thể bị cả phạt tiền và giam giữ hình sự tuỳ vào tình huống.

(Bắt buộc kiểm tra thân thể)

Điều 139. Toà án có thể, nếu thấy rằng không có hiệu quả cho dù đã áp dụng việc phạt tiền phi hình sự hoặc chế tài hình sự đối với người từ chối kiểm tra thân thể, tiến hành kiểm tra thân thể người này bất chấp việc từ chối.

(Quy định liên quan đến việc kiểm tra thân thể bắt buộc)

Điều 140. Toà án trước đó phải lắng nghe quan điểm của công tố viên vào thời điểm áp dụng việc phạt tiền phi hình sự phù hợp với quy định tại Điều 137, hoặc tiến hành kiểm tra thân thể theo quy định tại Điều trên, và phải nỗ lực phù hợp nhằm biết lý do phản đối của người bị kiểm tra thân thể.

(Hỗ trợ thẩm tra)

Điều 141. Trường hợp cần thiết liên quan đến việc tiến hành thẩm tra, có thể yêu cầu cảnh sát hỗ trợ.

(Áp dụng với những sửa đổi cần thiết)

Điều 142. Quy định tại các Điều từ 112 đến 114, các Điều 118 và 125 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc thẩm tra.

CHƯƠNG XI – KIỂM TRA NHÂN CHỨNG

(Tiêu chuẩn của nhân chứng)

Điều 143. Trừ khi quy định khác trong Bộ luật này, toà án có thể kiểm tra bất kì ai với tư cách nhân chứng.

(Bí mật công vụ và tiêu chuẩn nhân chứng)

Điều 144. Liên quan đến bất kì tình tiết nào thuộc về một người là hoặc đã từng là cán bộ chính phủ, thì chính người này hoặc cơ quan này đã cam kết là tình tiết này thuộc bí mật công vụ, người này không bị kiểm tra với tư cách nhân chứng trừ khi và cho đến khi có sự đồng ý của cơ quan giám sát: Với điều kiện là cơ quan giám sát này không thể từ chối sự đồng ý trừ các trường hợp có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước.

Điều 145. Trường hợp người sau đưa ra cam kết đề cập tại Điều trên, người này không thể bị kiểm tra với tư cách nhân chứng nếu có sự đồng ý của Quốc hội trong trường hợp của người đề cập tại khoản (1) và của Nội các trong trường hợp người đề cập tại khoản (2):

(1) Người là hoặc đã từng là thành viên của Hạ viện hoặc Thượng viện;

(2) Người là hoặc đã từng là Thủ tướng hoặc Bộ trưởng.

2. Trong trường hợp của đoạn trên, Thượng viện, Hạ viện hoặc Nội các không thể từ chối việc đồng ý trừ những trường hợp có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước.

(Quyền từ chối khai báo)

Điều 146. Bất kì ai cũng có thể từ chối khai báo nếu lo sợ là có thể bị truy tố hoặc kết án.

(Quyền từ chối khai báo đối với người thân)

Điều 147. Bất kì ai cũng có thể từ chối khai báo nếu sợ là những người sau có thể bị truy tố hoặc kết án:

(1) Vợ hoặc chồng, họ hàng huyết thống trong phạm vi ruột thịt ba đời hoặc thân thuộc trong phạm vi ruột thịt đời thứ hai của người này hoặc một người có bất kì quan hệ ruột thịt nào như vậy với người này.

(2) Người giám hộ, giám sát việc giám hộ, hoặc người trông coi người này.

(3) Bất kì ai mà người này là người giám hộ, người giám sát việc giám hộ hoặc người trông coi.

(Ngoại lệ đối với điều trên)

Điều 148. Bất kì ai cho dù có quan hệ như đề cập tại Điều trên với một hoặc nhiều đồng phạm hoặc đồng bị cáo không thể từ chối khai báo liên quan đến các vấn đề chỉ liên hệ đến các đồng phạm hoặc đồng bị cáo khác.

(Bí mật kinh doanh và quyền từ chối khai báo)

Điều 149. Bác sĩ, nha sĩ, hộ sinh, y tá, luật sư (bao gồm cả luật sư tư vấn nước ngoài), nhân viên bản quyền, công chứng, cơ sở tôn giáo, hoặc bất kì ai ở hoặc đã ở những vị trí này có thể từ chối khai báo những tình tiết biết được trong quá trình công tác do được phân công và liên quan đến bí mật của người khác: Với điều kiện là không áp dụng các quy định này nếu người uỷ quyền đã đồng ý, nếu việc từ chối khai báo được cho là lạm dụng quyền chỉ của bị cáo (trừ trường hợp bị cáo là người uỷ quyền), hoặc tồn tại những lý do quy định trong các nguyên tắc của toà án.

(Vi phạm nghĩa vụ trình diện và phạt tiền phi hình sự)

Điều 150. Bất kì nhân chứng nào được triệu tập mà không trình diện và không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền phi hình sự không quá một trăm nghìn yên và có thể bị ra lệnh đền bù các chi phí phát sinh do không trình diện.

2. Có thể kháng cáo Kokoku ngay quyết định đề cập tại đoạn trên.

(Vi phạm nghĩa vụ trình diện và chế tài hình sự)

Điều 151. Bất kì ai được triệu tập với tư cách nhân chứng mà không có mặt và không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền không quá một trăm nghìn yên hoặc bị giam giữ hình sự.

2. Người nào phạm tội đề cập tại đoạn trên có thể, tuỳ vào tình huống, bị cả phạt tiền và giam giữ hình sự.

(Tái triệu tập, tạm giữ)

Điều 152. Bất kì nhân chứng nào không tuân thủ lệnh triệu tập có thể bị tái triệu tập hoặc tạm giữ.

(Áp dụng với những sửa đổi cần thiết)

Điều 153. Quy định tại các Điều 62, 63 và 65 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc triệu tập nhân chứng, và quy định tại các Điều 62, 64, 66, 67, 70, 71 và Điều 73 đoạn 1 đối với việc tạm giữ nhân chứng.

(Quản thúc nhân chứng)

Điều 153-2. Nếu thấy cần thiết trong trường hợp đưa nhân chứng đi thi hành lệnh tạm giữ với sự áp giải của cảnh sát hoặc đã dẫn giải người này thì có thể tạm thời quản thúc người này tại đồn công an gần nhất hoặc nơi khác phù hợp.

(Tuyên thệ)

Điều 154. Nhân chứng có thể bị yêu cầu tuyên thệ trừ khi Bộ luật này có quy định khác.

(Không thể tuyên thệ)

Điều 155. Bất kì ai không thể hiểu mục đích của việc tuyên thệ phải bị kiểm tra mà không phải tuyên thệ.

2. Trường hợp những người đề cập tại đoạn trên vẫn tuyên thệ thì không được loại trừ hiệu lực của lời khai trong tuyên bố nói trên.

(Khai báo các tình huống liên quan)

Điều 156. Nhân chứng có thể bị yêu cầu nói ra các vấn đề liên quan được rút ra từ các thực tế người này trải nghiệm.

2. Tuyên bố đề cập tại đoạn trên không bị loại trừ tính hợp pháp của lời khai cho dù có bản chất là lời khai của chuyên gia.

(Quyền của các bên được có mặt và kiểm tra)

Điều 157. Công tố viên, bị cáo hoặc người bào chữa có thể có mặt khi kiểm tra nhân chứng.

2. Ngày, giờ và địa điểm kiểm tra nhân chứng phải được thông báo trước cho người được quyền có mặt khi kiểm tra phù hợp với quy định tại đoạn trên: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong trường hợp những người này trước đó đã công khai biểu lộ ý định với toà án là không có mặt.

3. Những người quy định tại đoạn 1 nói trên có thể, nếu có mặt lúc kiểm tra nhân chứng, tiến hành kiểm tra nhân chứng này sau khi đã thông báo với thẩm phán phụ trách.

(Sự tham dự của nhân chứng)

Điều 157-2. Khi toà án kiểm tra nhân chứng, nếu cho rằng có khả năng nhân chứng cảm thấy quá lo lắng hoặc căng thẳng, xem xét độ tuổi, tình trạng trí óc và thể chất, hoặc bất kì tình huống nào khác của nhân chứng, lắng nghe quan điểm của công tố viên, bị cáo hoặc người bào chữa, thì có thể ra lệnh ra lệnh cho người phù hợp để giảm bớt sự lo lắng và căng thẳng và cho là không có nguy cơ làm cản trở việc kiểm tra của thẩm phán hoặc người liên quan trong vụ án hoặc tuyên bố của nhân chứng, hoặc gây ra những ảnh hưởng sai trái đến nội dung của tuyên bố ở cùng với nhân chứng trong khi nhân chứng này đưa ra tuyên bố.

2. Người được chỉ định tham dự cùng với nhân chứng theo quy định của đoạn trên không được, trong khi nhân chứng đưa ra tuyên bố, nói hoặc hành động theo cách thức làm ngăn cản việc kiểm tra của thẩm phán hoặc người liên quan trong vụ án hoặc tuyên bố của nhân chứng, hoặc gây ra những ảnh hưởng sai trái đến nội dung của tuyên bố.

(Biện pháp thực thi)

Điều 157-3. Toà án có thể, khi kiểm tra nhân chứng, tuỳ thuộc vào bản chất của tội phạm, độ tuổi, tình trạng trí óc và thể chất, quan hệ với bị cáo hoặc bất kì tình huống nào khác của nhân chứng, nếu cho rằng có nguy cơ gây áp lực quá nặng và cản trở sự bình yên của trí óc khi nhân chứng đưa ra tuyên bố với sự có mặt (bao gồm trường hợp như cách thức được quy định tại đoạn 1 Điều kế tiếp) của bị cáo, hoặc người bào chữa, thực hiện các biện pháp mà bị cáo và nhân chứng không thể đơn phương hoặc cùng nhau công nhận tình trạng của bên kia. Với điều kiện là liên quan đến bất kì biện pháp nào khiến cho bị cáo không thể nhận ra nhân chứng, thì có thể được thực hiện chỉ trong trường hợp có mặt người bào chữa.

2. Toà án có thể, khi kiểm tra nhân chứng, nếu thấy phù hợp, xem xét độ tuổi, tình trạng trí tuệ và thể chất, ảnh hưởng đến danh dự, và bất kì tình huống nào khác của nhân chứng, lắng nghe quan điểm của công tố viên, bị cáo hoặc người bào chữa, thực hiện biện pháp mà, giữa khách mời và nhân chứng này, họ không thể cùng nhau công nhận tình trạng của bên kia.

(Kiểm tra thông qua việc trao đổi hình ảnh và âm thanh)

Điều 157-4. Toà án có thể, khi kiểm tra những người đề cập sau đây, nếu thấy hợp lý, lắng nghe quan điểm của công tố viên, bị cáo hoặc người bào chữa, để nhân chứng có mặt tại nơi (giới hạn ở địa điểm ở cùng cơ sở với địa điểm nơi những người này có mặt) ngoài địa điểm nơi thẩm phán và những người liên quan đến vụ án có mặt để kiểm tra nhân chứng, và kiểm tra người này là nhân chứng không thể nói đồng thời công nhận tình trạng của bên kia thông qua việc trao đổi hình ảnh và âm thanh.

(1) Người bị thiệt hại do tội phạm hoặc tội phạm chưa đạt từ Điều 176 đến Điều 178-2, hoặc tội phạm tại Điều 181, các tội ở Điều 225 hoặc Điều 226-2 đoạn 3 Bộ luật Hình sự (giới hạn ở phần liên quan đến các mục đích tình dục hoặc cưới hỏi); Điều 227 đoạn 1 bộ luật này (giới hạn ở phần liên quan đến mục đích trợ giúp người thực hiện tội phạm theo Điều 225 hoặc Điều 226-2 đoạn 3) hoặc đoạn 3 (giới hạn ở phần liên quan đến mục đích tình dục) hoặc phần trước đây của Điều 241 Bộ luật Hình sự.

(2) Người bị thiệt hại của tội phạm theo Điều 60 đoạn 1 của Luật Trợ cấp Trẻ em (Luật số 164, 1947) hoặc tội phạm theo Điều 60 đoạn 2 của Luật này liên quan đến Điều 34 đoạn 1 khoản (9) của Luật này hoặc các tội phạm tại các Điều từ 4 đến 8 của Luật liên quan đến việc Trừng phạt các hành vi liên quan đến Mại dâm Trẻ em và Ảnh khiêu dâm Trẻ em và Bảo vệ Trẻ em (Luật số 52, 1999).

(3) Ngoài những người đề cập tại hai khoản trên, những người cho là có nguy cơ gây áp lực và ngăn cản sự bình yên của trí óc khi họ đưa ra tuyên bố tại địa điểm nơi thẩm phán và người liên quan đến vụ án, họ có mặt để kiểm tra nhân chứng căn cứ vào bản chất của tội phạm, độ tuổi, tình trạng trí óc và thân thể của nhân chứng, quan hệ với bị cáo, và bất kì tình huống nào khác.

2. Khi tiến hành kiểm tra nhân chứng theo phương pháp quy định tại đoạn trên, toà án có thể, trường hợp cho là nhân chứng này phải được yêu cầu đưa ra tuyên bố với tư cách nhân chứng liên quan đến tình tiết tương tự với tố tụng hình sự sau này, và nếu có được sự đồng ý của nhân chứng, lắng nghe quan điểm của công tố viên và bị cáo, hoặc người bào chữa, ghi lại việc kiểm tra và tuyên bố của nhân chứng cũng như tình trạng của phương tiện ghi (có nghĩa là phương tiện có thể đồng thời ghi lại hình ảnh và âm thanh).

3. Phương tiện ghi lại việc kiểm tra và tuyên bố của nhân chứng cũng như tình trạng của thiết bị này theo quy định tại đoạn trên phải là một phần của tuyên bố văn bản gắn kèm với hồ sơ xét xử.

(Triệu tập nhân chứng bên ngoài trụ sở toà án, kiểm tra hiện trường, quyền của các bên)

Điều 158. Toà án có thể, nếu thấy cần sau khi xem xét tầm quan trọng của nhân chứng, độ tuổi, nghề nghiệp, điều kiện sức khoẻ, các tình huống khác, và mức độ nghiêm trọng của vụ án và lắng nghe quan điểm của công tố viên và bị cáo hoặc người bào chữa, kiểm tra nhân chứng này bằng cách triệu tập người này ở bên ngoài trụ sở toà án, hoặc tại nơi có mặt người này.

2. Trong trường hợp của đoạn trên, toà án phải trước đó cho công tố viên, bị cáo và người bào chữa có hội biết các vấn đề kiểm tra.

3. Công tố viên, bị cáo hoặc người bào chữa có thể yêu cầu kiểm tra các vấn đề cần thiết ngoài những vấn đề kiểm tra đề cập tại đoạn trên.

Điều 159. Toà án phải, trường hợp công tố viên, bị cáo hoặc người bào chữa không có mặt lúc kiểm tra nhân chứng đề cập tại Điều trên, cho những người không có mặt cơ hội được biết nội dung tuyên bố của mình.

2. Trường hợp tuyên bố của nhân chứng đề cập tại đoạn trên gây bất lợi một cách không hề mong đợi đến bị cáo, thì bị cáo hoặc người bào chữa có thể tiếp tục yêu cầu kiểm tra các vấn đề cần thiết.

3. Toà án có thể, khi thấy các yêu cầu đề cập tại đoạn trên là không có cơ sở, huỷ bỏ.

(Từ chối tuyên thệ, khai báo và phạt tiền phi hình sự)

Điều 160. Nhân chứng, khi từ chối tuyên thệ hoặc khai báo mà không có lý do chính đáng, phải bị phạt tiền phi hình sự không quá một trăm nghìn yên và có thể bị ra lệnh bồi thường các chi phí phát sinh do việc từ chối.

2. Có thể kháng cáo Kokoku ngay quyết định đề cập tại đoạn trên.

(Từ chối tuyên thệ, khai báo và chế tài hình sự)

Điều 161. Bất kì ai từ chối tuyên thệ hoặc khai báo mà không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền không quá một trăm nghìn yên hoặc bị giam giữ hình sự.

2. Người nào phạm tội đề cập tại đoạn trên có thể, tuỳ vào tình huống, bị cả phạt tiền và giam giữ hình sự.

(Lệnh triệu tập, tạm giữ)

Điều 162. Toà án có thể, khi thấy cần, ra lệnh cho nhân chứng đến một địa điểm được chỉ định. Trường hợp nhân chứng không không tuân thủ lệnh này mà không có lý do chính đáng thì có thể bị tạm giữ.

(Lãnh đạo toà án, thẩm phán được phân công)

Điều 163. Thành viên hội đồng thẩm phán được uỷ quyền có thể thẩm tra nhân chứng bên ngoài trụ sở toà án, hoặc có thể giao cho thẩm phán toà án quận, toà án gia đình, hoặc toà án giản lược nơi bị cáo đang cư trú.

2. Về phần mình, thẩm phán được phân công có thể giao cho thẩm phán toà án quận, toà án gia đình hoặc toà án giản lược khác có thẩm quyền chấp nhận việc phân công.

3. Thẩm phán được phân công có thể, khi không có thẩm quyền liên quan đến những vấn đề được phân công, chuyển giao việc phân công này cho thẩm phán hoặc toà án quận, toà án gia đình hoặc toà án giản lược khác có thẩm quyền chấp nhận việc phân công này.

4. Thẩm phán được uỷ quyền hoặc được phân công liên quan đến việc thẩm tra nhân chứng tiến hành các biện pháp thuộc thẩm quyền toà án hoặc chánh án: Với điều kiện là toà án cũng có thể ra các quyết định tại các Điều 150 và 160.

5. Toà án có thể tiến hành các thủ tục tố tụng quy định tại Điều 158 đoạn 2 và 3, và Điều 159, không ảnh hưởng đến các quy định tại đoạn trên.

(Chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt của nhân chứng)

Điều 164. Nhân chứng có thể yêu cầu được chi trả chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt: Với điều kiện là điều này không áp dụng nếu từ chối tuyên thệ hoặc khai bào mà không có lý do chính đáng.

2. Nhân chứng phải trả lại các chi phí đã được thanh toán nếu không có mặt, hoặc từ chối tuyên thệ hoặc khai báo mà không có lý do chính đáng trường hợp người này đã nhận việc thanh toán các chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt.

CHƯƠNG XII – GIÁM ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

(Lời khai của chuyên gia)

Điều 165. Toà án có thể ra lệnh cho người có hiểu biết và kinh nghiệm tiến hành giám định.

(Tuyên thệ)

Điều 166. Phải yêu cầu chuyên gia tuyên thệ.

(Quản chế để chuyên gia giám định, lệnh quản chế)

Điều 167. Khi cần có chuyên gia giám định tình trạng tâm thần và thể chất của bị cáo, toà án có thể giữ bị cáo tại bệnh viện hoặc nơi phù hợp khác trong thời hạn cụ thể.

2. Có thể ban hành lệnh quản chế để chuyên gia giám định đối với việc quản chế quy định tại đoạn trên.

3. Trường hợp cần thiết phải quản chế như đề cập tại đoạn 1, toà án có thể ra lệnh cho cảnh sát canh giữ bị cáo theo yêu cầu của người quản lý bệnh việc hoặc nơi khác có bị cáo bị giam giữ, hoặc theo thẩm quyền.

4. Nếu cần, toà án có thể gia hạn hoặc rút ngắn thời hạn quản chế.

5. Trừ khi Bộ luật có quy định khác, các quy định liên quan đến việc quản chế phải áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc quản chế tại đoạn 1: Với điều kiện là các quy định liên quan đến bảo lãnh không áp dụng trong trường hợp này.

6. Việc quản chế đề cập tại đoạn 1 được coi là tạm giam liên quan đến việc tính số ngày tạm giam chờ quyết định.

Điều 167-2. Trường hợp lệnh quản chế để giám định chuyên gia được thi hành đối với bị cáo bị tạm giam, việc thi hành lệnh tạm giam được cho là đã bị tạm hoãn trong khi người này bị quản chế.

2. Khi huỷ bỏ biện pháp đề cập tại đoạn 1, hoặc thời hạn quản chế đã hết trong trường hợp đoạn trên, quy định tại Điều 98 được áp dụng với những sửa đổi cần thiết.

(Giám định chuyên gia, biện pháp cần thiết, cho phép)

Điều 168. Khi cần thiết liên quan đến việc giám dịnh, chuyên gia có thể vào nơi ở, hoặc nơi cư trú, toà nhà, hoặc tàu biển được canh gác, kiểm tra thân thể, mổ tử thi, khai quật mộ phần, hoặc tiêu huỷ đồ vật với sự cho phép của toà án.

2. Khi cho phép theo đoạn trên, toà án phải ban hành văn bản nêu tên bị cáo, tội phạm, nơi cần đột nhập, thân thể cần kiểm tra, tử thi cần mổ, mộ phần cần khai quật, hoặc đồ vật cần tiêu huỷ, và tên của chuyên gia, hoặc những vấn đề khác được quy định trong các nguyên tắc của toà án.

3. Toà án có thể quy định các điều kiện phù hợp đối với việc kiểm tra thân thể.

4. Chuyên gia phải cho người bị tiến hành các biện pháp tại đoạn 1 xem văn bản cho phép.

5. Các quy định tại ba đoạn trên không áp dụng đối với các biện pháp đề cập tại đoạn 1 do chuyên gia tiến hành tại phòng xử án.

6. Quy định tại các Điều 131, 137, 138 và 140 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc kiểm tra thân thể do chuyên gia tiến hành phù hợp với quy định tại đoạn 1.

(Thẩm phán được uỷ quyền)

Điều 169. Toà án có thể uỷ quyền cho một thành viên hội đồng thẩm phán tiến hành các biện pháp cần thiết liên quan đến việc giám định chuyên gia: Với điều kiện là điều này không áp dụng đối với các biện pháp quy định tại Điều 167 đoạn 1.

(Sự có mặt của các bên liên quan)

Điều 170. Công tố viên và người bào chữa có thể có mặt khi chuyên gian tiến hành việc giám định. Trong trường hợp này quy định tại Điều 157 đoạn 2 áp dụng với những sửa đổi cần thiết.

(Áp dụng với những sửa đổi cần thiết)

Điều 171. Trừ các quy định liên quan đến việc tạm giữ, các quy định tại Chương trên được áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc giám định của chuyên gia.

(Yêu cầu đối với thẩm phán liên quan đến việc kiểm tra thân thể)

Điều 172. Trường hợp người bị kiểm tra thân thể từ chối việc chuyên gia tiến hành kiểm tra theo quy định tại Điều 168 đoạn 1, chuyên gia có thể yêu cầu thẩm phán tiến hành biện pháp kiểm tra này.

2. Theo yêu cầu đề cập tại đoạn trên, thẩm phán có thể tiến hành kiểm tra thân thể theo quy định tại Chương X.

(Chi phí giám định chuyên gia)

Điều 173. Chuyên gia có thể yêu cầu trả chi phí giám định và nhận việc thanh toán hoặc giải ngân đối với các chi phí ngoài chi phí ăn ở, đi lại, và sinh hoạt.

2. Chuyên gia phải trả lại các chi phí đã nhận nếu không có mặt hoặc từ chối tuyên thệ hoặc giám định mà không có lý do chính đáng.

(Nhân chứng là chuyên gia)

Điều 174. Liên quan đến việc kiểm tra các tình tiết trong quá khứ có được bằng kiến thức đặc biệt, các quy định tại Chương trên áp dụng không ảnh hưởng đến các quy định của Chương này.

CHƯƠNG XIII – PHIÊN DỊCH VÀ BIÊN DỊCH

(Phiên dịch)

Điều 175. Trường hợp yêu cầu người không biết tiếng Nhật ra tuyên bố thì phải mời người phiên dịch.

Điều 176. Trường hợp yêu cầu người câm hoặc điếc ra tuyên bố thì phải mời người phiên dịch.

(Biên dịch)

Điều 177. Có thể yêu cầu biên dịch toàn bộ ký tự, dấu hiệu hoặc ký hiệu không phải tiếng Nhật.

(Áp dụng với những sửa đổi cần thiết)

Điều 178. Quy định tại Chương trên áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc biên dịch và phiên dịch.

CHƯƠNG XIV – BẢO QUẢN CHỨNG CỨ

(Yêu cầu bảo quản chứng cứ, thủ tục)

Điều 179. Trường hợp tồn tại các tình huống gây khó khăn cho việc sử dụng chứng cứ trừ khi trước đó đã tiến hành biện pháp bảo quản, bị can, bị cáo hoặc người bào chữa có thể yêu cầu thẩm phán tiến hành các biện pháp như tạm giữ, khám xét, thẩm tra, kiểm tra nhân chứng, hoặc giám định chuyên gia trước ngày xét xử công khai đầu tiên.

2. Sau khi nhận được yêu cầu đề cập tại đoạn trên, thẩm phán phải có quyền giống như toà án hoặc chánh án liên quan đến những biện pháp này.

(Đọc hoặc sao chụp tài liệu, chứng cứ)

Điều 180. Công tố viên hoặc người bào chữa có thể tại toà án đọc hoặc sao chụp tài liệu và chứng cứ liên quan đến các biện pháp đề cập tại đoạn 1 Điều trên: Với điều kiện là người bào chữa phải có được sự cho phép của thẩm phán liên quan đến việc sao chụp chứng cứ.

2. Không ảnh hưởng đến các quy định tại đoạn trên, bản ghi đề cập tại Điều 157-4 đoạn 3 không được sao chụp.

3. Bị can, bị cáo có thể tại toà án đọc tài liệu và chứng cứ đề cập tại đoạn 1 với sự cho phép của thẩm phán: Với điều kiện là điều này không áp dụng trường hợp đã chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo.

CHƯƠNG XV – CHI PHÍ TOÀ ÁN

(Chi phí do bị cáo chịu)

Điều 181. Khi bị xử phạt, bị cáo phải chịu toàn bộ hoặc một phần chi phí toà án: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong trường hợp rõ ràng là bị cáo không thể trả các chi phí này do không đủ kinh phí.

2. Bị cáo có thể phải chịu các chi phí phát sinh từ các nguyên nhân được cho là do bị cáo cho dù chưa có việc xử phạt.

3. Trường hợp chỉ có công tố viên kháng nghị, và kháng nghị đó bị từ chối hoặc rút lại, thì bị cáo có thể không phải chịu các chi phí toà án liên quan đến kháng nghị này: Với điều kiện là điều này không áp dụng đối với các chi phí phát sinh từ các nguyên nhân được cho là của bị cáo.

4. Bị can phải chịu chi phí phát sinh từ nguyên nhân được cho là của bị can nếu không có việc truy tố.

(Chi phí liên quan đến đồng phạm)

Điều 182. Những người đồng phạm có thể phải cùng nhau gánh chịu các chi phí toà án liên quan đến đồng phạm.

(Người khiếu nại chịu chi phí)

Điều 183. Trường hợp bị cáo được tuyên vô tội đối với vụ án truy tố căn cứ vào khiếu nại, tố cáo hoặc yêu cầu và người khiếu nại, tố cáo hoặc yêu cầu có lỗi vô ý trực tiếp hoặc cố ý thì những người này phải chịu chi phí.

2. Trường hợp không truy tố đối với vụ án có khiếu nại, tố cáo hoặc yêu cầu, nếu người khiếu nại, tố cáo hoặc yêu cầu có lỗi vô ý trực tiếp hoặc cố ý thì áp dụng tương tự đoạn trên.

(Rút kháng cáo và chi phí)

Điều 184. Trường hợp có kháng cáo hoặc xét xử lại, hoặc người không phải là công tố viên rút lại yêu cầu đối với quyết định chính thức thì người này phải chịu chi phí liên quan đến kháng cáo, xét xử lại hoặc quyết định chính thức.

(Quyết định đối với chi phí do bị cáo chịu)

Điều 185. Nếu bị cáo phải chịu chi phí toà án trường hợp có quyết định kết thúc tố tụng thì toà án phải ra quyết định theo thẩm quyền. Chỉ có thể nộp đơn kháng cáo quyết định này khi có kháng cáo quyết định đối với các vấn đề chính.

(Quyết định đối với chi phí do bên thứ ba chịu)

Điều 186. Trường hợp người không phải bị cáo phải chịu chi phí toà án khi có quyết định kết thúc tố tụng, thì có thể ban hành các quyết định riêng rẽ theo thẩm quyền. Có thể kháng cáo Kokoku ngay quyết định này.

(Khi không có quyết định nào được tuyên)

Điều 187. Trường hợp gánh chịu chi phí khi kết thúc tố tụng không theo một quyết định, thì toà án nơi có vụ án bị tạm hoãn cuối cùng, theo thẩm quyền, phải ra quyết định. Có thể kháng cáo Kokoku ngay quyết định này.

(Quyết định gánh chịu chi phí toà án theo yêu cầu của công tố viên)

Điều 187-2. Trường hợp không truy tố, nếu để họ gánh chịu chi phí theo yêu cầu của công tố viên thì toà án phải ra quyết định. Có thể kháng cáo Kokoku ngay quyết định này.

(Quyết định việc gánh chịu chi phí)

Điều 188. Trường hợp quyết định ra lệnh gánh chịu chi phí không chỉ rõ số lượng thì công tố viên chỉ đạo việc thi hành án phải quyết định.

CHƯƠNG XVI – BỒI THƯỜNG CÁC CHI PHÍ

(Nhà nước bồi thường)

Điều 188-2. Nếu phán quyết tuyên vô tội có hiệu lực cuối cùng thì Nhà nước phải bồi thường các chi phí cần thiết cho việc xét xử cho người bị cáo buộc trong vụ án này.

2. Nếu phát hiện ra người đã từng là bị cáo thú nhận sai nhằm đánh lạc hướng điều tra hoặc xét xử, hoặc chứng minh được bản cáo trạng dựa trên chứng cứ có tội khác, thì có thể không bồi thường toàn bộ hoặc một phần theo đoạn trên.

3. Trường hợp yêu cầu bồi thường theo đoạn 1 Điều 188-5 thì không được bồi thường theo đoạn 1 liên quan đến những chi phí có thể bồi thường theo quy định của Điều 188-4.

(-nt-)

Điều 188-3. Toà án đã ra phán quyết không có tội ra quyết định bồi thường theo đoạn 1 Điều trên theo yêu cầu của người đã từng là bị cáo.

2. Yêu cầu của đoạn trên phải được làm trong vòng sáu tháng sau khi phán quyết tuyên không phạm tội có hiệu lực cuối cùng.

3. Có thể kháng cáo Kokoku ngay quyết định bồi thường.

(-nt-)

Điều 188-4. Trường hợp chỉ có công tố viên kháng nghị, nếu kháng nghị này đã bị từ chối hoặc rút lại và vì vậy việc xét xử ban đầu liên quan đến kháng nghị này có hiệu lực cuối cùng, Nhà nước phải, trừ trường hợp theo vụ án này phán quyết tuyên không phạm tội có hiệu lực cuối cùng, đền bù các chi phí phát sinh tại cấp xét xử có kháng nghị cho bị cáo hoặc người đã từng là bị cáo trong vụ án này. Với điều kiện là không được đền bù các chi phí phát sinh từ các nguyên nhân được cho là của bị cáo hoặc người đã từng là bị cáo.

(-nt-)

Điều 188-5. Có thể bồi thường theo Điều trên bằng quyết định của Toà án tối cao hoặc Toà án cấp cao là toà án cấp phúc thẩm theo yêu cầu của bị cáo hoặc người đã từng là bị cáo.

2. Phải đưa ra yêu cầu theo đoạn trên trong vòng hai tháng sau khi phán quyết ban đầu liên quan đến kháng cáo này có hiệu lực cuối cùng.

3. Có thể phản đối theo đoạn 2 Điều 428 quyết định liên quan đến việc bồi thường của Toà án cấp cao. Trong trường hợp này, các quy định liên quan đến kháng cáo Kokoku ngay áp dụng với những sửa đổi cần thiết.

(-nt-)

Điều 188-6. Phạm vi các chi phí được đền bù theo quy định tại đoạn 1 Điều 188-2 hoặc Điều 188-4 phải bị giới hạn trong các chi phí đi lại, sinh hoạt và ăn ở cần thiết cho việc có mặt lúc chuẩn bị xét xử và trong khi xét xử của bị cáo, người đã từng là bị cáo hoặc người bào chữa cho những người này, cũng như thù lao cho người bào chữa; và liên quan đến số tiền bồi thường này, các quy định đối với nhân chứng áp dụng với những sửa đổi cần thiết cho bị cáo hoặc người đã từng là bị cáo, và các quy định liên quan đến người bào chữa áp dụng với những sửa đổi cần thiết cho người đã từng là người bào chữa, trong số các quy định của Luật liên quan đến Chi phí trong Tố tụng Hình sự.

2. Nếu có hai hoặc nhiều hơn người bào chữa có mặt ở giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc xét xử, Toà án có thể, xem xét các tình huống như tính chất của vụ án hoặc điều kiện tố tụng, giới hạn chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt theo đoạn trên trong phạm vi liên quan đến người bào chữa chính hoặc một phần các người bào chữa khác.

(-nt-)

Điều 188-7. Liên quan đến yêu cầu bồi thường và các thủ tục khác liên quan đến việc bồi thường, quan hệ giữa bồi thường và bồi thường thiệt hại theo luật khác, chuyển giao hoặc tạm ngừng quyền đòi bồi thường, và bồi thường cho người thừa kế của bị cáo hoặc người đã từng là bị cáo, thì áp dụng các ví dụ về bảo hiểm theo quy định tại Điều 1 Luật Bảo hiểm Hình sự (Luật số 1 năm 1950).

QUYỂN II: SƠ THẨM

CHƯƠNG I – ĐIỀU TRA

(Cảnh sát và điều tra)

Điều 189. Cảnh sát phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại các luật khác, hoặc theo quy định của Uỷ ban An toàn Công cộng Quốc gia hoặc Uỷ ban An toàn Công cộng Địa phương.

2. Khi phát hiện tội phạm, cảnh sát phải điều tra người phạm tội và chứng cứ.

(Cảnh sát đặc biệt)

Điều 190. Bất kì ai thực hiện các trách nhiệm của một cảnh sát liên quan đến rừng, đường sắt, hoặc các vấn đề cụ thể khác và thuộc phạm vi những trách nhiệm này được quy định trong luật riêng.

(Công tố viên, thư kí văn phòng công tố và điều tra)

Điều 191. Khi thấy cần thiết, công tố viên có thể tự mình điều tra tội phạm.

2. Thư kí văn phòng công tố phải tiến hành điều tra theo chỉ đạo của công tố viên.

(Hợp tác trong điều tra)

Điều 192. Công tố viên và Uỷ ban An toàn Công cộng Địa phương và cảnh sát phải phối hợp với nhau trong điều tra.

(Chỉ đạo và chỉ huy của công tố viên đối với cảnh sát)

Điều 193. Trong phạm vi thẩm quyền, công tố viên có thể đưa ra chỉ đạo chung cần thiết cho cảnh sát liên quan đến việc điều tra. Chỉ đạo chung trong trường hợp này có thể dưới hình thức các nguyên tắc chung liên quan đến các vấn đề cần thiết để tiến hành điều tra phù hợp và để thực hiện việc truy tố.

2. Trong phạm vi thẩm quyền, công tố viên có thể thực hiện việc chỉ huy cần thiết đối với cảnh sát bằng cách mời họ đến hợp tác điều tra.

3. Trường hợp cần thiết cho việc tự mình điều tra, công tố viên có thể ra lệnh cho cảnh sát và yêu cầu họ trợ giúp trong điều tra.

4. Trong trường hợp của ba đoạn trên, cảnh sát phải tuân theo sự chỉ đạo và chỉ huy của công tố viên.

(Kỷ luật và cách chức cảnh sát)

Điều 194. Tổng công tố, công tố viên trưởng, hoặc công tố viên trưởng cấp quận có thể, khi thấy cần thiết trong trường hợp cảnh sát không tuân theo sự chỉ đạo và chỉ huy của công tố viên mà không có lý do chính đáng, nộp đề nghị kỷ luật hoặc cách chức cảnh sát này lên Uỷ ban An toàn Công cộng Quốc gia hoặc Uỷ ban An toàn Công cộng Địa phương, hoặc với người có thẩm quyền kỷ luật hoặc cách chức những người được trao quyền cảnh sát tư pháp mà không phải là cảnh sát.

2. Khi thấy cáo buộc đề cập tại đoạn trên là có căn cứ vững chắc, Uỷ ban An toàn Công cộng Quốc gia, Uỷ ban An toàn Công cộng Địa phương, hoặc người có thẩm quyền kỷ luật hoặc cách chức những người được trao quyền cảnh sát tư pháp mà không phải là cảnh sát phải khiển trách hoặc cách chức người bị cáo buộc này theo luật riêng.

(Việc thực hiện các trách nhiệm của công tố viên hoặc thư kí văn phòng công tố bên ngoài phạm vi quyền tài phán)

Điều 195. Trường hợp cần thiết cho việc điều tra, công tố viên và thư kí văn phòng công tố có thể thực hiện các trách nhiệm bên ngoài phạm vi quyền tài phán của mình.

(Khuyến nghị đối với những người liên quan đến việc điều tra)

Điều 196. Công tố viên, thư kí văn phòng công tố, cảnh sát, người bào chữa và người khác chính thức có liên quan đến việc điều tra phải thận trọng để không làm ảnh hưởng đến danh dự của bị can hoặc người khác và không làm gián đoạn việc điều tra.

(Kiểm tra cần thiết cho việc điều tra)

Điều 197. Liên quan đến điều tra, có thể ra lệnh kiểm tra cần thiết để có được đồ vật: Với điều kiện là không thể tiến hành các biện pháp bắt buộc trừ khi Bộ luật này có quy định khác.

2. Liên quan đến điều tra, có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước, hoặc các tổ chức công và tư báo cáo về các vấn đề cần thiết.

(Yêu cầu nghi can có mặt và kiểm tra)

Điều 198. Khi thấy cần thiết cho việc tiến hành điều tra tội phạm, công tố viên, thư kí văn phòng công tố hoặc cảnh sát có thể yêu cầu bị can có mặt và kiểm tra người này: Với điều kiện là bị can có thể, trừ các trường hợp bị bắt hoặc bị tạm giữ, từ chối có mặt, hoặc bỏ đi vào bất kì lúc nào sau khi có mặt.

2. Khi kiểm tra theo đoạn trên, bị can phải được thông báo trước là sẽ không bị yêu cầu ra tuyên bố trái với ý muốn.

3. Tuyên bố của bị can có thể được lưu trong văn kiện.

4. Bị can có thể đọc hoặc nhờ người khác đọc để kiểm tra văn kiện đề cập tại đoạn trên, và trường hợp bị can đã yêu cầu thêm, bớt hoặc sửa, thì tuyên bố liên quan đến điều này phải được đưa vào văn kiện.

5. Khi khẳng định là nội dung của văn kiện là đúng, bị can có thể được yêu cầu kí tên và đóng dấu vào đó: Với điều kiện là điều này không áp dụng nếu người này từ chối.

(Yêu cầu bắt theo lệnh)

Điều 199. Trường hợp có lý do tin rằng bị can đã thực hiện tội phạm, công tố viên, thư kí văn phòng công tố, hoặc cảnh sát có thể bắt người này theo lệnh bắt do thẩm phán ban hành trước đó: Với điều kiện là liên quan đến những tội bị phạt tiền không quá ba trăm nghìn yên (hai mươi nghìn yên, vào thời điểm hiện tại, đối với những tội không quy định trong Bộ luật Hình sự, Luật sử phạt hành vi gây thương tích và các hành vi khác, và Luật điều chỉnh các quy định hình sự liên quan đến các vấn đề kinh tế), giam giữ hình sự, hoặc phạt tiền ít nghiêm trọng, bị can có thể chỉ bị bắt khi không có nơi ở cố định, hoặc không tuân thủ việc có mặt quy định tại Điều trên mà không có lý do chính đáng.

2. Trường hợp thẩm phán cho rằng có đủ lý do để nghi ngờ bị can đã thực hiện một tội phạm thì phải ban hành lệnh bắt đề cập tại đoạn trên theo yêu cầu của công tố viên hoặc sỹ quan cảnh sát (liên quan đến sỹ quan cảnh sát, phạm vi được giới hạn đối với người có cấp bậc điều tra viên hoặc cấp cao hơn theo quy định của Uỷ ban An toàn Công cộng Quốc gia hoặc Uỷ ban An toàn Công cộng Địa phương): Với điều kiện là điều này không áp dụng nếu thẩm phán cho rằng rõ ràng không cần thiết phải bắt.

3. Trường hợp lệnh bắt đã được yêu cầu hoặc ban hành từ trước đối với bị can liên quan đến cùng một tội phạm liên quan đến việc yêu cầu lệnh bắt đề cập tại đoạn 1, công tố viên hoặc sỹ quan cảnh sát phải thông báo cho toà án về điều này.

(Hình thức của lệnh bắt)

Điều 200. Lệnh bắt phải có tên và địa chỉ của bị can, tội phạm, các tình tiết chính bị cáo buộc, cơ quan nhà nước hoặc nơi khác cần đến, thời hạn hiệu lực và tuyên bố nêu rõ là sau khi hết thời hạn này thì lệnh bắt không được thi hành và bị trả lại cũng như ngày ban hành lệnh, và các vấn đề được quy định trong các nguyên tắc của toà án; thẩm phán phải ký tên, đóng dấu vào lệnh.

2. Các quy định tại Điều 64 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với lệnh bắt.

(Thủ tục bắt)

Điều 201. Khi bắt người theo lệnh bắt thì phải cho người này xem lệnh.

2. Các quy định tại Điều 73 đoạn 3 áp dụng với những sửa đổi cần thiết trong các trường hợp bị can bị bắt theo lệnh.

(Đưa bị can đến trước công tố viên hoặc sỹ quan cảnh sát)

Điều 202. Trường hợp thư kí văn phòng công tố hoặc nhân viên cảnh sát đã bắt bị can theo lệnh bắt thì người này phải đưa ngay bị can đến trước công tố viên và sỹ quan cảnh sát.

(Thủ tục do sỹ quan cảnh sát tiến hành; thời hạn đưa đến trước công tố viên)

Điều 203. Khi bắt bị can theo lệnh bắt, hoặc nhận bị can bị bắt theo lệnh bắt, sỹ quan cảnh sát phải thông báo ngay cho người này các tình tiết chính cấu thành tội phạm và quyền chỉ định người bào chữa, và phải cho người này cơ hội giải thích; và phải trả tự do ngay nếu tin rằng không cần thiết phải giữ người này lại; và nếu tin rằng cần phải giữ người này, thi phải tiến hành các thủ tục để đưa người này đến trước công tố viên trong vòng bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm bị can bị bắt, cùng với tài liệu và chứng cứ.

2. Trong trường hợp của đoạn trên, phải hỏi bị can là liệu họ có người bào chữa hay không, và nếu có thì không phải thông báo quyền chỉ định người bào chữa.

3. Trường hợp thông báo là bị can có thể chỉ định người bào chữa theo quy định tại đoạn 1 liên quan đến trường hợp quy định tại Điều 37-2 đoạn 1, sỹ quan cảnh sát phải chỉ thị cho bị can là, nếu họ không thể tự mình chỉ định người bào chữa do không đủ kinh phí hoặc vì lý do khác trong trường hợp bị yêu cầu giam giữ, người này có thể yêu cầu thẩm phán chỉ định người bào chữa, cũng như đối với vấn đề là người này phải nộp một bản Báo cáo Phương tiện để yêu cầu thẩm phán chỉ định luật sư, và nếu các phương tiện của họ là trên mức tiêu chuẩn, thì trước đó họ phải yêu cầu Đoàn luật sư chỉ định người bào chữa (có nghĩa là Đoàn luật sư được yêu cầu theo Điều 31-2 đoạn 1 phù hợp với quy định của Điều 37-3 đoạn 2).

4. Trường hợp không tiến hành thủ tục gửi trong thời hạn đề cập tại đoạn 1 thì phải trả tự do ngay cho bị can.

(Thủ tục do công tố viên tiến hành; thời hạn yêu cầu giam giữ)

Điều 204. Khi bắt bị can theo lệnh bắt hoặc nhận bị can (trừ bị can bị gửi đi theo quy định tại Điều trên) bị bắt theo lệnh bắt, công tố viên phải thông báo ngay cho người này các tình tiết chính cấu thành tội phạm và quyền chỉ định người bào chữa và cho người này cơ hội giải thích; và trường hợp tin là không cần thiết giam giữ người này thì trả tự do ngay; và trường hợp tin rằng cần phải giam giữ người này thì yêu cầu thẩm phán giam giữ bị can trong vòng bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm khi bị can bị bắt: Với điều kiện là yêu cầu giam giữ là không cần thiết trong trường hợp có việc truy tố trong thời hạn này.

2. Trường hợp thông báo là bị can có thể chỉ định người bào chữa theo quy định tại đoạn 1 liên quan đến trường hợp quy định tại Điều 37-2 đoạn 1, công tố viên phải chỉ thị cho bị can là, nếu họ không thể tự mình chỉ định người bào chữa do không đủ kinh phí hoặc vì lý do khác trong trường hợp bị yêu cầu giam giữ, người này có thể yêu cầu thẩm phán chỉ định người bào chữa, cũng như đối với vấn đề là người này phải nộp một bản Báo cáo Phương tiện để yêu cầu thẩm phán chỉ định luật sư, và nếu các phương tiện của họ là trên mức tiêu chuẩn, thì trước đó họ phải yêu cầu Đoàn luật sư chỉ định người bào chữa (có nghĩa là Đoàn luật sư được yêu cầu theo Điều 31-2 đoạn 1 phù hợp với quy định của Điều 37-3 đoạn 2).

3. Nếu không có yêu cầu giam giữ hoặc truy tố trong thời hạn đề cập tại đoạn 1 thì bị can phải được trả tự do ngay.

4. Quy định tại đoạn 2 Điều trên áp dụng với những sửa đổi cần thiết trong trường hợp đoạn 1.

(Thủ tục do công tố viên tiến hành đối với bị can do sỹ quan cảnh sát chuyển đến; thời hạn yêu cầu giam giữ)

Điều 205. Trường hợp nhận bị can được chuyển đến theo quy định của Điều 203, công tố viên phải cho người này cơ hội giải thích, và khi thấy không cần giam giữ thì trả tự do ngay, và khi thấy cần giam giữ thì yêu cầu thẩm phán ra lệnh giam giữ trong vòng hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm nhận người.

2. Thời hạn đề cập tại đoạn trên không được quá bảy mươi hai giờ kể từ thời điểm bị can bị bắt.

3. Trường hợp truy tố trong thời hạn đề cập tại hai đoạn trên thì không phải yêu cầu giam giữ.

4. Nếu không có yêu cầu giam giữ hoặc truy tố trong thời hạn đề cập tại đoạn 1 và 2 thì bị can phải được trả tự do ngay.

5. Quy định của đoạn 2 Điều trên áp dụng với những sửa đổi cần thiết trong trường hợp công tố viên, đối với bị can bị bắt trong trường hợp ngoài trường hợp quy định tại Điều 37-2 đoạn 1 và bị chuyển đi trong trường hợp quy định tại đoạn này theo quy định của Điều 203, phải cho họ cơ hội giải thích theo quy định tại đoạn 1. Với điều kiện là điều này không áp dụng nếu bị can có người bào chữa.

(Không tuân thủ thời hạn và miễn trừ trách nhiệm)

Điều 206:

1. Trong trường hợp không thể tuân thủ đúng thời hạn theo quy định tại các điều 203, 204 và 205 do những hoàn cảnh không thể tránh được, cụng tố viờn hoặc nhân viên cảnh sát có thể đề nghị ra lệnh bắt người bị tỡnh nghi và giải thớch cỏc nguyờn nhân về việc đó với thẩm phán.

2. Trên cơ sở nhận được đề nghị nêu trong khoản 1, thẩm phán có thể không quyết định bắt trừ khi thấy rằng sự trỡ hoón này là chớnh đáng vỡ những nguyờn nhõn khụng thể trỏnh khỏi.

Điều 207:

1. Trên cơ sở nhận được đề nghị bắt theo quy định tại trong 3 điều luật trên, thẩm phán có thẩm quyền tương tự như toà án hoặc thẩm phán chủ toạ đối với các biện pháp này. Quy định này không được áp dụng cho biện pháp bảo lónh.

2. Trong trường hợp thông báo vụ án được cho rằng có liên quan cho người mà đó cú đề nghị bắt trong vụ án theo quy định tại Điều 37-2 khoản 1, thẩm phán căn cứ vào khoản 1 thông báo cho người bị tỡnh nghi rằng họ cú thể thuờ luật sư, và nếu họ không thể thuê luật sư do không đủ khả năng kinh tế hoặc vỡ lý do khỏc, họ có thể yêu cầu một luật sư chỉ định. Điều này sẽ không được áp dụng nếu đó cú luật sư cho họ.

3. Trong trường hợp thông báo rằng người bị tỡnh nghi cú thể yờu cầu luật sư chỉ định theo quy định của khoản 2, thẩm phán hướng dẫn cho họ nộp bản Báo cáo tài chính để yêu cầu chỉ định luật sư và nếu tài sản của họ nhiều hơn mức tiền quy định, trước đó họ phải yêu cầu chỉ định luật sư tới Đoàn Luật sư (theo nghĩa Đoàn Luật sư được yêu cầu theo Điều 31-2 khoản 1 căn cứ vào quy định của Điều 37-3 khoản 2).

4. Trờn cơ sở nhận được yêu cầu bắt như đó nờu ở khoản 1, thẩm phỏn sẽ ban hành ngay lệnh bắt. Trường hợp không đủ lý do để bắt, hoặc lệnh bắt được ban hành không đúng quy định tại khoản 2 của điều 206, người bị tỡnh nghi sẽ được thả ngay lập tức mà không cần ban hành lệnh.

Điều 208:

1. trường hợp việc truy tố không được tiến hành trong vũng 10 ngày kể từ ngày yờu cầu bắt giữ và người bị tỡnh nghi đó bị tạm giam theo cỏc quy định của điều 207, cụng tố viờn phải thả người bị tỡnh nghi ngay lập tức.

2. Khi cú lý do không thể tránh được, thẩm phán có thể gia hạn thời hạn nêu trong khoản 1 trên cơ sở yêu cầu của cụng tố viờn. Việc gia hạn có thể không vượt quá 10 ngày.

Điều 208-2: Trên cơ sở yêu cầu của cụng tố viờn, thẩm phán có thể gia hạn thêm thời hạn đó được gia hạn theo các quy định của khoản 2 điều 208 cho trường hợp phạm vào các tội được quy định trong Quyển II Chương II tới toàn bộ chương IV hoặc chương VIII của Luật hỡnh sự. Việc gia hạn này cú thể khụng vượt quá 5 ngày.

Điều 209: Những quy định của các điều 74, 75, và 78 được áp dụng tương tự cho việc bắt giữ theo lệnh bắt.

Điều 210:

1. trường hợp có đủ căn cứ để cho rằng người bị tỡnh nghi đó phạm một tội mà khung hỡnh phạt là tử hỡnh, chung thõn, hoặc lao động khổ sai, hoặc tù giam có thời hạn cao nhất nhiều hơn 3 năm và trong tỡnh trạng khẩn cấp, và vẫn chưa có lệnh bắt của thẩm phán, thỡ cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn, hoặc nhõn viờn cảnh sỏt cú thể tiến hành bắt và thụng bỏo lý do sau đó. Trong trường hợp này, thủ tục đề nghị ra lệnh bắt phải được tiến hành ngay. Khi lệnh bắt không được ban hành, người bị tỡnh nghi phải được tha ngay lập tức.

2. Các quy định của Điều 200 được áp dụng tương tự cho lệnh bắt như đó nờu trong khoản 1.

Điều 211: trong trường hợp người bị tỡnh nghi đó bị bắt giữ phự hợp với các quy định của điều 210, các quy định có liên quan đến những trường hợp người bị tỡnh nghi đó bị bắt theo quy định của Điều 199 được áp dụng tương tự.

Điều 212:

1. một người đang thực hiện hoặc mới bắt đầu thực hiện một hành vi phạm tội được coi là phạm tội quả tang.

2. Trường hợp rừ ràng là một người thực hiện một trong những hành vi sau đây sẽ bị coi là đó phạm tội quả tang:

(1) trường hợp đang bị tri hô đuổi bắt vỡ đó thực hiện tội phạm;

(2) mang trong người vật phạm tội, vũ khí hoặc những đồ vật khác được cho rằng đó sử dụng để phạm tội;

(3) có dấu vết tội phạm trên người hoặc quần áo;

(4) trường hợp người đó được yêu cầu đứng lại nhưng vẫn cố gắng bỏ chạy.

Điều 213: bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang mà không cần có lệnh bắt.

Điều 214: Bất kỳ người nào mà không phải là cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn hoặc công an, sau khi bắt người phạm tội quả tang thỡ giải ngay đến cụng tố viờn cấp quận hoặc viện kiểm sát địa phương, hoặc đưa tới công an.

Điều 215:

1. Sau khi nhận người bị bắt quả tang, người công an phải đưa ngay người bị bắt tới viên chức cảnh sát.

2. Trong trường hợp cán bộ công an nhận người phạm tội quả tang phải nghe tên và địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt giữ. Trường hợp cần thiết, cán bộ công an có thể yêu cầu người bị bắt giữ đi cùng tới trụ sở công an.

Điều 216: trường hợp người phạm tội quả tang đó bị bắt giữ, cỏc quy định có liên quan đến những trường hợp tương tự như người bị tỡnh nghi bị bắt theo quy định tại Điều 199 sẽ được áp dụng tương tự.

Điều 217: đối với hành vi phạm tội quả tang có thể bị phạt tiền không vượt quá 300.000 yên (20.000 yên có tính chất tạm thời đối với những hành vi vi phạm ngoài Luật liên quan tới hỡnh phạt những hành vi bạo lực và những hành vi khỏc, và Luật điều chỉnh các nguyên tắc liên quan đến các quan hệ kinh tế), hỡnh phạt giam, hoặc phạt tiền nhẹ, thỡ cỏc quy định của Điều 213 đến điều 216 chỉ áp dụng đối với trường hợp không rừ nơi cư trú hoặc tên của người phạm tội, hoặc trường hợp có căn cứ rằng người phạm tội có thể trốn thoỏt.

Điều 218:

1. cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn, hoặc công an, khi thấy cần thiết phải điều tra một hành vi phạm tội,có thể thu giữ, khám xét hoặc kiểm tra theo lệnh của thẩm phán. Trong trường hợp này, việc khám xét người phải có lệnh khám xét người.

2. Việc lấy vân tay hoặc chân của người bị bắt, đo chiều cao hoặc cân nặng, hoặc chụp ảnh sau đó có thể được thực hiện mà không cần lệnh như đó nờu trong khoản 1 trừ khi người bị tỡnh nghi đang trong tỡnh trạng khụng mặc quần ỏo.

3. Lệnh đó nờu ở khoản 1 được ban hành theo đề nghị của cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn hoặc viờn chức cảnh sỏt.

4. Cụng tố viờn, cụng tố viờn, hoặc viên chức cảnh sát, khi đề nghị lệnh khám xét người, phải nêu những lý do cần thiết trong việc khỏm người, giới tính, và điều kiện sức khoẻ của đối tượng bị khám người, và những vấn đề khác đó được quy định trong các quyết định của Toà án.

5. Thẩm phán có thể quy định các điều kiện được coi là phù hợp với việc khám người.

Điều 219:

1. Lệnh đó nờu trong điều 218 phải có tên của người bị tỡnh nghi hoặc bị cỏo, tội danh, vật bị thu giữ, địa điểm, người, hoặc đồ vật bị khám xét, địa điểm hoặc vật bị kiểm tra, hoặc người bị thẩm vấn và điều kiện của thẩm vấn, thời hiệu, và quy định rừ sau thời hạn đó thỡ khụng được thực hiện lệnh để tịch thu, khám xét, hoặc kiểm tra và đưa lệnh trở lại Toà án, cũng như ngày ban hành lệnh, và những vấn đề khác như đó được quy định cụ thể trong các nguyên tắc của Toà án, và tên, đóng dấu của thẩm phán trên văn bản.

2. Các quy định của Điều 64 khoản 2 được áp dụng tương tự cho lệnh đó nờu trong điều 218.

Điều 220:

1. Trong trường hợp cần thiết, vào thời điểm cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn, hoặc nhân viên cảnh sát bắt giữ người bị tỡnh nghi theo cỏc quy định của Điều 199, hoặc bắt giữ người phạm tội quả tang, có thể thực hiện các biện pháp dưới đây: trong trường hợp bắt giữ người bị tỡnh nghi theo cỏc quy định của Điều 210 cũng có thể được áp dụng tương tự khi thấy cần thiết.

  1. Khám xét người bị tỡnh nghi bằng cách vào nơi cư trú, tư gia, toà nhà hoặc tàu thuyền cú bảo vệ;
  2. Tịch thu, khỏm xột hoặc kiểm tra ngay tại thời điểm bắt giữ.

2. Khi không có lệnh bắt giữ trong trường hợp nêu tại phần cuối của khoản trên, những đồ vật bị thu giữ phải được trả lại ngay lập tức.

3. Khi thực hiện các biện pháp đó nờu trong khoản 1 thỡ khụng cần thiết phải cú lệnh.

4. Các quy định tại khoản 1 mục (2) và khoản 3 được áp dụng tương tự trong trường hợp thư ký cụng tố viờn hoặc công an viên thực hiện lệnh bắt hoặc dẫn giải. Trường hợp lệnh bắt hoặc dẫn giải người tỡnh nghi được thực hiện, các quy định của khoản 1 mục (1) cũng được áp dụng tương tự.

Điều 221: cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn, hoặc công an viên có thể tạm giữ các đồ vật của người bị tỡnh nghi hoặc những người khác để lại, hoặc do người chủ sở hữu, người giữ, hoặc người quản lý đồ vật tỡnh nguyện đem nộp.

Điều 222:

1. các quy định của Điều 99, 100, các điều 102 tới 105, các điều 110 đến 112, điều 114, 115 và các điều 118 đến 124 được áp dụng tương tự trong việc tịch thu hoặc khám xét do cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn, hoặc công an viên tiến hành theo các quy định của các Điều 218, 220, và điều 221; và các điều 110,112, 114, 118, 129, 131, và các Điều 137 đến 140, trong việc kiểm tra theo các quy định của Điều 218, hoặc điều 220. Công an viên có thể không được tiến hành các biện pháp đó nờu trong Điều 122 đến 124.

2. Trường hợp khẩn cấp cần khám xét tỡm người bị tỡnh nghi theo cỏc quy định của Điều 220, việc khám xét có thể không cần phải tuân theo các quy định của Điều 114 khoản 2.

3. các quy định của Điều 116 và 117 được áp dụng tương tự trong thu giữ và khám xét như trên do cụng tố viờn, thư ký văn phũng cụng tố viờn hoặc nhân viên cảnh sát thực tiến hànhtheo các quy định của Điều 218.

4. cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn, hoặc nhân viên cảnh sát có thể không được phép vào nơi cư trú, tư gia, toà nhà hoặc tàu thuyền có bảo vệ trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn với mục đích kiểm tra theo các quy định của Điều 218 trừ trường hợp đặc biệt được ghi trong lệnh rằng việc kiểm tra có thể được tiến hành vào ban đêm. Quy định này không được áp dụng đối với những địa điểm được quy định trong Điều 117.

5. Trường hợp việc kiểm tra đó được bắt đầu trước khi mặt trời lặn thỡ cú thể được tiếp tục tiến hành sau khi mặt trời lặn.

6. Trường hợp cần thiết phải thu giữ, khỏm xột hoặc kiểm tra do cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn, hoặc công an viên tiến hành theo các quy định của Điều 218, người bị tỡnh nghi cú thể được yêu cầu phải có mặt trong khi tiến hành.

7. Trường hợp người sẽ bị phạt tiền hành chính, hoặc bị yêu cầu bồi thường theo các quy định của khoản 1, mà từ chối việc kiểm tra người, những biện pháp này được yêu cầu toà án giải quyết.

Điều 222-2: các biện pháp bắt buộc điều chỉnh các mối liên lạc bằng điện tử mà không có sự đồng ý của bất cứ bờn nào liờn quan đến sự liên lạc đó sẽ được xem xét giải quyết theo các quy định của luật khác.

Điều 223: cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn, hoặc nhân viên cảnh sát, có thể yêu cầu sự có mặt của một người mà không phải là người bị tỡnh nghi để lấy lời khai người đó hoặc yêu cầu người đó cung cấp bằng chứng chuyên môn, và phiên dịch hoặc biên dịch, khi thấy cần thiết cho việc điều tra một hành vi phạm tội.

2. các quy định của Điều 198 khoản 1 và từ khoản 3 đến khoản 5 được áp dụng tương tự trong trường hợp nêu tại khoản 1.

Điều 224:

1. trường hợp cần thiết sử dụng các biện pháp được mô tả trong Điều 167 khoản 1 trong việc yêu cầu cung cấp bằng chứng chuyên môn theo các quy định của khoản 1 của điều 223, cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn hoặc nhân viên cảnh sát đề nghị thẩm phán sử dụng các biện pháp đó.

2. Khi thấy đề nghị đó nờu trong khoản 1 là phự hợp, thẩm phỏn sử dụng cỏc biện phỏp tương ứng với trường hợp được nêu trong Điều 167. Trong trường hợp này, các quy định của Điều 167-2 được áp dụng tương tự.

Điều 225:

1. người nào được yêu cầu cung cấp bằng chứng chuyên môn theo quy định tại Điều 223 khoản 1 có thể sử dụng các biện pháp đó nờu trong Điều 168 khoản 1 với sự cho phép của thẩm phán.

2. Việc đề nghị nêu trong khoản 1 do cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn, hoặc nhõn viờn cảnh sỏt thực hiện.

3. Thẩm phán quyết định cho phép khi thấy đề nghị đó nờu trong khoản 2 là phự hợp.

4. Các quy định của Điều 168 từ khoản 2 đến khoản 4 và khoản 6 được áp dụng tương tự về sự cho phép của Toà án đó nờu trong khoản 3.

Điều 226: trường hợp một người rừ ràng biết những thụng tin cần thiết cho việc điều tra một hành vi phạm tội từ chối có mặt hoặc từ chối khai báo theo Điều 223 khoản 1, cụng tố viờn có thể yêu cầu thẩm phán thẩm vấn người đó chỉ trước ngày mở phiên toà công khai đầu tiên.

Điều 227:

1. Trường hợp có căn cứ cho rằng một người đó tỡnh nguyện khai bỏo với cụng tố viờn, thư ký cụng tố viờn, hoặc nhân viên cảnh sát theo Điều 223 khoản 1 có thể khai báo khác với lời khai ban đầu tại phiên toà xử công khai do có sự câu kết trước, và lời khai của người đó rất quan trọng để chứng minh hành vi phạm tội, cụng tố viờn có thể đề nghị toà án thẩm vấn người đó chỉ trước ngày xét xử công khai đầu tiên.

2. Khi thực hiện yờu cầu nờu trong khoản 1, cụng tố viờn phải giải thớch cỏc lý do cần thiết của việc kiểm tra này và sự cần thiết bắt buộc để chứng minh tội phạm.

Điều 228:

1. Trên cơ sở nhận được yêu cầu nêu trong điều 226 và 227, thẩm phán có thẩm quyền như Toà án hoặc thẩm phán chủ toạ trong việc thẩm vấn nhân chứng.

2. Khi thấy khụng cú căn cứ về sự cản trở điều tra, thẩm phán có thể yêu cầu bị cáo, người bị tỡnh nghi hoặc luật sư có mặt tại cuộc thẩm vấn nêu trong khoản 1.

Điều 229:

1. Trường hợp có người chết bất thường, hoặc phát hiện có xác chết bị nghi ngờ là chết không tự nhiên, cụng tố viờn cấp quận hoặc viện cụng tố viờn cú thẩm quyền theo lónh thổ nơi phát hiện, thực hiện việc khám nghiệm tử thi.

2. cụng tố viờn có thể yêu cầu thư ký viện kiểm sỏt hoặc nhõn viờn cảnh sỏt thực hiện cỏc biện phỏp nờu trong khoản 1.

Điều 230: người nào bị tổn hại do hành vi phạm tội gây ra có thể phát đơn khởi kiện.

Điều 231:

1. người đại diện pháp lý của người bị hại có thể phát đơn khởi kiện một cách độc lập.

2. Trường hợp người bị hại chết, vợ hoặc chồng, bố mẹ, con cái, hoặc anh chị em của người bị hại có thể phát đơn khởi kiện. Việc này không được thực hiện trái với ý nguyện của bị hại.

Điều 232: trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị hại là người bị tỡnh nghi, vợ hoặc chồng của người bị tỡnh nghi, hoặc họ hàng ruột thịt trong phạm vi 4 đời hoặc quan hệ thân thuộc với họ nhà vợ hoặc chồng trong phạm vi 3 đời của người bị tỡnh nghi, người họ hàng của người bị hại có thể phát đơn khởi kiện một cách độc lập.

Điều 233:

1. Đối với hành vi huỷ hoại danh tiếng của người đó chết, những người họ hàng hoặc con cháu của người đó chết cú thể phỏt đơn khởi kiện.

2. Áp dụng tương tự như trên trong trường hợp thuộc khoản 1 khi người bị hại chết mà chưa có đơn khởi kiện đối với hành vi huỷ hoại danh tiếng, tuy nhiên việc này không trái với ý nguyện rừ ràng của người bị hại.

Điều 234: trường hợp không có người khởi kiện hành vi đối với hành vi phạm tội bị khởi tố theo đơn khởi kiện, trên cơ sở đề nghị của người có quyền lợi liên quan, cụng tố viờn có thể chỉ định người khởi kiện.

Điều 235:

1. Thời hạn để phát đơn khởi kiện đối với những hành vi thuộc trường hợp bị khởi tố theo đơn kiện là 6 tháng kể từ ngày người phạm tội bị phát hiện. Quy định này không được áp dụng đối với những trường hợp được nêu dưới đây:

  1. Kiện những hành vi phạm tội thuộc từ điều 176 đến điều 178, điều 225 hoặc điều 227 khoản 1 (giới hạn tới phần liên quan đến mục đích giúp người phạm vào tội được quy định tại Điều 225) hoặc khoản 3, hoặc đơn kiện cỏc tội có liên quan đến những tội phạm này;
  2. Đơn kiện của những đại diện nước ngoài theo quy định của Điều 232 khoản 2 của Luật Hỡnh sự, và đơn kiện của đại diện ngoại giao nước ngoài được cử đến Nhật bản về những hành vi phạm tội được quy định tại điều 230 hoặc 231 của Luật Hỡnh sự.

2. Đơn kiện trong trường hợp của các điều khoản tại Điều 229 của Luật Hỡnh sự sẽ khụng cú giỏ trị trừ khi được thực hiện trong vũng 6 thỏng kể từ ngày quyết định của toà án về việc hôn nhân vô hiệu hoặc bị huỷ bỏ bắt đầu có hiệu lực pháp luật.

Điều236: Trường hợp có nhiều người có quyền khởi kiện, việc mất quyền khởi kiện của một trong số họ do quá hạn khởi kiện không loại trừ quyền khởi kiện của những người khác.

Điều 237: đơn kiện có thể bị huỷ bỏ trước khi có quyết định khởi tố.

2. Người đó rỳt đơn kiện không được đệ đơn kiện lại.

3. Các quy định của 2 khoản trên đây được áp dụng tương tự đối với những yêu cầu đưa ra trong trường hợp mà được luật quy định chấp nhận theo yêu cầu.

Điều 238: Đơn kiện đối với một hoặc nhiều người đồng phạm trong một vụ án thuộc trường hợp khởi tố theo đơn kiện của người bị hại, hoặc việc rút đơn kiện đó cũng có hiệu lực đối với những đồng phạm khác.

2. các quy định của khoản 1 trên đây được áp dụng đối với việc tố giác tội phạm hoặc yêu cầu, hoặc rút đơn đối với những trường hợp pháp luật quy định khởi tố theo đơn tố giác hoặc yêu cầu của người bị hại.

Điều 239:

1. Bất kỳ người nào tin rằng có hành vi phạm tội xảy ra có thể đưa đơn tố giác.

2. Công chức Nhà nước hoặc nhân viên các tổ chức xó hội trong quỏ trỡnh thi hành nhiệm vụ mà phỏt hiện tội phạm thỡ phải làm đơn tố giác.

Điều 240: Việc đưa đơn kiện và rút đơn kiện có thể do người đại diện chịu trách nhiệm thực hiện.

Điều 241:

1. Việc kiện hoặc tố giác tội phạm được đệ trỡnh đến cụng tố viờn hoặc nhân viên cảnh sát bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

2. khi nhân đơn khởi kiện hoặc tố giỏc tội phạm, cụng tố viờn hoặc nhõn viờn cảnh sỏt phải lập biờn bản.

Điều 242: Sau khi nhận đơn khởi kiện hoặc tố giác tội phạm, nhân viên cảnh sát phải gửi ngay các tài liệu và chứng cứ kèm theo cho cụng tố viờn.

Điều 243: Các quy định của Điều 241 và 242 được áp dụng tương tự đối với việc rút đơn kiện hoặc đơn tố giác.

Điều 244: Việc kiện hoặc rút đơn kiện của đại diện nước ngoài theo quy định của Điều 232 khoản 2 Bộ luật hỡnh sự cú thể đưa tới Bộ Ngoại giao mà không phải theo quy định của Điều 241 và 243. Áp dụng tương tự đối với đơn kiện hoặc rút đơn kiện của đặc vụ ngoại giao được gửi tới Nhật bản về hành vi phạm tội nêu trong Điều 230 hoặc 231 của Bộ luật Hỡnh sự.

Điều 245: Các quy định của Điều 241 và 242 được áp dụng tương tự đối với việc tự thỳ

Điều 246: nhân viên cảnh sát trong khi tiến hành điều tra một hành vi phạm tội phải gửi ngay lập tức hồ sơ vụ án cùng những tài liệu và chứng cứ cho cụng tố viờn trừ trường hợp khác đó quy định trong Luật này. Không áp dụng quy định này cho các trường hợp do cụng tố viờn đó chỉ định.

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CÔNG TỐ

Điều 247: việc truy tố do cụng tố viờn thực hiện.

Điều 248: trường hợp không cần thiết truy tố do đặc điểm, tuổi, và hoàn cảnh của người phạm tội, mức độ và điều kiện của tội phạm cũng như các hoàn cảnh sau khi phạm tội, việc truy tố có thể không được thực hiện.

Điều 249: việc truy tố chỉ có giá trị pháp lý đối với bị cáo do cụng tố viờn truy tố mà không ảnh hưởng đến người nào khác.

Điều 250: Thời hiệu truy tố sẽ chấm dứt theo quy định sau:

  1. 25 năm đối với những tội phạm cú mức hỡnh phạt tử hỡnh;
  2. 15 năm đối với những tội phạm cú thể bị phạt lao động khổ sai hoặc tự chung thõn;
  3. 10 năm đối với những tội phạm cú thể bị phạt khổ sai hoặc mức ỏn tự cao nhất không quá 15 năm.
  4. 7 năm đối với những tội phạm cú thể bị phạt khổ sai hoặc bị mức ỏn tự cao nhất dưới 15 năm;
  5. 5 năm đối với những tội phạm cú thể bị phạt lao động khổ sai hoặc bị phạt tự giam với mức ỏn cao nhất là dưới 10 năm;
  6. 3 năm đối với những tội phạm cú thể bị phạt lao động khổ sai hoặc bị phạt tự giam với mức cao nhất là dưới 5 năm hoặc bị phạt tiền;
  7. 1 năm đối với những tội phạm cú thể bị phạt giam hỡnh sự hoặc phạt tiền ớt nghiờm trọng.

Điều 251: Đối với những trường hợp bị áp dụng từ 2 hỡnh phạt trở lờn, hoặc bị ỏp dụng một trong 2 hoặc nhiều hỡnh phạt, các quy định của Điều 250 được áp dụng theo nguyên tắc có hỡnh phạt nặng nhất.

Điều 252: trường hợp hỡnh phạt bị tăng hoặc giảm theo Bộ luật Hỡnh sự, cỏc quy định của Điều 250 được áp dụng theo hỡnh phạt khụng bị tăng hoặc giảm.

Điều 253:

1. Thời hiệu được tính từ khi hành vi phạm tội chấm dứt.

2. Trường hợp vụ án có nhiều đồng phạm, thời hiệu áp dụng cho tất cả đồng phạm được tính từ khi hành vi cuối cùng chấm dứt.

Điều 254:

1. Thời hiệu được tạm dừng khi có quyết định khởi tố đối với trường hợp đó, và được tiếp tục tính khi quyết định sai thẩm quyền và huỷ bỏ quyết định truy tố có hiệu lực.

2. Việc tạm dừng thời hiệu truy tố do có hoạt động truy tố đối với một trong những đồng phạm trong cùng một vụ án có hiệu lực đối với những đồng phạm khác. Trong trường hợp này, việc tạm dừng thời hiệu truy tố được tính từ khi quyết định đối với trường hợp này có hiệu lực.

Điều 255:

1. Trường hợp người phạm tội ở nước ngoài hoặc lẩn trốn mà không thể giao bản sao cáo trạng hoặc thông báo về thủ tục giản lược, thời hiệu sẽ được tạm dừng trong thời gian người đó ở ngoài Nhật bản hoặc lẩn trốn.

2. Những vấn đề cần thiết cho việc chứng minh việc người phạm tội đang ở ngoài Nhật bản hoặc lẩn trốn mà không thể giao bản sao cáo trạng hoặc thông báo thủ tục giản lược phải theo cỏc nguyờn tắc của Toà ỏn.

Điều 256:

1. Việc truy tố được thực hiện bởi việc đưa ra bản cáo trạng.

2. Bản cỏo trạng bao gồm những nội dung sau:

(1) Tên và những vấn đề khác mang tính đặc điểm riêng của bị cáo;

(2) Những sự kiện cấu thành tội phạm bị truy tố;

(3) Tội danh

3. những yếu tố cấu thành tội phạm bị truy tố phải được xác định rừ ràng bởi những luận điểm buộc tội. Việc nêu ra các luận điểm phải có sự kiện thực tế cụ thể về hành vi phạm tội như ngày tháng và thời gian, địa điểm và phương thức phạm tội.

4. Tội phạm phải được khẳng định bằng việc trích dẫn các điều luật hỡnh sự cú thể ỏp dụng. Tuy vậy, việc sai sút trong trớch dẫn điều luật hỡnh sự khụng ảnh hưởng đến giá trị của quyết định truy tố trừ khi có căn cứ cho rằng những bất lợi cơ bản có thể ảnh hưởng đến việc bào chữa của người bị buộc tội.

5. Một vài luận điểm buộc tội và điều luật Hỡnh sự cú thể được đưa ra để bảo lưu hoặc để lựa chọn.

6. Các tài liệu và những vấn đề khác mà có thể khiến thẩm phán phỏng đoán về vụ án sẽ không được phộp kốm theo hoặc trớch dẫn trong bản cỏo trạng.

Điều 257: việc truy tố có thể bị huỷ bỏ trước khi có bản án của cấp sơ thẩm.

Điều 258: khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của toà án cùng cấp, cụng tố viờn phải chuyển vụ án đến cấp có thẩm quyền xét xử vụ án đó để giải quyết.

Điều 259: trường hợp cụng tố viờn đó khụng thực hành quyền cụng tố đối với một vụ án, trên cơ sở yêu cầu của người bị tỡnhnghi, cụng tố viờn phải ra thụng bỏo ngay cho họ.

Điều 260: trường hợp cụng tố viờn đó thực hiện đó thực hiện các biện pháp như thực hành quyền công tố hoặc không truy cứu một vụ án đó cú đơn kiện, bị tố giác, hoặc yêu cầu, cụng tố viờn phải thông báo ngay cho người gửi đơn kiện, người tố giác hoặc người đề nghị biết. Cũng áp dụng tương tự đối với các vụ ỏn bị huỷ bỏ việc truy tố, hoặc chuyển vụ ỏn cho cụng tố viờn của viện kiểm sỏt khỏc.

Điều 261: Trên cơ sở yêu cầu của người làm đơn kiện, người tố giác hoặc người đề nghị, cụng tố viờn phải thụng bỏo cho họ biết những lý do trong trường hợp kiểm sất viên không truy tố vụ án đó.

Điều 262:

1. Bất kỳ người nào đó làm đơn kiện hoặc tố giác tội phạm nêu trong Điều 193 đến 196 Bộ luật Hỡnh sự, Điều 45 Luật Phũng chống cỏc hoạt động lật đổ (Luật số 240 năm 1952), hoặc Điều 42 hoặc 43 Luật liên quan đến các Nguyên tắc chống các nhóm tội diệt chủng (Luật số 147 năm 1999), khi không đồng ý với việc quyết định không truy tố của cụng tố viờn, có thể yêu cầu Toà án cấp quận có thẩm quyền nơi Viện kiểm sát mà người cụng tố viờn đó làm việc xem xét.

2. Yờu cầu nờu trong khoản 1 phải được thực hiện bằng cách gửi yêu cầu bằng văn bản tới cụng tố viờn đó ra quyết định không truy tố trong vũng 7 ngày kể từ ngày nhận được thông tin đó nờu trong Điều 260.

Điều 263:

1. Yêu cầu nêu trong khoản 1 điều 262 có thể được rút trước khi ra quyết định nêu trong Điều 266.

2. Bất kỳ người nào đó rỳt yờu cầu nờu trong khoản 1 cú thể khụng được thực hiện yêu cầu lại theo khoản 1 điều 262 đối với chính vụ án đó.

Điều 264: Khi thấy yêu cầu nêu trong Điều 262 khoản 1 là có cơ sở, cụng tố viờn sẽ tiến hành truy tố đối với vụ án đó.

Điều 265:

1. Cỏc quy trỡnh liờn quan đến yêu cầu nêu trong Điều 262 khoản 1 do Hội đồng xét xử điều hành.

2. Khi thấy cần thiết, Toà án có thể yêu cầu một thành viên của Hội đồng xét xử kiểm tra nội dung vụ án, hoặc giao cho một thẩm phán của Toà án khu vực hoặc Toà án giản lược xem xét. Trong trường hợp này, thẩm phán được uỷ nhiệm hoặc thẩm phán được phân công sẽ có quyền như của Toà án hoặc của thẩm phán chủ toạ.

Điều 266: Trên cơ sở nhận được yêu cầu nêu trong Điều 262 khoản 1, Toà án ra quyết định theo sự phân loại sau:

  1. Trường hợp yờu cầu vi phạm trỡnh tự được quy định trong cỏc luật và các quy định, hoặc đó được thực hiện sau khi quyền yờu cầu khụng cũn hiệu lực, yờu cầu đó bị huỷ bỏ.
  2. Trường hợp yờu cầu có cơ sở chính đáng, vụ án được đưa tới toà ỏn cú thẩm quyền giải quyết.

Điều 267: Khi quyết định nêu trong mục (2) của Điều 266 được ban hành, việc truy tố vụ án đó được hiểu là đó cú hiệu lực.

Điều 267-2: Trường hợp đó ra quyết định theo Điều 266 mục (2) đối với cùng một vụ án, nếu có uỷ ban xét lại việc truy tố đang tiến hành việc xét lại theo quy định của Điều 2 khoản 2 mục (1) của Luật uỷ ban xét lại việc truy tố (Luật số 147 năm 1948) hoặc Uỷ ban xét lại việc truy tố ban hành cáo trạng theo Điều 41-6 khoản 1 của Luật uỷ ban xét lại việc truy tố (sau khi uỷ quyền cho một người thựch iện quyền công tố và cho rằng việc này có hiệu lực theo quy định của Điều 41-9 khoản 1 của Luật Uỷ ban xét lại việc khởi tố), Toà án thông báo cho họ biết việc quyết định nêu trên đó được ban hành.

Điều 268:

1. Trường hợp một vụ án đó được đưa ra xét xử theo các quy định của Điều 266 mục (2), Toà án uỷ quyền một người trong số các luật sư chịu trách nhiệm duy trỡ cụng tố vụ ỏn đó nờu.

2. Luật sư được uỷ quyền theo quy định ở khoản 1 phải cú trỏch nhiệm của một cụng tố viờn để duy trỡ cụng tố vụ ỏn đó đến khi có quyết định có hiệu lực cuối cùng. Cụng tố viờn được giao quyền ra lệnh điều tra cho thư ký viện kiểm sỏt và nhõn viờn cảnh sỏt.

3. Luật sư có trách nhiệm của cụng tố viờn theo các quy định của khoản 2 được coi là nhân viên được hưởng các quyền lợi chung theo các luật và quy định liên quan.

4. Khi thấy người luật sư được uỷ quyền theo khoản 1 không đủ khả năng thực hiện các trách nhiệm được giao, hoặc có lý do đặc biệt khác, Toà ỏn cú thể huỷ bỏ việc uỷ quyền vào bất kỳ lỳc nào.

5. Luật sư được uỷ quyền theo khoản 1 được trả các khoản phụ cấp theo quy định tại Quy định Nội các.

Điều 269: Trường hợp yêu cầu nêu trong Điều 262 khoản 1 bị huỷ bỏ, hoặc người đệ đơn đó rỳt yờu cầu, Toà án có thể ra quyết định cho người yêu cầu phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ, chi phí phát sinh trong quá trỡnh tố tụng liờn quan đến yêu cầu đó. Toà phúc thẩm trực tiếp Kokoku có thể giải quyết cho trường hợp bồi thường theo quyết định này.

Điều 270:

1. Cụng tố viờn có thể nghiên cứu và sao các tài liệu và chứng có có liên quan đến vụ kiện.

2. Không kể đến quy định của khoản 1, biên bản được quy định trong Điều 157-4 khoản 3 không được phép sao chép.

CHƯƠNG III: XÉT XỬ CÔNG KHAI

Phần 1: Chuẩn bị cho phiờn toà cụng khai và qui trỡnh xột xử cụng khai tại phiờn toà

Điều 271:

1. Khi quyết định truy tố, toà án gửi ngay cho bị cáo bản sao bản cáo trạng.

2. Trường hợp bản sao bản cáo trạng không được giao trong vũng 2 thỏng tớnh từ ngày ban hành, bản cỏo trạng khụng cũn giỏ trị hồi tố.

Điều 272:

1. Trường hợp đó quyết định truy tố, toà án phải thông báo ngay cho bị cáo về quyền có luật sư và có thể yêu cầu chỉ định luật sư nếu người đó không thể tự thuê luật sư do không đủ khả năng tài chính hoặc vỡ những lý do khác. Quyền yêu cầu chỉ định luật sư không được áp dụng khi bị cáo đó cú luật sư.

2. Trừ trường hợp yêu cầu luật sư theo quy định của Bộ luật này, khi thông báo cho bị cáo về quyền yêu cầu luật sư chỉ định theo quy định của khoản 1, Toà án hướng dẫn người đó nộp một bản Báo cáo tài chính để yêu cầu luật sư chỉ định và nếu tài chính của người đó nhiều hơn khoản chi phí theo quy định, thỡ trước đó họ phải yêu cầu chỉ định luật sư ở Hội Luật sư (theo nghĩa Hội Luật sư được yêu cầu theo Điều 31-2 khoản 1 phù hợp với quy định của Điều 36-3 khoản 1).

Điều 273:

1. Thẩm phán chủ toạ quyết định ngày xét xử công khai.

2. Bị cáo được triệu tập đến phiên toà xét xử.

3. Ngày xét xử phải được thông báo cho cụng tố viờn, luật sư và thư ký.

Điều 274: Trường hợp ngày xử được thông báo cho bị cáo tại toà án cũng có giá trị như giấy triệu tập đối với bị cáo.

Điều 275: Khoảng thời gian từ ngày tống đạt giấy triệu tập đến trước ngày xét xử đầu tiên được quy định trong các Điều lệ của Toà án.

Điều 276:

1. Trên cơ sở yêu cầu của cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư, hoặc theo thẩm quyền của mỡnh, toà ỏn cú thể thay đổi ngày xét xử.

2. trước khi thay đổi ngày xét xử, ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư được xem xét theo các nguyên tắc trong Điều lệ của Toà án. Quy định này không được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.

3. Trong trường hợp quy định tại khoản 2, cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư có quyền phản đối về ngày xét xử được thay đổi lại.

Điều 277: Trường hợp Toà án thay đổi ngày xét xử do lạm quyền, bất cứ người nào có liên quan đến vụ án có thể yêu cầu thay đổi giám sát hành chính tư pháp theo các quy định hoặc chỉ thị của Toà án Tối cao.

Điều 278: Người nào nhận được giấy triệu tập đến phiên toà, trong trường hợp không thể có mặt vỡ lý do sức khoẻ hoặc những lý do khỏc, phải trỡnh giấy chứng nhận của bỏc sỹ hoặc tài liệu khỏc theo Điều lệ của Toà án.

Điều 278-2:

1. Trường hợp thấy cần thiết, Toà án có thể yêu cầu cụng tố viờn hoặc luật sư có mặt vào ngày chuẩn bị cho phiên toà công khai hoặc có mặt vào ngày xét xử đó được ấn định và cũng tham dự hoặc có mặt tại toà trong quá trỡnh tiến hành cỏc thủ tục tố tụng này.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, thẩm phán chủ toạ phiên toà có thể ra quyết định theo các quy định của khoản 1 hoặc yêu cầu một thành viên của Toà nghiên cứu ban hành hướng dẫn.

3. Nếu người cụng tố viờn hoặc luật sư mà đó được yêu cầu theo quy định của khoản 1 và 2 không thực hiện quyết định của toà án mà không có lý do chính đáng, người đó sẽ bị phạt hành chính bằng quyết định của Toà án với mức tiền không vượt quá 100.000 yên và bị yêu cầu bồi thường về hậu quả của việc không thực hiện quyết định của toà án.

4. Toà phúc thẩm trực tiếp Kokoku có thể thực hiện theo quyết định căn cứ vào quy định tại khoản 3.

5. Nếu ra quyết định theo quy định tại khoản 3, Toà án thông báo cho người có quyền điều hành và giám sát người cụng tố viờn nêu trên trong Viện kiểm sát, cho Hội Luật sư hoặc Liên đoàn hội luật sư Nhật bản mà người luật sư nói trên đang tham gia, và yêu cầu họ thực hiện các biện pháp thích hợp.

6. Người nhận được yêu cầu theo quy định của khoản 5 phải thông báo cho Toà án biết những biện pháp mà họ áp dụng.

Điều 279: Trên cơ sở yêu cầu của cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư, hoặc theo thẩm quyền của minh, Toà án có thể tỡm kiếm thụng tin về những vấn đề cần thiết cho việc xét xử bằng cách yêu cầu các cơ quan, hoặc các tổ chức tư nhân và xó hội cung cấp thụng tin.

Điều 280:

1. Từ sau khi quyết định truy tố đến ngày xét xử công khai đầu tiên, các biện pháp liên quan đến giam giữ sẽ được thẩm phán xem xét quyết định.

2. Trường hợp việc truy tố được thực hiện đúng với thời hạn theo Điều 204 hoặc Điều 205 đối với người bị tỡnh nghi bị bắt giữ theo cỏc quy định của Điều 199 hoặc Điều 210, hoặc bị bắt trong trường hợp quả tang và vẫn chưa bị tạm giam, thẩm phán phải thông báo ngay cho người bị bắt về tội mà họ bị truy tố và nghe lời trỡnh bày thờm của người đó, và trong trường hợp không ra lệnh bắt thỡ toà ỏn phải ra lệnh thả ngay lập tức.

3. Thẩm phán nêu trong khoản 1 và 2 có đủ thẩm quyền như của toà án và thẩm phỏn chủ toạ phiờn toà.

Điều 281: Toà án có thể thẩm vấn nhân chứng vào ngày bất kỳ mà không cần thiết phải vào ngày mở phiên toà xét xử công khai chỉ khi xét thấy cần thiết sau khi đó xem xột cỏc vấn đề nêu trong Điều 158 và nghe ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư.

Điều 281-2: trường hợp bị cáo tham dự việc lấy lời khai nhân chứng ngoài phiên toà chính thức, và nhân chứng không thể đưa ra bằng chưgns đầy đủ do sự có mặt của bị cáo (bao gồm cả những trường hợp áp dụng quy định tại Điều 157-3 khoản 1 và các biện pháp quy định tại Điều 157-4 khoản 1), Toà án có thể cho bị cáo nghỉ trong khi lấy lời khai nhân chứng nhưng chỉ trong trường hợp có mặt luật sư, trên cơ sở lấy ý kiến của cụng tố viờn và luật sư. Trong trường hợp này, bị cáo được thông báo nội dung chính của lời khai sau khi nhân chứng đó khai xong và cho phộp bị cỏo được hỏi nhân chứng.

Điều 281-3: Luật sư được giữ các bản sao tài liệu kèm theo vật chứng mà được đưa ra với mục đích nghiên cứu hoặc sao chép lại để chuẩn bị cho tiến trỡnh của vụ án do kiểm sát viên tiến hành (những bản sao chép và những tài liệu có giá trị chứng minh khác được ghi chép lại một cách chính xác một phần hoặc toàn bộ chứng cứ) và không được uỷ quyền cho người khác quản lý mà khụng cú lý do chớnh đáng.

Điều 281-4:

1. Bị cáo hoặc luật sư (bao gồm cả luật sư theo quy đinh của Điều 440), hoặc những người mà trước đó không chuyển hoặc xuất trỡnh hoặc thể hiện trong cỏc cuộc liờn lạc điện tử những bản sao chép tài liệu kèm theo bằng chứng với mục đích nghiên cứu và sao chép lại để chuẩn bị cho tiến trỡnh của vụ ỏn do cụng tố viờn tiến hành nhằm sử dụng cho quy trỡnh tố tụng được nêu dưới đây hoặc chuẩn bị về việc này cho những người:

  1. Cú trỏch nhiệm tiến hành vụ ỏn và những thủ tục khác để ra quyết định đối với vụ ỏn đó;
  2. Các bước tố tụng được nêu dưới đây về vụ án đang giải quyết;
  3. Thủ tục bồi thường về chi phí theo các quy đinh của Chương XVI của Quyển 1;
  4. Thủ tục trong trường hợp cú yờu cầu theo Điều 349 khoản 1.
  5. Thủ tục trong trường hợp cú yờu cầu theo Điều 350;
  6. Thủ tục yờu cầu khụi phục quyền khỏng cỏo
  7. Thủ tục yờu cầu mở lại tiến trỡnh tố tụng;
  8. Thủ tục kháng cáo đặc biệt;
  9. Thủ tục tiến hành theo Điều 500 khoản 1;
  10. Thủ tục tiến hành theo Điều 502;
  11. Thủ tục yờu cầu bồi thường theo các quy định của Luật bồi thường hỡnh sự.

2. Đối với các biện pháp áp dụng trong trường hợp vi phạm quy định của khoản 1, trên cơ sở quyền bào chữa của bị cáo, nội dung của các tài liệu, mục đích và phương pháp của hành vi, nhân phẩm của những người có liên quan, liệu sự yên bỡnh trong cuộc sống riêng và trong kinh doanh của họ có bị ảnh hưởng hay không, liệu bằng chứng kèm theo các tài liệu này có được điều tra tại phiên toà xét xử hay không, các biện pháp điều tra và những điều kiện khác đều được đưa ra xem xét.

Điều 281-5:

1. Nếu bị cỏo hoặc người đó là bị cỏo đó chuyển hoặc xuất trỡnh, hoặc đưa ra trong các cuộc liên lạc điện tử những tài liệu kèm theo bằng chứng để nghiên cứu hoặc sao chép lại nhằm chuẩn bị cho tiến trỡnh tố tụng của vụ ỏn do cụng tố viờn truy tố với mục đích không phải để áp dụng các thủ tục được nêu trong khoản 1 Điều 281-4 hoặc để chuẩn bị về việc đó cho một người nào khác, người cung cấp đó sẽ bị phạt lao động cưỡng bức dưới 1 năm hoặc phạt tiền từ 500.000 yên trở xuống.

2. Nếu luật sư (bao gồm cả luật sư theo quy định của Điều 440; từ nay được gọi chung là luật sư như quy định trong khoản này) hoặc một người đó làm luật sư đó chuyển hoặc xuất trỡnh, hoặc đưa ra trong các buổi giao tiếp điện tử những tài liệu kèm theo bằng chứng để nghiên cứu hoặc sao chép lại để chuẩn bị cho tiến trỡnh tố tụng của vụ ỏn do cụng tố viờn truy tố với mục đích đạt được lợi ích nào đó về tài sản và những lợi ích khác như countervalues, hỡnh phạt được áp dụng giống như khoản 1.

Điều 281-6:

1. Đối với trường hợp yêu cầu phải có từ 2 ngày trở lên để thực hiện đủ các thủ tục, toà án phải tiến hành xét xử liên tục và đảm bảo các thủ tục tố tụng không bị đứt đoạn.

2. Những người có liên quan đến vụ án phải nghiêm túc tham gia phiên toà đó ấn định và cố gắng không làm cản trở việc xét xử.

Điều 282:

1. Phiên toà xét xử công khai được thực hiện tại phũng xử ỏn.

2. Phiên toà được khai mạc với sự có mặt của một hoặc nhiều thẩm phán, thư ký toà ỏn và cụng tố viờn.

Điều 283: Trường hợp bị cáo là pháp nhân thỡ cú thể cú người đại diện tham gia phiên toà.

Điều 284: Đối với trường hợp có thể bị phạt bằng hỡnh phạt tiền từ 500.000 yờn trở xuống (50.000 yờn nộp ngay đối với những hành vi không vi phạm vào Luật Hỡnh sự, Luật liờn quan đến trừng trị hành vi bạo lực, và Luật điều chỉnh các nguyên tắc hỡnh phạt liờn quan đên các vấn đề kinh tế), hoặc phạt tiền về tội ít nghiêm trọng, bị cáo không cần có mặt tại phiên toà xét xử nhưng người đại diện của bị cáo có thể tham gia phiên toà.

Điều 285:

1. Bị cỏo của vụ ỏn mà cú thể bị phạt giam hỡnh sự phải cú mặt tại phiờn toà khi tuyên án. Trong những trường hợp khác, nếu sự có mặt của bị cáo không quan trọng cho việc bảo vệ quyền của họ, thẩm phán có thể cho phép bị cáo không cần có mặt tại phiên toà.

2. Bị cáo trong vụ án mà có thể bị phạt lao động khổ sai hoặc phạt tù giam với mức án cao nhất từ 3 năm trở xuống, hoặc bị phạt tiền từ 500.000 yên trở xuống (50.000 yên nộp ngay đối với những hành vi không vi phạm vào Luật Hỡnh sự, Luật liờn quan đến trừng trị hành vi bạo lực, và Luật điều chỉnh các nguyên tắc hỡnh phạt liờn quan đên các vấn đề kinh tế), trong trường hợp tiến hành theo thủ tục nêu tại Điều 291, hoặc tuyên án, phải có mặt trong phiên toà xét xử. Trong những trường hợp khác, những quy định trong phần sau của khoản 1 được áp dụng.

Điều 286:Trừ trường hợp đó nờu trong các điều 283, 284, và 285, phiên toà xét xử công khai có thể không được tiến hành nếu bị cáo vắng mặt.

Điều 286-2: Trường hợp không thể mở phiên toà nếu vắng mặt của bị cáo, và bị cáo đang bị tạm giam đó được tống đạt giấy triệu tập nhưng từ chối có mặt mà khụng cú lý do chớnh đáng, và gây khó khăn cho những nhân viên thừa hành pháp luật, toà án có thể tiến hành xét xử mà không cần sự có mặt của bị cáo.

Điều 287:

1. Bị cáo được tự do trong phiên toà xét xử. Quy định này không được áp dụng trong trường hợp bị cáo đó sử dụng bạo lực hoặc tỡm cỏch trốn.

2. Trong trường hợp bị cáo được tự do vẫn cần bố trí người bảo vệ.

Điều 288:

1. Bị cáo có thể không được rời khỏi phũng xử ỏn trừ khi được sự cho phép của thẩm phán chủ toạ phiên toà.

2. Thẩm phỏn chủ toạ phiên toà có thể áp dụng những biện pháp tương tự cho phép bị cáo ở trong phũng xử ỏn hoặc giữ gỡn trật tự tại phiờn toà.

Điều 289:

1. Trường hợp vụ án có thể bị xử đến mức án tử hỡnh hoặc chung thõn hoặc cưỡng bức lao động hoặc bị phạt tù giam với mức án từ 3 năm trở lên, phiên toà xét xử không thể được tiến hành khi không có luật sư tham gia.

2. Trường hợp luật sư không tham gia hoặc không có mặt tại phiên toà, hoặc chưa được mời đối với phiên toà cần thiết phải có luật sư, thẩm phán chủ toạ phiên toà có thể chỉ định luật sư theo thẩm quyền của mỡnh.

3. Trong trường hợp bắt buộc phải có luật sư tham gia phiên toà, nếu có căn cứ cho rằng luật sư sẽ không có mặt, toà án có thể chỉ định luật sư theo thẩm quyền của mỡnh.

Điều 290: Nếu luật sư không có mặt trong trường hợp quy định tại các mục của Điều 37, toà án có thể chỉ định luật sư theo thẩm quyền của mỡnh.

Điều 290-2:

1. Trường hợp Toà án đang giải quyết những vụ án quy định dưới đây, nếu bị hại (trường hợp bị hại đó chết hoặc bị tổn thương nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần, thỡ vợ hoặc chồng, cha mẹ con cỏi, hoặc anh chị em ruột) hoặc đại diện của bị hại, hoặc luật sư đại diện cho bị hại trong vụ án nộp yêu cầu, toà án có thể nghe ý kiến của bị cỏo hoặc luật sư, và nếu có căn cứ, toà án ra quyết định không công bố những thông tin về bị hại (tên tuổi, địa chỉ, và những vấn đề khác mà có thể xác định được bị hại của những vụ án này) tại phũng xử ỏn.

  1. Những vụ ỏn về những tội phạm được quy địnhtaij Điều 176 đến 178-2 hoặc Điều 181 Bộ luật Hỡnh sự, tội phạm được quy định tại Điều 225 hoặc Điều 226-2 khoản 3 (chỉ là phần liên quan đến mục đích của hành vi không khuôn phép đạo đức hoặc lĩnh vực hụn nhõn), tội phạm được quy địnhtaij Điều 227 khoản 1 (chỉ xác định phần liên quan đến mục đích của người vỡ giúp người khỏc mà phạm tội theo Điều 225 hoặc Điều 226-2 khoản 3) hoặc khoản 3 (chỉ xem xột phần liên quan đến mục đích không có khuôn phép đạo đức) hoặc Điều 241, hoặc chuẩn bị phạm vào những tội này.
  2. Những vụ ỏn về tội được quy định tại Điều 60 khoản 1 Luật Phỳc lợi trẻ em hoặc tội được quy định tại Điều 60 khoản 2 liờn quan tới Điều 34 khoản 1 mục (9), hoặc cỏc tội được quy định tại Điều 4 đến 8 Luật liên quan đến Hỡnh phạt liên quan đến Tỡnh dục và sỏch bỏo khiờu dõm trẻ em và Bảo vệ trẻ em.
  3. Bờn cạnh những vụ án được cụ thể hoỏ trong khoản 1 và 2, cỏc vụ án mà Toà án xác định theo loại tội phạm đó thực hiện, thiệt hại khỏc và những hoàn cảnh mà mở ra thông tin xác định nạn nhõn tại phũng xử cú thể làm tổn hại mang tớnh vật chất tới danh dự hoặc cuộc sống riờng của cỏc bị hại v.v…

2. Đề nghị theo khoản 1 của điều luật này được nộp cho cụng tố viờn. Trong trường hợp này, cụng tố viờn phải thông báo cho Toàans kèm theo quan điểm của mỡnh.

3. Bên cạnh nhữngvuj án được quy định tại khoản 1 của điều luật này, trong trường hợp toà án giải quyết vụ án theo hướng xác định loại tội, thiệt hại lâu dài, và những hoàn cảnh mà mở ra thông tin xác định nạn nhân tại phiên toà có thể xác định được các hành vi gây tổn hại sức khoẻ hoặc phá huỷ tài sản hoặc đe doạ hoặc quấy rối bị hại hoặc những người thân thích của bị hại, nếu toà án nghe các ý kiến của cụng tố viờn và của bị cáo hoặc luật sư và thấy có căn cứ thỡ toà ỏn cú thể quyết định không công bố những thông tin về bị hại tại phũng xử.

4. Đối với những vụ án mà toà án ra quyết định theo khoản 1 hoặc khoản 3 của điều luật này, neus toà án thấy không có lý do gỡ để không công bố các thông tin của bị hại tại phũng xử ỏn, hoặc nếu vụ ỏn đó chấm dứt truy tố bất kỳ vụ án nào được quy định tại khoản 1 mục (1) hoặc (2) của điều luật này khi mà các điều luật có thể áp dụng hỡnh phạt được rút lại và thay đổi phù hợp với các quy định của Điều 312 về vấn đề này, hoặc nếu toà án cho rằng những vụ án nói trên không mở ra vụ án nào được quy định trong mục (3) của khoản 1 và khoản 3 của điều luật này, Toà án tuyên huỷ quyết định theo khoản 1 hoặc khoản 3 của điều luật này căn cứ vào nguyên tắc của Toà án.

Điều 291:

1. Khi bắt đầu phiên toà, Cụng tố viờn cụng bố bản cỏo trạng.

2. Nếu có quyết định theo khoản 1 và 3 của Điều 290 về vấn đề này, việc tuyên bố cáo trạng theo khoản 1 của điều luật này được thể hiện theo cách mà không tiết lộ thông tin của bị hại. Trong trường hợp này, cụng tố viờn đưa bản cáo trạng cho bị cáo.

3. sau khi bản cáo trạng được công bố, chủ toạ phiên toà, trên cơ sở thụng bỏo rằng bị cỏo cú thể giữ im lặng trong toàn bộ quỏ trỡnh xột xử hoặc từ chối trả lời về những cõu hỏi mang tớnh chất cỏ nhõn hoặc những vấn đề cần thiết khác được quy định trong Điều lệ của toà án với mục đích bảo vệ quyền của mỡnh, cho phộp bị cáo và luật sư có cơ hội trỡnh bày những vấn đề liên quan đến vụ án.

Điều 291-2: khi bị cáo thừa nhận có tội về một hoặc nhiều luận điểm truy tố trong bản cáo trạng vào thời điểm tố tụng nêu trong khoản 3 của điều 291, sau khi nghe quan điểm của cụng tố viờn, bị cáo, và luật sư, Toà án có thể quyết định áp dụng thủ tục xét xử rút gọn với các luận điểm truy tố mà bị cáo đó thừa nhận là cú tội. Quy định này không được áp dụng với những vụ án có thể bị phạt đến mức án tử hỡnh hoặc tự chung thõn, hoặc lao động khổ sai hoặc phạt tự giam với mức hỡnh phạt tự thấp nhất trờn 1 năm.

Điều 291-3: Trường hợp thấy rằng vụ án mà quyết định nêu trong Điều 291-2 đó được đưa ra mà phương pháp sử dụng thủ tục xét xử rút gọn không được áp dụng được hoặc không phù hợp, toà án huỷ bỏ quyết định này.

Điều 292: Việc kiểm tra bằng chứng được thực hiện sau khi thủ tục nêu trong Điều 291đó được áp dụng. Quy định này không được áp dụng với thủ tục hoàn thiện các vấn đề và bằng chứng tại thủ tục hoàn thiện trước phiên toà công khai theo phần 1 của phần sau đây.

Điều 292-2:

1. Nếu lời khai về tỡnh cảm liờn quan đến việc bị tổn hại hoặc lời khai của những người khác về vụ án được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại nói trên đưa ra, toà án phải hỏi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại để khẳng định ý kiến của họ tại phiờn toà xột xử.

2. Yờu cầu của cỏc ý kiến bằng lời núi theo cỏc quy định của khoản 1 phải được thông báo với cụng tố viờn trước. Trong trường hợp này, cụng tố viờn thụng bỏo cho toà án kèm theo quan điểm của mỡnh.

3. sau khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ đưa ra ý kiến, Thẩm phỏn chủ toạ phiờn toà hoặc cỏc thẩm phỏn trong Hội đồng xét xử có thể đặt câu hỏi cho họ để làm rừ mục đích của những lời khai này.

4. Sau khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ đưa ra ý kiến, để làm rừ mục đích của những lời khai này, những người có liên quan đến vụ án có thể đặt câu hỏi với họ bằng cách xin phép thẩm phán chủ toạ.

5. Nếu sự xác nhận về lời khai của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại, hoặc các câu hỏi của những người có liên quan đến vụ án đặt ra cho người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp cho người bị hại nhắc lại vấn đề hoặc câu hỏi đó được đưa ra, hoặc câu hỏi hoặc câu trả lời vượt quá những vấn đề thuộc phạm vi của vụ án giải quyết hoặc câu hỏi hoặc lời khai đó không có ý nghĩa, thẩm phán chủ toạ phiên toà có thể hạn chế các câu hỏi hoặc lời khai đó.

6. Các quy định tại Điều 157-2, Điều 157-3 và khoản 1 của Điều 157-4 được áp dụng tương tự đối với các lời khai theo quy định của khoản 1.

7. Nếu khụng cú lý do gỡ về tỡnh trạng của phiờn toà và những điều kiện khác, toà án có thể yêu cầu bị hại nộp các tài liệu có chứa đựng nội dung khai báo thay cho ý kiến miệng hoặc yờu cầu họ khụng phỏt biểu ý kiến bằng lời núi.

8. Khi tài liệu được nộp theo quy định tại khoản 7, thẩm phán chủ toạ phiên toà phải làm rừ nội dung tại phiờn toà xột xử. Trong trường hợp này, nếu thấy có phù hợp, thẩm phán chủ toạ phiên toà có thể đọc to tài liệu đó và giải thích nghĩa trong đó.

9. Lời khai theo các quy định của khoản 1 hoặc tài liệu theo các quy định của khoản 7 có thể không được sử dụng làm bằng chứng để xác định hành vi phạm tội.

Điều 293:

1. Trên cơ sở hoàn thiện việc kiểm tra bằng chứng, cụng tố viờn tuyờn bố quan điểm về vụ án và việc áp dụng pháp luật.

2. Bị cáo và luật sư có thể nêu quan điểm của họ.

Điều 294: Thẩm phán chủ toạ phiên toà điều hành toàn bộ hoạt động tại phiên toà.

Điều 295:

1. Trường hợp việc kiểm tra hoặc lời khai của người có liên quan đến vụ án chỉ là nhắc lại những vấn đề đó biết hoặc làm xoay chuyển vấn đề trở nên không phù hợp với vụ án, hoặc nội dung không phù hợp, thẩm phán chủ toạ có thể bác bỏ khi điều đó không xâm hại quyền cơ bản của họ. Có thể áp dụng tương tự với hành vi của một người có liên quan đến vụ án đang truy tỡm đối tượng bị buộc tội trong lời khai của họ.

2. Trong trường hợp thẩm vấn nhân chứng, người giám định, người phiên dịch hoặc người biên dịch, nếu cho rằng có nguy cơ có những hành động nguy hại đến sức khoẻ hoặc tài sản của nhân chứng, của chuyên gia, người phiên dịch hoặc người biên dịch, hoặc người thân thích của họ, hoặc những hành vi làm cho họ lo sợ hoặc lúng túng, và điều đó làm cho nhân chứng, chuyên gia, người phiên dịch hoặc người biên dịch không thể cung cấp bằng chứng đầy đủ nếu địa chỉ, nơi làm việc hoặc những vấn đề khác về địa chỉ nơi ở của họ được tiết lộ, thẩm phán chủ toạ phiên toà có thể từ chối việc thẩm vấn liên quan đến những vấn đề trên. Quy định này không được áp dụng nếu có mối nguy hiểm về việc xảy ra một cản trở đáng kể cho việc chứng minh tội phạm với việc từ chối thẩm vấn do cụng tố viờn thực hiện, hoặc có mối nguy hiểm về việc xảy ra một sự bất lợi cơ bản cho việc bào chữa của bị cáo với việc từ chối thẩm vấn do bị cáo hoặc luật sư thực hiện.

3. Trường hợp có quyết định theo Điều 290-2 khoản 1 hoặc khoản 3, nếu việc thẩm vấn hoặc lời khai của người có liên quan đến vụ án bao gồm cả thông tin về bị hại, thẩm phán chủ toạ có thể hạn chế việc thẩm vấn hoặc lời khai trên trừ khi việc hạn chế này có thể tạo ra trở ngại cụ thể tới việc xác định tội phạm hoặc gây ra bất lợi nghiêm trọng trong việc bào chữa cho bị cáo. Có thể áp dụng tương tự với yêu cầu của người liên quan đó nờu về lời khai của bị cỏo.

4. Trường hợp cụng tố viờn hoặc luật sư là người bào chữa được yêu cầu tuân thủ các quy định của 3 khoản trên nhưng không chấp hành, Toà án có thể thông báo tới người có quyền điều hành và giám sát cụng tố viờn nêu trên, tới Hội Luật sư hoặc Liên đoàn hội Luật sư Nhật bản mà người luật sư nêu trờn tham gia và yờu cầu cỏc tổ chức này ỏp dụng cỏc biện phỏp phự hợp.

5. Người được yêu cầu theo quy định của khoản 4 phải thông báo các biện pháp đó ỏp dụng cho Toà ỏn.

Điều 296: Ngay từ khi bắt đầu việc kiểm tra bằng chứng, cụng tố viờn phải làm rừ nội dung sự việc phạm tội được chứng minh qua bằng chứng. Cụng tố viờn có thể không khẳng định bất kỳ vấn đề nào có thể làm cho toà án suy đoán theo hướng vụ án dựa vào dữ liệu nào đó mà không được coi là bằng chứng, hoặc không có ý định yờu cầu kiểm tra việc đó như là một bằng chứng.

Điều 297:

1. Sau khi nghe quan điểm của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư, toà án có thể xác định phạm vi, thủ tục, và phương pháp kiểm tra bằng chứng.

2. Quy trỡnh nờu tại khoản 1 cú thể do một thành viờn của Hội đồng xét xử đảm nhiệm.

3. Sau khi nghe quan điểm của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư, toà án có thể thay đổi phạm vi, thủ tục và phương pháp đó xỏc định trong các quy định của khoản 1 tại bất kỳ thời điểm nào khi thấy phù hợp.

Điều 298:Cụng tố viờn, bị cỏo hoặc luật sư có thể yêu cầu kiểm tra bằng chứng.

2. Trường hợp xét thấy cần thiết, toà án có thể điều hành việc kiểm tra bằng chứng theo thẩm quyền của mỡnh.

Điều 299: Trước khi yêu cầu thẩm vấn nhân chứng, người giám định, người phiên dịch hoặc người biên dịch, thỡ cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư phải cho bên phản bác biết trước tên và địa chỉ. Khi yêu cầu kiểm tra những tài liệu hoặc những vật chứng quan trọng, họ phải đưa cho bên phản bác trước để họ có cơ hội nghiên cứu bằng chứng. Quy định này không được áp dụng trong trường hợp không có sự phản đối của bên đối lập.

2. Khi xem xột việc kiểm tra bằng chứng theo thẩm quyền của mỡnh, toà ỏn nghe quan điểm của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư.

Điều 299-2: Khi tạo điều kiện để biết tên và địa chỉ của nhân chứng, người giám định, người phiên dịch hăojc người biên dịch, hoặc tạo cơ hội nghiên cứu các tài liệu và vật chứng quan trọng theo quy định của khoản 1 điều 299, nếu thấy mối nguy hiểm của việc xuất hiện các hành vi gây hại cho sức khoẻ hoặc tài sản của nhân chứng, chuyên gia, người phiên dịch hoặc người biên dịch, người ghi tên vào tài liệu hoặc vật chứng quan trọng, hoặc người thân của những người trên, hoặc xuất hiện những hành vi khiến cho những người này lo sợ hoặc lo lắng, cụng tố viờn hoặc luật sư có thể thông báo với bên đối lập về điều này, và yêu cầu họ xem xét cẩn thận về việc tiết lộ địa chỉ, nơi làm việc và những vấn đề khác thể hiện nơi ở thường xuyên của những người này cho những người có liên quan (bao gồm cả bị cáo) trừ trường hợp cần thiết liên quan đến việc chứng minh tội phạm, việc điều tra tội phạm hoặc việc bào chữa của bị cáo, và để không đe doạ đến sự an toàn của những người này.

Điều 299-3: Khi tạo cơ hội cho bên đối lập biết tên và địa chỉ của nhân chứng hoặc những tài liệu và vật chứng quan trọng phù hợp với quy định của Điều 299 khoản 1, nếu có căn cứ cho rằng việc tiết lộ thông tin về người bị hại có thể làm huỷ hoại danh tiếng hoặc cuộc sống yên bỡnh của người bị hại hoặc dẫn đến những hành vi xâm hại sức khoẻ hoặc tài sản hoặc đe doạ hoặc quấy nhiễu người bị hại hoặc người thân của họ, cụng tố viờn có thể tuyên bố điều đó với luật sư và yêu cầu luật sư giữ kín những thông tin nói trên đối với bị cáo hoặc những người khác trừ khi thông tin này cần thiết để bào chữa cho bị cáo. Tuy vậy, yêu cầu nêu trên cần được hạn chế về phần những phần thông tin về bị hại mà không được nêu cụ thể trong bản cáo trạng.

Điều 300: cụng tố viờn có quyền yêu cầu kiểm tra những tài liệu liên quan được coi là bằng chứng phù hợp với phần sau của các quy định của Điều 321 khoản 1 mục (2).

Điều 301: Trường hợp lời khai của bị cáo được coi là bằng chứng phù hợp với các quy định của Điều 322 và Điều 324 khoản 1 là lời thú tội, yêu cầu kiểm tra bằng chứng này có thể không được chấp nhận trừ khi có bằng chứng khác về tội phạm bị truy tố đó được kiểm chứng.

Điều 302: Trường hợp các tài liệu được coi là bằng chứng phù hợp với các quy định của các Điều từ 321 đến 323, hoặc Điều 326 là một phần của hồ sơ điều tra, cụng tố viờn yờu cầu kiểm tra những tài liệu này bằng cỏch tách tài liệu đó ra khỏi hồ sơ trong phạm vi được phép.

Điều 303: Đối với việc thẩm vấn nhân chứng hoặc những người khác, việc kiểm tra, thu giữ, và tài liệu có chứa kết quả việc khám xét cũng như các vật bị thu giữ được tiến hành để chuẩn bị cho phiên toà xét xử công khai, toà án kiểm tra những vấn đề này như là những tài liệu hoặc đồ vật có tính chất quan trọng tại phiên toà xét xử công khai.

Điều 304:

1. Các nhân chứng, người giám định, người phiên dịch hoặc người biên dịch phải được thẩm phán chủ toạ phiên toà hoặc các thẩm phán có mặt kiểm tra đầu tiên.

2. Sau khi thụng bỏo với thẩm phỏn chủ toạ, thỡ Cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư có thể thẩm vấn nhân chứng, người giám định, người phiên dịch hoặc người biên dịch sau khi việc kiểm tra được nêu trong khoản 1 kết thúc. Trong trường hợp này, khi việc kiểm tra các nhân chứng, người giám định, người phiên dịch hoặc người biên dịch do cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư yêu cầu, họ sẽ thẩm vấn những người này trước.

3. Khi thấy phự hợp, toà ỏn cú thể thay đổi trỡnh tự thẩm vấn nờu trong khoản 1 và 2 sau khi nghe ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư.

Điều 304-2: Khi tiến hành lấy lời khai nhân chứng, nếu thấy nhân chứng này không thể khai đầy đủ khi có mặt bị cáo (bao gồm cả những trường hợp áp dụng các biện pháp theo quy định tại Điều 157-3 khoản 1 và những biện pháp theo quy định tại Điều 157-4 khoản 1) vỡ bị ỏp lực bởi sự cú mặt của bị cỏo, Toà ỏn cú thể yờu cầu bị cỏo ra ngoài nghỉ trong khi lấy lời khai nhõn chứng đó, nhưng chỉ với điều kiện có mặt luật sư của bị cáo, sau khi đó nghe ý kiến của cụng tố viờn và luật sư. Trong trường hợp này, khi việc lấy lời khai kết thúc, bị cáo được vào phũng xử ỏn, được thông báo nội dung chính của lời khai và được phép hỏi nhân chứng.

Điều 305:

1. Đối với việc kiểm tra những tài liệu quan trọng theo yờu cầu của cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư, thẩm phán chủ toạ cho phép người yêu cầu kiểm tra được đọc tài liệu đó tại phiên toà. Thẩm phán chủ toạ có thể tự đọc những tài liệu này hoặc cho một thẩm phán tham dự hoặc thư ký toà ỏn đọc tài liệu đó.

2. Đối với việc kiểm tra các tài liệu quan trọng theo thẩm quyền của toà án, thẩm phán chủ toạ tự mỡnh đọc các tài liệu này hoặc cho một thẩm phán tham dự hoặc thư ký toà ỏn đọc.

3. Nếu có quyết định theo khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 290-2, việc đọc các tài liệu quan trọng theo các quy định của khoản 1 và 2 được tiến hành theo cách không tiết lộ thông tin về người bị hại.

4. Đối với việc điều tra bản ghi lời khai mà một phần của lời khai này được ghi âm theo Điều 157-4 khoản 3, phần ghi âm này được mở lại thay vỡ đọc lời khai theo quy định của khoản 1 và khoản 2. Trường hợp thấy có đủ căn cứ, sau khi nghe các ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo, hoặc luật sư, thay vỡ mở băng ghi âm, toà án có thể yêu cầu người đó yờu cầu điều tra lời khai viết có liên quan, các đồng thẩm phán, hoặc thư ký toà ỏn nờu nội dung của lời khai được ghi âm trong bản ghi lời khai, hoặc thẩm phán chủ toạ tự mỡnh cụng bố nội dung đó.

5. Khi phần được ghi âm nêu trong Điều 157-4 khoản 3 theo các quy định của khoản 4 được mở, trường hợp cần thiết, sau khi nghe ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư, toà án có thể áp dụng các biện pháp nêu trong Điều 157-3.

Điều 306:

1. Đối với việc kiểm tra các vật chứng theo yêu cầu của cụng tố viờn, bị cỏo hoặc luật sư, thẩm phán chủ toạ cho phép người yêu cầu kiểm tra xuất trỡnh vật chứng. Thẩm phỏn chủ toạ cú thể tự mỡnh hoặc cho phộp một thẩm phỏn tại phũng xử hoặc thư ký toà ỏn đưa vật chứng ra để kiểm tra trước phiên toà.

2. Đối với việc kiểm tra các vật chứng theo thẩm quyền của toà ỏn, thẩm phỏn chủ toạ tự mỡnh hoặc cho phộp một thẩm phỏn tại phũng xử hoặc thư ký toà ỏn đưa vật chứng cho người có liên quan đến vụ án tại phiên toà.

Điều 307: Đối với việc kiểm tra các vật chứng mà có ý nghĩa chứng minh tội phạm,các quy định tại Điều 305 được áp dụng cùng với các quy định tại Điều 306.

Điều 307-2: Các quy định tại các Điều 296, 297, các Điều 300 đến 302, và Điều 304 tới Điều 307 không được áp dụng trong các trường hợp đó cú quyết định nêu trong Điều 291-2, và việc kiểm tra bằng chứng có thể thực hiện theo cách được cho là phù hợp tại phiên toà xét xử.

Điều 308: toà án cho cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư có quyền thực hiện việc tranh tụng về bằng chứng đưa ra.

Điều 309:

1. Cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư có thể thực hiện quyền bác bỏ đối với việc kiểm tra bằng chứng.

2. Cùng với những trường hợp đó nờu trong khoản 1, cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư có thể thực hiện quyền bác bỏ đối với biện pháp do thẩm phán chủ toạ đưa ra.

3. Toà án đưa ra quyết định cho hành vi nờu trong khoản 1 và 2.

Điều 310: Các tài liệu và vật chứng đó được kiểm tra xong được xuất trỡnh ngay cho toà ỏn. Bản sao của những tài liệu và vật chứng này cú thể được xuất trỡnh thay cho bản gốc khi được toà án cho phép.

Điều 311:

1. Bị cỏo cú thể giữ im lặng trong toàn bộ quỏ trỡnh xột xử, hoặc từ chối khai bỏo với cõu hỏi mang tớnh chất riờng tư.

2. Trường hợp bị cáo tự nguyện khai báo, thẩm phán chủ toạ có thể yêu cầu bị cáo trả lời về những vấn đề cần thiết vào bất cứ thời điểm nào trong khi xột xử.

3. Thẩm phỏn tham gia xột xử,cụng tố viờn, luật sư, đồng bị cáo hoặc luật sư của họ trong vụ án này có thể yêu cầu bị cáo trả lời như đó nờu trong khoản 2 trờn cơ sở được phép của thẩm phán chủ toạ.

Điều 312:

1. Trên cơ sở yêu cầu của cụng tố viờn, toà án cho phép họ bổ sung, rút, hoặc thay đổi luận điểm truy tố hoặc điều luật áp dụng đó nờu trong bản cỏo trạng khi thấy khụng phự hợp với nội dung vụ ỏn đó được thẩm tra tại phiên toà.

2. Khi thấy phự hợp với tiến trỡnh xột xử, toà ỏn ra quyết định bổ sung hoặc thay đổi luận điểm truy tố hoặc Điều luật áp dụng.

3. Trường hợp việc bổ sung, rút hoặc thay đổi luận điểm truy tố hoặc điều luật áp dụng được thực hiện, toà án ngay lập tức thông báo cho bị cáo về phần được bổ sung, rút, hoặc thay đổi.

4. Khi thấy có nguy cơ gây ra bất lợi nghiêm trọng cho việc bào chữa của bị cáo trong việc bổ sung hoặc thay đổi luận điểm truy tố hoặc điều luật áp dụng, trên cơ sở yêu cầu của bị cáo hoặc luật sư, toà án ra quyết định tạm dừng phiên toà xét xử công khai trong một thời gian nhất định để cho phép bị cáo chuẩn bị việc bào chữa về vấn đề đó.

Điều 313:

1. Theo yờu cầu của cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư, hoặc theo thẩm quyền của toà án, khi thấy phù hợp, toà án có thể tách, hoặc gộp các vấn đề đang tranh luận, hoặc xem xét lại vấn đề mà đó bị bỏc bỏ theo quyết định của toà án.

2. Trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền của bị cáo, toà án tách vấn đề tranh luận bằng quyết định phù hợp với Điều lệ của toà án.

Điều 313-2:

1. Việc chỉ định luật sư do Toà án hoặc thẩm phán chủ toạ hoặc một thẩm phán trên cơ sở các quy định của Luật này thực hiện phải phù hợp với trường hợp vấn đề tố tụng tranh luận bằng lời được kết hợp trong phiên toà. Quy định này không được áp dụng nếu Toà án có quyết định khác.

2. Để ra quyết định phù hợp với quy định của khoản 1, trước tiên Toà án phải tham khảo ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư.

Điều 314:

1. trường hợp bị cáo đang trong tỡnh trạng mất ổn định về tinh thần, việc xét xử công khai có thể được quyết định tạm dừng trong thời gian bị cáo chưa ổn định tinh thần sau khi nghe ý kiến của cụng tố viờn và luật sư. Trường hợp rừ ràng là đó cú quyết định vô tội, trắng án, giảm hỡnh phạt, hoặc huỷ bỏ truy tố, quyết định này có thể được thực hiện ngay mà không chờ sự có mặt của bị cáo.

2. Khi bị cỏo khụng thể cú mặt tại phiờn toà vỡ lý do sức khoẻ, quy trỡnh xột xử cụng khai được quyết định tạm dừng cho đến khi bị cáo có thể tham dự phiên toà sau khi nghe ý kiến của cụng tố viờn và luật sư. Quy định này không được áp dụng trong các trường hợp như người đại diện của bị cáo được yêu cầu có mặt tại phiên toà theo các quy định của Điều 284 và 285.

3. Trường hợp nhân chứng quan trọng không thể thiếu cho việc chứng minh hành vi phạm tội không thể có mặt tại phiên toà xét xử vỡ lý do sức khoẻ, phiên toà xử được quyết định tạm dừng cho đến khi họ có thể tham dự phiên toà, trừ trường hợp có thể tiến hành việc thẩm vấn vào thời gian khác ngoài ngày xét xử.

4. Trường hợp phiên toà phải tạm dừng theo các quy định của khoản 1, khoản 2 và khoản 3, toà ỏn cú thể tham khảo ý kiến của bỏc sỹ trước khi quyết định.

Điều 315: Trường hợp thay đổi một hoặc nhiều thẩm phán sau khi đó mở phiờn toà thỡ phiờn toà đó phải được mở lại từ đầu theo thủ tục chung. Quy định này không được áp dụng trong những trường hợp bản án đó được tuyên.

Điều 315-2: khi quyết định nêu Điều 291-2 bị huỷ, trỡnh tự xột xử cụng khai được mở lại từ đầu. Quy định này không được áp dụng trong trường hợp không có sự phản đối nào từ phía cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư.

Điều 316: Các quy trỡnh tố tụng do thẩm phán của Toà án khu vực hoặc Toà án gia đỡnh thực hiện cú hiệu lực cả đối với vụ án theo thẩm quyền giải quyết của Hội đồng xét xử.

Phần 2: Tố tụng để hoàn thành các vấn đề và bằng chứng

Mục 1: Tố tụng để hoàn thiện thủ tục trước khi xét xử cụng khai

Nhóm 1: Các quy định chung

Điều 316-2:

1. Nếu thấy cần thiết cho việc điều hành các giai đoạn tố tụng quan trọng tại phiên toà công khai một cách liên tục theo lịch trỡnh và được nhanh chóng, sau khi nghe ý kiến của cụng tố viờn và bị cỏo hoặc luật sư, trước ngày xét xử đầu tiên đó ấn định, để chuẩn bị cho phiên toà hoàn thành các vấn đề và bằng chứng của vụ án, Toà án ra quyết định cho việc thực hiện các bước mà vụ án cần được tiến hành theo tố tụng để hoàn thành trước khi mở phiên toà xét xử cụng khai.

2.Như đó nờu trong Mục này, tố tụng để hoàn thành trước khi mở phiên toà xét xử công khai cần được tiến hành bằng cách yêu cầu những người có liên quan đến vụ án có mặt để trỡnh bày và đệ trỡnh những tài liệu cú liờn quan.

Điều 316-3:

1. Để điều hành những thủ tục quan trọng của phiờn toà cụng khai một cỏch liờn tục theo lịch trỡnh và được nhanh chóng, tại thủ tục để hoàn thành trước khi xét xử, toà án cố gắng chuẩn bị đầy đủ, và kết thúc thủ tục này càng sớm càng tốt.

2. Để việc điều hành những thủ tục quan trọng của phiờn toà cụng khai một cỏch liờn tục theo lịch trỡnh và được nhanh chóng, tại thủ tục để hoàn thành trước khi xét xử, những người có liên quan trọng vụ án hợp tác với nhau và với toà án một cách có ý thức trong việc thi hành phỏp luật.

Điều 316-4:

1. Thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà không thể được tiến hành nếu không có luật sư bào chữa cho bị cáo.

2. Nếu không có luật sư bào chữa cho bị cáo tại thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà, thẩm phán chủ toạ phiên toà chỉ định luật sư theo thẩm quyền của mỡnh.

Điều 316-5: Tại thủ tục trước khi mở phiên toà, những mục sau đây có thể được thực hiện:

  1. Làm rừ những luận điểm truy tố hoặc các Điều luật cụ thể được ỏp dụng.
  2. Cho phộp bổ sung, rỳt hoặc thay đổi những luận điểm hoặc các Điều luật cụ thể được ỏp dụng;
  3. Hoàn thành những vấn đề của vụ ỏn bằng cỏch làm rừ lý lẽ sẽ được đưa ra vào ngày xét xử đó được ấn định;
  4. Cho phép đề ra yờu cầu kiểm tra bằng chứng;
  5. Đối với những bằng chứng kốm theo yờu cầu tại mục (5), làm rừ lý do chớnh của việc chứng minh và yờu cầu, v.v…
  6. Củng cố những ý kiến về yờu cầu kiểm tra bằng chứng (bao gồm cỏc ý kiến mà được tán thành theo Điều 326 đối với những bằng chứng là tài liệu)
  7. Quyết định từ chối việc cho kiểm tra bằng chứng hoặc yờu cầu kiểm tra bằng chứng;
  8. Đối với những bằng chứng mà đó cú quyết định cho việc kiểm tra, quy định trỡnh tự và phương pháp cho việc kiểm tra đó;
  9. Quyết định khụng chấp nhận việc từ chối kiểm tra bằng chứng;
  10. Phõn xử việc cụng bố bằng chứng theo quy định của Nhúm 3;
  11. Ra quyết định đối với đề nghị can thiệp vào quỏ trỡnh tố tụng của vụ ỏn theo thẩm quyền truy tố phự hợp với các quy định của Điều 316-33 khoản 1 hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định trờn.
  12. Quy định hoặc thay đổi ngày mở phiên toà công khai đó ấn định, tạo điều kiện cần thiết khỏc cho việc chuẩn bị mở phiờn toà xột xử.

Điều 316-6:

1. nếu thẩm phán chủ toạ điều khiển thủ tục để hoàn thành trước khi mở phiên toà xét xử công khai bằng biện pháp yêu cầu những người liên quan có mặt tại phiên toà, họ có thể đưa ra ngày cụ thể để thực hiện thủ tục cho việc hoàn tất trước khi mở phiên toà.

2. Ngày thực hiện thủ tục để hoàn tất trước khi mở phiên toà phải được thông báo cho cụng tố viờn, bị cáo và luật sư.

3. Trên cơ sở yêu cầu của cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư, hoặc theo thẩm quyền của mỡnh, thẩm phỏn chủ toạ phiờn toà cú thể thay đổi ngày đó ấn định để tiến hành thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà công khai. Trong trường hợp này, theo Điều lệ của Toà án, trước tiên các ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư được tham khảo trước khi quyết định.

Điều 316-7: Nếu cụng tố viờn hoặc luật sư không có mặt vào ngày tiến hành thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà đó ấn định, thủ tục này không được tiến hành.

Điều 316-8:

1. Nếu luật sư không có mặt vào ngày tiến hành thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà đó ấn định, hoặc nếu họ không muốn tham gia, thẩm phán chủ toạ phiên toà chỉ định luật sư theo thẩm quyền của mỡnh.

2. Nếu có căn cứ cho rằng luật sư sẽ không có mặt vào ngày tiến hành thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà đó ấn định, toà án có thể chỉ định luật sư theo thẩm quyền của mỡnh.

Điều 316-9:

1. Bị cáo có thể có mặt vào ngày tiến hành thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà đó ấn định.

2. Nếu thấy cần thiết, Toà ỏn cú thể yờu cầu bị cỏo cú mặt vào ngày tiến hành thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà đó ấn định.

3. Trong trường hợp điều khiển thủ tục để hoàn thành trước khi mở phiên toà xét xử công khai bằng cách yêu cầu bị cáo có mặt, vào ngày đầu tiên của thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà, đầu tiên thẩm phán chủ toạ thông báo cho bị cáo về việc họ có thể giữ im lặng trong toàn bộ quá trỡnh thủ tục này hoặc từ chối trỡnh bày ý kiến với những cõu hỏi mang tớnh chất riờng tư.

Điều 316-10: Nếu thấy cần thiết để xác định chủ ý của bị cáo đối với lời tuyên bố của luật sư hoặc những giấy tờ do luật sư nộp, Toà án có thể hỏi bị cáo vào ngày tiến hành thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà, và yêu cầu nộp những tài liệu mà đó được thống nhất với bị cáo cho luật sư.

Điều 316-11: Toà án có thể yêu cầu các thành viên của một Toà học viện đảm nhiệm thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà (trừ những nguyên tắc theo mục (2), mục (7) và mục (9) đến mục (11) Điều 316-5). Trong trường hợp này, thẩm phán được uỷ nhiệm có quyền tương đương với Toà án hoặc thẩm phỏn chủ toạ.

Điều 316-12:

1. Thư ký toà ỏn tham dự vào ngày tiến hành thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà đó ấn định.

2. Đối với thủ tục trong ngày tiến hành thủ tục hoàn thiện trước khi mở phiên toà, một bản quy định cho thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà được chuẩn bị theo Điều lệ của Toà án.

Nhóm 2: Hoàn thiện các vấn đề và bằng chứng

Điều 316-13:

1. Nếu vụ án được đưa vào thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà, cụng tố viờn nộp những tài liệu xác định nội dung vụ án cần được chứng minh cho Toà án (nghĩa là những nội dung được chứng minh bằng các bằng chứng vào ngày phiên toà xét xử công khai đó ấn định), và chuyển những tài liệu này cho bị cáo hoặc luật sư. Trong trường hợp này, các vấn đề có thể gây định kiến hoặc nhầm lẫn về vụ án trên cơ sở những tài liệu chuyển cho Toà án mà không thể chuyển bằng tay như vật chứng hoặc là không có mục đích để yêu cầu điều tra như bằng chứng sẽ không được xác định trong các giấy tờ nói trên.

2. Cụng tố viờn yêu cầu điều tra những bằng chứng được sử dụng để chứng minh những nội dung được chứng minh theo khoản 1.

3. quy định của Điều 299 khoản không được áp dụng đối với yêu cầu điều tra những bằng chứng theo các quy định của khoản 2 điều luật này.

4. Sau khi nghe ý kiến của cụng tố viờn và bị cỏo hoặc luật sư, Toà án đưa ra thời hạn cho việc nộp và gửi những giấy tờ theo khoản 1 và yêu cầu của khoản 2.

Điểu 316-14: Đối với những bằng chứng được yêu cầu điều tra theo quy định của khoản 2 Điều 316-13 (từ nay được hiểu là “những bằng chứng do cụng tố viờn yờu cầu”), cụng tố viờn phải xuất trỡnh ngay cho bị cỏo hoặc luật sư theo các quy định về bằng chứng và theo phương pháp được nêu trong các mục dưới đây:

  1. Những bằng chứng là tài liệu hoặc những bằng chứng cụ thể: sử dụng phương pháp tạo điều kiện cho việc nghiờn cứu những tài liệu và những bằng chứng cụ thể này (tạo điều kiện nghiờn cứu cũng là việc gửi bản sao những tài liệu này cho luật sư);
  2. Về nhõn chứng, người giám định, người phiờn dịch hoặc người biờn dịch: tạo điều kiện cho biết tên, địa chỉ, và nghiờn cứu (trường hợp cú luật sư, cơ hội nghiờn cứu cũng là việc cho phép sao chép) các đồ vật, cỏc tài liệu chứa đựng lời khai của những người này (nghĩa là những tài liệu hoặc giấy tờ cú chứa lời khai đó được người khai ký, đóng dấu, hoặc những tài liệu thông tin đại chỳng mà cú thể ghi lại hỡnh ảnh hoặc õm thanh và cú chứa những lời khai); mà đang làm rừ nội dung được cho rằng được xác định bởi những người cú lời khai này tại phiờn toà xột xử cụng khai (nếu tài liệu cú chứa lời khai núi trờn khụng cú, hoặc nếu cho rằng việc nghiờn cứu những tài liệu này là khụng phự hợp, những giấy tờ chứa đựng ý chớnh của nội dung mà được cho rằng được những người nói trên xác định tại phiờn toà xột xử cụng khai).

Điều 316-15:

1. trường hợp bị cáo hoặc luật sư yêu cầu công bố những bằng chứng mà không phải là những bằng chứng được công bố theo quy định tại Điều 316-14, mà rơi vào những loại bằng chứng nêu trong những mục riêng dưới đây, và được coi là quan trọng cho việc phán xét khả năng chứng minh các bằng chứng cụ thể theo yờu cầu của cụng tố viờn khi thấy phù hợp sau khi xem xét mức độ quan trọng và cần thiết khác cho việc công bố bằng chứng để chuẩn bị cho việc bào chữa của bị cáo cũng như nội dung và mức độ lạm dụng có thể xuất hiện từ việc công bố này, cụng tố viờn phải công bố ngay bằng các biện pháp nêu trong mục (1) của Điều 316-14. Trường hợp này, cụng tố viờn có thể quy định thời gian và phương pháp công bố hoặc đưa ra một số điều kiện nếu thấy cần thiết:

  1. Bằng chứng cú thật;
  2. Cỏc tài liệu chứa đựng kết quả kiểm tra bằng chứng do Toà ỏn hoặc một thẩm phỏn tiến hành theo quy định của Điều 321 khoản 2;
  3. Cỏc tài liệu theo quy định của Điều 321 khoản 3 hoặc tài liệu tương tự;
  4. Cỏc tài liệu theo quy định của Điều 321 khoản 4 hoặc tài liệu tương tự;
  5. Cỏc tài liệu chứa đựng những lời khai, … của những người nêu trong quy định sau:
  6. Người mà bị cụng tố viờn yờu cầu kiểm tra như một nhõn chứng;
  7. Người cú lời khai trong tài liệu mà bị cụng tố viờn yờu cầu điều tra, và trong trường hợp những tài liệu này chưa được chấp nhận theo quy định của Điều 326 và cụng tố viờn yờu cầu kiểm tra người cú lời khai trong tài liệu này theo thủ tục kiểm tra nhõn chứng.
  8. Ngoài những tài liệu đó nờu trong mục (5), cú những tài liệu chứa đựng lời khai của những người khụng phải là bị cỏo mà nội dung những lời khai liên quan đến sự thực của vụ ỏn mà cụng tố viờn muốn chứng minh trực tiếp bằng cỏc bằng chứng cụ thể do cụng tố viờn yờu cầu đưa ra.
  9. Cỏc tài liệu chứa đựng lời khai … của bị cỏo;
  10. Cỏc tài liệu được bắt buộc phải chuẩn bị cho việc cụng tố viờn, thư ký viện kiểm sỏt, hoặc nhõn viờn cảnh sát để thực hiện trỏch nhiệm của mỡnh trờn cơ sở cỏc quy chuẩn về biờn bản của các điều kiện điều tra như ngày tháng, thời gian và địa điểm của cuộc điều tra về người đang bị giam giữ (được hạn chế với những trường hợp liên quan đến bị cỏo)

2. Trường hợp bị cáo hoặc luật sư yêu cầu công bố bằng chứng theo quy định của khoản 1, họ phải làm rừ những vấn đề sau:

(1) Loại bằng chứng nêu trong các mục riêng của khoản 1 và những vấn đề đủ để phân biệt các bằng chứng kèm theo yờu cầu cụng bố;

(2) Theo các điều kiện về nội dung của vụ án, những vấn đề cần được chứng minh phù hợp với các bằng chứng cụ thể do cụng tố viờn yêu cầu, mối quan hệ giữa bằng chứng kèm theo yêu cầu công bố và những bằng chứng đó nờu theo yờu cầu của cụng tố viờn, vấn đề mà những bằng chứng đó nờu kốm theo yờu cầu là rất quan trọng cho việc phỏn xột khả năng chứng minh của bằng chứng theo yêu cầu của cụng tố viờn, và những lý do khỏc giải thớch sự cần thiết của việc cụng bố tài liệu này cho việc chuẩn bị việc bào chữa của bị cỏo.

Điều 316-16:

1. Trường hợp bị cáo hoặc luật sư nhận được các tài liệu theo Điều 316-13 khoản 1 và được yêu cầu công bố bằng chứng theo các quy định của Điều 316-14 và khoản 1 của Điều 316-15, đối với những bằng chứng do cụng tố viờn yờu cầu, họ phải nờu rừ quan điểm của mỡnh nếu chấp nhận theo Điều 326 hoặc từ chối yêu cầu điều tra bằng chứng đó.

2. sau khi nghe ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư, toà án có thể quy định hạn chót để làm rừ quan điểm theo khoản 1.

Điều 316-17: Khi nhận được các tài liệu theo Điều 316-13 khoản 1 và được yêu cầu công bố các tài liệu theo Điều 316-14 và Điều 316-15 khoản 1, nếu có các căn cứ có thể chứng minh và những cơ sở pháp lý hoặc thực tế sẽ được đưa ra vào ngày xét xử công khai, bị cáo hoặc luật sư xuất trỡnh những tài liệu đó cho Toà án và cụng tố viờn. Trong trường hợp này, quy định của phần sau tại khoản 1 Điều 316-13 được áp dụng tương tự.

2. Nếu có căn cứ để chứng mỡnh theo khoản 1, bị cỏo hoặc luật sư yêu cầu điều tra những bằng chứng để chứng minh điều đó. Trong trường hợp này, quy định của Điều 316-13 khoản 3 được áp dụng tương tự.

3. Sau khi nghe cỏc ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư, Toà án ấn định thời hạn để làm rừ những căn cứ theo khoản 1 và thời hạn yêu cầu theo khoản 2.

Điều 316-18: Đối với những bằng chứng do bị cáo hoặc luật sư yêu cầu điều tra theo các quy định của khoản 2 Điều 316-17, họ trỡnh cỏc bằng chứng này ngay cho cụng tố viờn căn cứ vào các loại bằng chứng có tính chất riêng tư và phương pháp công bố bằng chứng như sau:

  1. Cỏc bằng chứng là tài liệu hoặc bằng chứng cú thật: bằng phương pháp tạo điều kiện cho việc nghiờn cứu và sao chộp những tài liệu này;
  2. Cỏc nhõn chứng, người giám định, người phiờn dịch hoặc người biờn dịch: bằng phương pháp tạo điều kiện cho phộp biết tên và địa chỉ, nghiờn cứu và sao chộp trong số cỏc tài liệu cú chứa đựng lời khai, v.v… của những người này mà làm rừ được nội dung được tin rằng do những người đó xác nhận vào ngày xột xử cụng khai (nếu những tài liệu cú chứa cỏc lời khai v.v… khụng cú thực, hoặc nếu họ cho rằng việc nghiờn cứu những tài liệu này là khụng phự hợp, những giấy tờ nờu nội dung chính được cho rằng sẽ được những người này xỏc nhận vào ngày xột xử cụng khai).

Điều 316-19: Nếu được yêu cầu xuất trỡnh bằng chứng theo quy định của Điều 316-18, đối với những bằng chứng mà bị cáo hoặc luật sư đó yờu cầu đieuf tra theo quy định của Điều 316-17 khoản 2, cụng tố viờn nờu rừ quan điểm của mỡnh nếu nhất trớ theo Điều 326 hoặc nếu từ chối việc yêu cầu điều tra nói trờn.

2. Sau khi nghe cỏc ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luạt sư, Toà án có thể đưa ra thời hạn cho việc làm rừ cỏc ý kiến theo khoản 1.

Điều 316-20: Trường hợp bị cáo hoặc luật sư yêu cầu công bố bằng chứng mà không áp dụng quy định công bố theo Điều 316-14 và Điều 316-15 khoản 1, có liên quan đến các căn cứ theo Điều 316-17 khoản 1, nếu thấy phù hợp sau khi xem xét mức độ quan hệ và mức độ cần thiết khác cho việc công bố những tài liệu này để chuẩn bị cho việc bào chữa của bị cáo cung như nội dung và mức độ lạm dụng có thể xảy ra trong việc công bố các tài liệu này, Cụng tố viờn phải công bố ngay bằng các biện pháp nêu tại mục (1) Điều 316-14. Trong trường hợp này, kiểm sất viên có thể xác định ngay thời gian hoặc phương pháp công bố, hoặc đưa ra một số điều kiện nếu thấy cần thiết.

2. Nếu bị cáo hoặc luật sư yêu cầu công bố bằng chứng theo khoản 1, họ phải làm rừ những vấn đề sau:

(1) Những vấn đề cần thiết để phân biệt những bằng chứng kèm theo yêu cầu công bố;

(2) Mối quan hệ giữa những căn cứ theo điều 316-17 khoản 1 và những bằng chứng kèm theo yêu cầu công bố, và những nguyên nhân khác giải thích lý do việc công bố đó nờu là cần thiết cho việc chuẩn bị bào chữa cho bị cỏo.

Điều 316-21:

1. nếu thấy cần thiết cho việc bổ sung hoặc thay thế những cơ sở lập luận được chứng minh sau khi kết thúc các bước tố tụng theo các quy định của Điều 316-13 đến Điều 316-20, cụng tố viờn phải nộp ngay cho Toà án những giấy tờ chứa đựng những cơ sở lập luận để chứng minh việc bổ sung hoặc thay thế, và gửi cho bị cáo hoặc luật sư. Trong trường hợp này, quy định tại phần sau của Điều 316-13 khoản 1 được áp dụng tương tự.

2. Nếu thấy cần thiết bổ sung yêu cầu điều tra các bằng chứng được sử dụng để chứng minh những cơ sở lý luận này, Cụng tố viờn phải yêu cầu điều tra ngay những bằng chứng này để bổ sung. Trong trường hợp này, quy định của Điều 316-13 khoản 3 được áp dụng tương tự.

3. Sau khi nghe cỏc ý kiến của kiểm sts viờn và bị cỏo hoặc luật sư, Toà án có thể đưa ra thời hạn cho việc nộp và gửi các tài liệu theo khaonr 1 cũng như yêu cầu theo khoản 2.

4. các quy định của Điều 316-14 đến Điều 316-16 được áp dụng tương tự với những bằng chứng mà cụng tố viờn đó yờu cầu điều tra theo quy định của khoản 2.

Điều 316-22:

1. nếu thấy cần thiết bổ sung hoặc thay thế những căn cứ theo Điều 316-17 khoản 1 sau khi kết thúc quy trỡnh theo cỏc quy định của Điều 316-13 đến Điều 316-20, bị cáo hoặc luật sư phải làm rừ ngay những căn cứ được bổ sung hoặc thay thế tới Toà án và cụng tố viờn. Trong trường hợp này, quy định của phần sau của Điều 316-13 khoản 1 được áp dụng tương tự.

2. Nếu thấy cần thiết bổ sung một yêu cầu điều tra các bằng chứng được sử dụng để chứng minh sự kiện cần chứng minh, bị cáo hoặc luật sư phải yêu cầu điều tra ngay những bằng chứng này để bổ sung. Trong trường hợp này, quy định của phần sau của Điều 316-13 khoản 3 được áp dụng tương tự.

3. Sau khi nghe ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư, Toà án quyết định thời hạn cho việc làm rừ những căn cứ theo khoản 1 và thời hạn cho việc yêu cầu theo khoản 2.

4. các quy định của Điều 316-18 và Điều 316-19 được áp dụng tương tự cho bằng chứng mà bị cáo hoặc luật sư đó yờu cầu điều tra theo quy định của khoản 2.

5. quy định của Điều 316-20 được áp dụng tương tự với những bằng chứng được cho là có quan hệ với những căn cứ được bổ sung hoặc thay thế theo khoản 1.

Điều 316-23: các quy định của Điều 299-2 và Điều 299-3 được áp dụng tương tự với những vụ án mà cụng tố viờn hoặc luật sư công bố bằng chứng theo các quy định của Mục này.

Điều 316-24: Khi kết thúc thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà xét xử công khai, Toà án xác nhận những kết quả của việc hoàn thành những vấn đề và bằng chứng của vụ án giữa cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư.

Mục 3: quyết định về việc công bố bằng chứng

Điều 316-25:

1. nếu thấy cần thiết sau khi xem xét mức độ cần thiết của việc công bố bằng chứng cũng như nội dung và mức độ lạm dụng có thể xảy ra trong việc công bố bằng chứng và những tỡnh huống khỏc, trờn cơ sở đề nghị của cụng tố viờn đối với những bằng chứng được công bố theo quy định của Điều 316-14 (bao gồm cả trường hợp được áp dụng tương tự tại Điều 316-21 khoản 4), trên cơ sở yêu cầu của bị cáo hoặc luật sư với những bằng chứng được công bố theo quy định của Điều 316-18 (bao gồm cả trường hợp áp dụng tương tự tại Điều 316-22 khoản 4), Toà án có thể ra quyết định để quy định thời gian hoặc phương pháp cho việc công bố những bằng chứng nói trên, hoặc đưa ra một số điều kiện.

2. Nếu ra quyết định đối với yêu cầu của khoản 1, Toà án phải nghe ý kiến của bờn đối lập.

3. Toà phỳc thẩm trực tiếp Kokoku có thể ra quyết định để thực hiện yêu cầu của khoản 1.

Điều 316-26:

1. Nếu thấy cụng tố viờn đó khụng cụng bố những bằng chứng theo cỏc quy định của Điều 316-14, Điều 316-15 (bao gồm các trường hợp mà có thể áp dụng tương tự theo Điều 316-21 khoản 4) hoặc Điều 316-20 khoản 1 (bao gồm cả trường hợp áp dụng tương tự theo Điều 316-22 khoản 5), hoặc nếu thấy rằng bị cáo hoặc luật sư không công bố những bằng chứng theo quy định tại Điều 316-18 (bao gồm cả trường hợp áp dụng tương tự theo Điều 316-22 khoản 4), trên cơ sở yêu cầu của bên kia, Toà án yêu cầu công bố những bằng chứng nói trên bằng cách đề ra nguyên tắc. Trong trường hợp này, Toà án có thể quy định thời hạn hoặc phương pháp công bố, hoặc đề ra một số điều kiện.

2. Toà ỏn phải nghe ý kiến của bờn đối lập nếu ra quyết định cho việc yêu cầu theo khoản 1.

3. Toà phúc thẩm trực tiếp Kokoku có thể tiến hành theo quyết định mà được lập theo yêu cầu của khoản 1.

Điều 316-27:

1. Nếu thấy cần thiết khi ra quyết định đối với yêu cầu theo Điều 316-25 khoản 1 hoặc Điều 316-26 khoản 1, nếu thấy cần thiết Toà án có thể yêu cầu cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư trỡnh những bằng chứng theo yờu cầu núi trờn. Trong trường hợp này, Toà án không phải tạo điều kiện nghiên cứu hoặc sao chép những bằng chứng trên cho bất kỳ người nào.

2. Nếu thấy cần thiết trong khi đề ra nguyên tắc cho việc yêu cầu theo khoản 1 Điều 316-26 của bị cáo hoặc luật sư, Toà án có thể yêu cầu cụng tố viờn xuõt trỡnh bảng kờ những bằng chứng do cụng tố viờn đang quản lý trong phạm vi quy định của Toà án. Trong trường hợp này, Toà án không cần phải cung cấp bản sao hoặc cho phép bất kỳ ai nghiên cứu bằng chứng này.

3. Quy định tại khoản 1 được áp dụng tương tự cho Toà Kokoku mà trong đó Toà phúc thẩm trực tiếp Kokoku phụ thuộc theo Điều 316-25 khoản 3 hoặc Điều 316-26 khoản 3, và quy định của khoản 2 điều luật này được áp dụng tương tự cho Toà Kokoku trong đó Toà phúc thẩm Kokoku phụ thuộc một cách tương ứng theo khoản 3 của điều luật này.

Mục 2: Thủ tục để hoàn thành trong thời hạn đó ấn định.

Điều 316-28:

1. Nếu thấy cần thiết cho việc cõn nhắc tiến trỡnh của tố tụng, với việc nghe ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư để chuẩn bị cho phiên toà công khai hoàn thành các vấn đề và bằng chứng của vụ án, sau ngày đầu tiên ấn định ngày xét xử công khai, Toà án có thể ra quyết định để thực hiện các bước tiến hành tố tụng hoàn thành vụ án trong những giai đoạn nhất định.

2. các quy định của Mục 2 nêu trên ( trừ Điều 316-2 khoản 1 và Điều 316-9 khoản 3) được áp dụng tương tự cho thủ tục hoàn thành trong những giai đoạn nhất định. Trong trường hợp này, các bằng chứng mà cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư yêu cầu điều tra trước khi ban hành quyết định theo khoản 1 được coi là các bằng chứng được yêu cầu điều tra qua thủ tục hoàn thành trong những giai đoạn nhất định, và “ngày đó ấn định cho thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà” trong Điều 316-6 đến Điều 316-10 và Điều 316-12 được thay đổi là “ngày đó ấn định cho thủ tục hoàn thành trong những giai đoạn nhất định” và “quy định cho thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà công khai” trong khoản 2 của điều luật này được thay đổi là “quy định cho thủ tục hoàn thành trong những giai đoạn nhất định”.

Mục 3: những trường hợp đặc biệt loại trừ cho Thủ tục của phiên toà công khai

Điều 316-29: Đối với những trường hợp đang trong thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà hoặc thủ tục hoàn thành trong những giai đoạn nhất định, thậm chí không nằm trong trường hợp quy định của Điều289 khoản 1, phiên toà công khai không được tiến hành nếu vắng mặt luật sư.

Điều 316-30: Đối với những trườngh hợp đang trong thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà công khai, nếu bị cáo hoặc luật sư nắm được các tỡnh tiết của vụ ỏn được chứng minh bằng các bằng chứng và những căn cứ pháp lý hoặc thực tế khỏc, họ phải làm rừ theo thủ tục tại Điều 296. Trong trường hợp này, quy định của điều luật nói trên được áp dụng tương tự.

Điều 316-31:

1. Đối với những trường hợp đang trong thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà, sau khi kết thúc thủ tục theo Điều 316-30, Toà án căn cứ vào Điều lệ của Toà án công bố những kết quả của thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà công khai nói trên vào ngày xét xử công khai đó ấn định.

2. Đối với những trường hợp đang trong thủ tục hoàn thành trong những giai đoạn nhất định, sau khi kết thúc thủ tục này, Toà án căn cứ vào Điều lệ của Toà án công bố những kết quả của thủ tục hoàn thành trong những giai đoạn nhất định này vào ngày xét xử đó ấn định.

Điều 316-32:

1. Đối với những trường hợp đang trong thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà hoặc thủ tục hoàn thành trong những giai đoạn nhất định, cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư không được yêu cầu điều tra những bằng chứng sau khi kết thúc thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà hoặc thủ tục hoàn thành trong những giai đoạn nhất định nói trên mà không cần theo quy định của Điều 298 khoản 1, trừ những trường hợp không thể được yêu cầu trong thủ tục hoàn thành trước khi mở phiên toà hoặc thủ tục hoàn thành trong những giai đoạn nhất định vỡ những lý do khụng thể trỏnh khỏi.

2. Quy định của khoản 1 không loại trừ trường hợp Toà án tiến hành điều tra những bằng chứng theo thẩm quyền của mỡnh khi thấy cần thiết.

Phần 3: Can thiệp của nạn nhõn

Điều 316-33: Nếu nạn nhân của những vụ án bị truy tố về các tội được quy định sau đây hoặc đại diện pháp lý của họ, hoặc luật sư của họ đề nghị can thiệp vào tố tụng của những vụ án này, nếu toà án nghe các ý kiến của bị cỏo và luật sư và thấy rằng có cơ sở trong bản chất của tội phạm, mối quan hệ với bị cáo, và những hoàn cảnh khác, toà án phải cho phép nạn nhân hoặc người đại diện pháp lý của họ can thiệp vào tố tụng của vụ ỏn này bằng việc ra quyết định.

  1. Tội giết người hoặc tội Cố ý gõy thương tích.
  2. Những tội được quy định trong các điều từ 176 đến 178, điều 211, điều 220 hoặc các điều từ 224 đến 227 của Luật Hỡnh sự.
  3. Cỏc tội phạm mà những hành vi phạm tội bao gồm cả những hành vi gõy ra cỏc tội đó nờu trờn (khụng phải là tội được quy định trong mục (1) của khoản này).
  4. Những hành vi bắt đầu thực hiện những tội phạm nờu trong cỏc mục (1), (2) và (3) của khoản này.

2. Đề nghị theo khoản 1 nộp cho cụng tố viờn trước. Trong trường hợp này, cụng tố viờn gửi thụng bỏo về việc này cho Toà ỏn kốm theo ý kiến của mỡnh.

3. Nếu rừ ràng là một người được phép can thiệp vào tố tụng của vụ án bị truy tố phù hợp với các quy định của khoản 1 điều luật này (từ nay về sau được gọi là “một nạn nhân can thiệp”) là không phải nạn nhân hoặc không được coi là nạn nhân của vụ án này hoặc người đại diện pháp lý của nạn nhõn núi trờn hoặc nếu vụ ỏn này khụng cũn quan hệ với tội phạm nào trong mụcj các tội phạm nêu trong khoản 1 của Điều luật này như là các Điều luật hỡnh sự được áp dụng bị rút hoặc thay đổi phù hợp với các quy định của Điều 312 về việc này, toà án phải huỷ bỏ bằng quyết định đối với quyết định đó được ban hành căn cứ vào khoản 1 của điều luật này. Áp dụng tương tự đối với những vụ án mà Toà án cho rằng không có lý do theo bản chất vụ ỏn, mối quan hệ với bị cỏo, và những hoàn cảnh khỏc để cho phép can thiệp vào tố tụng của vụ án đó nờu.

Điều 316-34:

1. nạn nhân can thiệp hoặc luật sư của họ có thể có mặt tại những ngày xét xử công khai.

2. Những ngày xét xử công khai phải được thông báo cho các nạn nhân can thiệp.

3. Trường hợp có nhiều nạn nhân can thiệp hoặc luật sư của họ, nếu thấy cần thiết toà án có thể yêu cầu tất cả hoặc một số người để chọn các đại diện cho họ có mặt tại những ngày xét xử công khai.

4.Toà ỏn cú thể khụng cho phộp cú mặt vào tất cả hoặc một số cỏc phiờn xử nếu thấy khụng cần thiết cú mặt do tỡnh trạng của phiờn toà, số lượng các nạn nhân can thiệp hoặc luật sư của họ và những hoàn cảnh khác.

5. Các quy định của các khoản 1, 2, 3, 4 của điều luật này được áp dụng tương tự khi việc thẩm vấn và xác minh nhân chứng được tiến hành trong các phiên toà chuẩn bị.

Điều 316-35: các nạn nhân can thiệp hoặc luật sư của họ có thể khẳng định các quan điểm của mỡnh tới cụng tố viờn về việc thực hiện quyền của mỡnh theo cỏc quy định về việc này đối với vụ án bị truy tố đó nờu. Trong trường hợp này, nếu cụng tố viờn đề nghị thực hiện hay không thực hiện quyền này, họ giải thích lý do cho người đó đề nghị nếu thấy cần thiết.

Điều 316-36:

1. trong trường hợp nhân chứng đó được thẩm vấn, nếu nạn nhân can thiệp hoặc luật sư của họ đề nghị thẩm vấn nhân chứng, nếu Toà án nghe các ý kiến của bị cỏo hoặc luật sư và thấy rằng có lý do về tỡnh trạng phiờn toà, cỏc chi tiết của việc thẩm vấn theo đề nghị, số lượng người đề nghị thẩm vấn nhân chứng, và những hoàn cảnh khác, Toà án sẽ cho phép những người đề nghị thẩm vấn nhân chứng về những vấn đề cần thiết để tranh luận giá trị lời khai nhân chứng đối với những vấn đề theo các hoàn cảnh ( trừ trường hợp liên quan tới các hành vi phạm tội).

2. đề nghị theo khoản 1 của điều luật này được nộp cho cụng tố viờn ngay sau khi việc thẩm vấn của cụng tố viờn kết thỳc ( hoặc nếu khụng phải là việc thẩm vấn của cụng tố viờn thỡ sau khi việc thẩm vấn của bị cỏo hoặc luật sư kết thúc), cùng với lời khai rừ ràng của việc thẩm vấn theo đề nghị. Trong trường hợp này, cụng tố viờn gửi thụng bỏo về việc này cho toà ỏn kốm theo ý kiến của mỡnh trừ trường hợp họ điều hành việc thẩm vấn những vấn đề đó nờu.

3. Ngoài những trường hợp theo quy định tại Điều 295 khoản 1 đến khoản 3, thẩm phán chủ toạ phiên toà có thể hạn chế những việc thẩm vấn do nạn nhân can thiệp hoặc luật sư của họ đề nghị nếu những việc thẩm vấn này bao gồm những vấn đề không được quy định cụ thể trong khoản 1 điều luật này.

Điều 316-37:

1 Nếu cỏc nạn nhõn can thiệp hoặc luật sư đề nghị hỏi bị cáo những câu hỏi để có lời khai theo Điều 311 khoản 2, Toà án phải nghe ý kiến của bị cỏo hoặc luật sư, và nếu xác định rằng những câu hỏi này là cần thiết đối với các nạn nhân hoặc luật sư của họ để khẳng định ý kiến của họ phự hợp với các quy định về việc này và cân nhắc rằng những câu hỏi này là có cơ sở phù hợp với tỡnh trạng phiờn toà, cỏc chi tiết của việc thẩm vấn theo đề nghị, số lượng người đề nghị và những hoàn cảnh khác, Toà án cho phép những người đó yờu cầu được hỏi bị cáo những câu hỏi đó nờu.

2. Đề nghị theo khoản 1 điều luật này được nộp cho cụng tố viờn trước cùng với lời trỡnh bày rừ ràng về những cõu hỏi được đưa ra. Trong trường hợp này, cụng tố viờn thụng bỏo cho Toà ỏn cựng với ý kiến của mỡnh trừ khi cụng tố viờn tự yêu cầu các lời khai của bị cáo về những vấn đề đó nờu.

3. Bên cạnh những trường hợp được quy định tại Điều 295 các khoản 1 và 3, thẩm phán chủ toạ có thể hạn chế những câu hỏi do các nạn nhân can thiệp và luật sư của họ yêu cầu nếu những câu hỏi này bao gồm cả vấn đề không liên quan đến những vấn đề cần thiết cho việc khẳng định những ý kiến của họ theo khoản 1 của điều luật này.

Điều 316-38: trường hợp các nạn nhân can thiệp hoặc luật sư của họ đề nghị nêu ý kiến của họ về nội dung vụ án hoặc điều luật áp dụng, nếu Toà ỏn cho rằng cú lý do phự hợp với tỡnh trạng phiờn toà, số lượng người đề nghị và những hoàn cảnh khác, Toà án cho phép người đưa ra đề nghị trên khẳng định lời khai của họ, với phạm vi của thực tế vụ án đó được xác định như nguyên nhân của hành vi phạm tội, vào những ngày xột xử cụng khai sau khi cụng tố viờn khẳng định quan điểm của mỡnh theo cỏc quy định của Điều 293 khoản 1.

2. đề nghị theo khoản 1 của điều luật này được nộp cho cụng tố viờn trước cùng với bản tóm tắt các ý kiến đó nờu. Trong trường hợp này, cụng tố viờn thụng bỏo cho Toà ỏn cựng với ý kiến của mỡnh.

3. Ngoài những trường hợp được quy định tại Điều 295 khoản 1 và 3, thẩm phán chủ toạ phiên toà có thể hạn chế việc nêu ý kiến của cỏc nạn nhõn can thiệp hoặc luật sư của họ nếu vượt quá phạm vi được quy định tại khoản 1 của điều luật này.

4. Những lời khai theo các quy định của khoản 1 của điều luật này không được coi là bằng chứng.

Điều 316-39:

1. trường hợp các nạn nhân can thiệp có mặt tại phiên toà xét xử công khai hoặc tham dự các phiên toà chuẩn bị theo các quy định của Điều 316-34 khoản 1 (bao gồm cả trường hợp được áp dụng tương tự theo khoản 5 của Điều 316-34, từ nay được coi giống khoản 4 của điều luật này), nếu Toà án xem xét về tuổi, tỡnh trạng sức khoẻ và tinh thần, và những hoàn cảnh khác mà giống như cảm thấy sự căng thẳng và mất an toàn đáng kể, Toà án có thể nghe ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư, và cho phép các nạn nhân can thiệp có người đi cùng là người Toà án tin là phù hợp cho việc giảm đi cảm giác mất an toàn hoặc căng thẳng và không ngăn cản việc thẩm vấn hoặc yêu cầu các lời khai của bị cáo do một thẩm phán hoặc một người có liên quan trong vụ án yêu cầu hoặc việc thẩm vấn các lời khai do một người có liên quan trong vụ án yêu cầu hoặc có ảnh hưởng mạnh mẽ tới những lời khai này.

2. Người được đi cùng với những nạn nhân can thiệp theo các quy định của khoản 1 điều luật này không được khai hoặc làm bất cứ việc gỡ mà cú thể làm ngăn cản việc thẩm vấn, hoặc yêu cầu những lời khai của bị cáo do một thẩm phán hoặc một người có liên quan trong vụ án yêu cầu hoặc việc thẩm vấn lời khai do một người liên quan trong vụ án yêu cầu hoặc có ảnh hưởng mạnh mẽ tới những lời khai này.

3. Nếu Toà án xác định rằng một người đó được cho phép đi cùng với nạn nhân can thiệp theo các quy định của khoản 1 điều luật này lại có biểu hiện ngăn cản việc thẩm vấn hoặc các yêu cầu khai báo của bị cáo do một thẩm phán hoặc một người có liên quan trong vụ án yêu cầu hoặc việc thẩm vấn do một người có liên quan trong vụ án yêu cầu hoặc có ảnh hưởng mạnh mẽ tới những lời khai hoặc có hành vi khác không có cơ sở để cho phép người được cho phép nêu trên đi cùng với các nạn nhân can thiệp, Toà án có thể huỷ bỏ quyết định đó được ban hành theo khoản 1 điều luật này bằng việc ra một quyết định khác.

4. Trường hợp các nạn nhân can thiệp có mặt tại các phiên toà xét xử công khai hoặc tham dự những phiên toà chuẩn bị phù hợp với quy định của Điều 316-34 khoản 1, nếu Toà án xem xét theo bản chất của vụ án, tuổi tác, điều kiện sức khoẻ và tinh thần của nạn nhân can thiệp và mối quan hệ của nạn nhân can thiệp với bị cáo, và những hoàn cảnh khác mà họ có thể cảm thấy sức ép và tinh thần bị ảnh hưởng một cách đáng kể khi họ tham dự phiên toà và thẩm vấn, đặt câu hỏi hoặc trả lời với sự có mặt của bị cỏo, Toà ỏn cú thể nghe ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư và nếu thấy cần thiết và chỉ với điều kiện là luật sư của bị cáo có mặt tại phiên toà, Toà án áp dụng các biện pháp giữa bị cáo và các nạn nhân can thiệp để đảm bảo rằng bị cáo khụng thể nhận ra nạn nhõn can thiệp.

5. Trong trường hợp nạn nhân can thiệp có mặt tại các phiên toà xét xử công khai phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 316-14, nếu Toà án thấy có cơ sở về bản chất vụ án, tuổi tác, tỡnh trạng sức khoẻ và tinh thần của nạn nhân can thiệp, ảnh hưởng về danh dự của họ, và những hoàn cảnh khác, Toà án có thể nghe ý kiến của cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư và áp dụng các biện pháp giữa những người tham dự phiên toà và các nạn nhân can thiệp để đảm bảo rằng họ không thể nhận ra nhau.

Phần 4: Bằng chứng.

Điều 317: những gỡ được tỡm thấy phự hợp với thực tế vụ ỏn được coi là bằng chứng.

Điều 318: Khả năng chứng minh của bằng chứng do sự tự suy xét của thẩm phán quyết định.

Điều 319: Sự thú tội do bắt buộc, tra tấn hoặc đe doạ, hoặc sau một thời gian dài bị bắt giữ và tạm giam khụng cú lý do chớnh đáng, hoặc có nghi ngờ rằng lời thú tội không tự nguyện thỡ khụng được coi là bằng chứng.

2. Bị cỏo khụng bị coi là phạm tội khi lời thỳ tội của bị cỏo là bằng chứng bất lợi duy nhất chống lại bị cỏo, bất kể là thỳ tội tại phiờn toà cụng khai hay khụng.

3. Lời thú tội nêu trong 2 khoản trên bao gồm những trường hợp bị cáo tự thừa nhận về sự buộc tội đối với tội phạm bị truy tố.

Điều 320:

1. Trừ những trường hợp đó quy định tại các điều từ 321 đến 328 thỡ bất cứ tài liệu nào được sử dụng làm bằng chứng thay thế lời khai tại phiên toà xét xử công khai cũng như những tài liệu nào mà nội dung là lời khai của người khác không khai tại phiên toà xét xử công khai sẽ không được coi là bằng chứng.

2. Đối với bằng chứng của vụ án mà đó cú quyết định nêu trong Điều 291-2, các quy định của khoản 1 không được áp dụng. Quy định này không được áp dụng trong những trường hợp mà cụng tố viờn, bị cáo hoặc luật sư đó phản đối việc coi đó là bằng chứng.

Điều 321:

1. Bản ghi lời khai của người không phải là bị cáo, hoặc lời khai của người mà đó ký hoặc đóng dấu tên người khai có thể được coi là bằng chứng chỉ trong các trường hợp sau:

  1. Trường hợp do thẩm phỏn lấy lời khai (bao gồm cả những trường hợp theo phương pháp quy định tại Điều 157-4 khoản 1), người mà đó cú lời khai khụng thể xỏc nhận lời khai tại phiờn toà chuẩn bị hoặc tại phiờn toà xột xử cụng khai do bị chết, không đủ khả năng về sức khoẻ và tõm thần, mất tớch, hoặc đang ở nước ngoài, hoặc người đú khai khỏc với lời khai trước tại phiờn toà chuẩn bị hoặc tại ngày xột xử cụng khai;
  2. Trường hợp cụng tố viờn lấy lời khai, người mà đó cú lời khai khụng thể xỏc nhận tại phiờn toà chuẩn bị hoặc tại phiờn toà xột xử cụng khai do bị chết, không đủ khả năng về sức khoẻ và tõm thần, mất tớch, hoặc đang ở nước ngoài, hoặc người đó khai ngược lại hoặc khỏc một cách căn bản đối với lời khai trước tại phiờn toà chuẩn bị hoặc phiờn toà xột xử công khai. Quy định này chỉ được ỏp dụng khi cú những hoàn cảnh đặc biệt mà lời khai trước được coi là có cơ sở hơn lời khai tại phiờn toà chuẩn bị hoặc tại phiờn toà xột xử cụng khai;
  3. Đối với cỏc tài liệu khụng phải là cỏc tài liệu đó nờu trong khoản 1 và 2, người đó cú lời khai khụng thể xỏc nhận tại phiờn toà chuẩn bị hoặc tại phiờn toà xột xử cụng khai do bị chết, không đủ khả năng về sức khoẻ và tõm thần, mất tớch, hoặc đang ở nước ngoài, và việc lấy lời khai này cú ý nghĩa cho việc chứng minh tớnh xỏc thực của hành vi phạm tội. Quy định này chỉ được ỏp dụng khi việc lấy lời khai được tiến hành trong hoàn cảnh đáng tin cậy đặc biệt.

2. Việc lấy lời khai do người không phải là bị cáo tiến hành tại phiên toà chuẩn bị hoặc tại phiên toà xét xử công khai, hoặc tài liệu này chứa đựng kết quả việc kiểm tra do Toà án hoặc thẩm phán điều hành có thể được coi là bằng chứng, không liên quan đến các quy định của khoản 1.

3. Tài liệu chứa kết quả kiểm tra do cụng tố viờn, thư ký viện kiểm sỏt, hoặc nhõn viờn cảnh sỏt điều hành có thể được coi là bằng chứng, không liên quan đến các quy định của khoản 1 trong trường hợp người đó cú lời khai đó xỏc nhận trờn cơ sở thẩm vấn như nhân chứng tại phiên toà xét xử công khai là đúng đắn và trung thực.

4. Áp dụng tương tự trong trường hợp của khoản 3 đối với những tài liệu chứa nhận định và kết quả của bản kết luận giám định do chuyên gia trong lĩnh vực đó thực hiện.

Điều 321-2:

1. Trong quỏ trỡnh chuẩn bị cho một phiờn toà hoặc một thủ tục tố tụng hỡnh sự mà khụng phải là cỏc thủ tục tại ngày xột xử hoặc tố tụng hỡnh sự của những vụ ỏn khỏc, một bản ghi lời khai mà một phần của biên bản này có băng ghi âm ghi lại cuộc thẩm vấn và lời khai của nhân chứng và tỡnh trạng khi biện phỏp nờu trong Điều 157-4 khoản 1 được tiến hành, không liên quan đến các quy định của khoản 1 Điều 321, có thể được sử dụng làm bằng chứng. Trong trường hợp này, sau khi điều tra lời khai viết nêu trên, Toà án phải tạo điều kiện cho những người có liên quan đến vụ án được hỏi người đó cú lời khai nhõn chứng.

2. Khi lời khai viết được điều tra theo các quy định khoản 1 thỡ cỏc quy định tại Điều 305 khoản 4 không được áp dụng.

3. Lời khai của nhân chứng được ghi trong bản ghi lời khai đó được điều tra theo các quy định của khoản 1, đối với việc áp dụng phần trên của Điều 295 khoản 1 cũng như khoản 1 mục (1) và mục (2) của Điều 321, được coi là được tiến hành vào ngày xét xử vụ án.

Điều 322:

1. Tuyên bố bằng văn bản của bị cáo hoặc lời khai của bị cáo đó cú chữ ký hoặc đóng dấu có thể được coi là bằng chứng chỉ khi tuyên bố này chứa sự thừa nhận những vấn đề bất lợi cho bị cáo, hoặc khi việc lấy lời khai được tiến hành trong những hoàn cảnh đáng tin cậy đặc biệt. Trường hợp tài liệu có sự thừa nhận những vấn đề bất lợi cho bị cáo bị cho rằng sự thừa nhận này đáng ngờ do không tự nguyện theo các quy định của Điều 319 thậm chí có cơ sở là đó không phải là lời thú tội, thỡ cú thể khụng được coi là bằng chứng.

2. Việc lấy lời khai của bị cáo được tiến hành tại phiên toà chuẩn bị hoặc vào ngày xét xử công khai có thể được coi là bằng chứng chỉ khi cho rằng lời khai này là tự nguyện.

Điều 323: Những tài liệu khác ngoài những tài liệu đó nờu trờn trong cỏc Điều 321, 321-2 và 322 có thể được coi là bằng chứng chỉ trong những trường hợp sau:

  1. Bản ghi chộp lại trong sổ sỏch của gia đỡnh, của một văn bản đó cụng chứng, hoặc tài liệu mà do nhõn viên Nhà nước lập ra về nội dung việc mà họ cú thể xỏc nhận trong quỏ trỡnh thực hiện chức trỏch nhiệm vụ của mỡnh;
  2. Sổ cỏi kế toỏn kinh doanh, nhật ký hành trỡnh, hoặc tài liệu khỏc thực hiện trong quỏ trỡnh kinh doanh thụng thường;
  3. Ngoài những tài liệu nờu trong 2 mục trờn là những tài liệu được thực hiện trong cỏc hoàn cảnh đáng tin cậy đặc biệt.

Điều 324:

1. các quy định của Điều 322 được áp dụng tương tự cho lời khai không phải của bị cáo tại phiên toà chuẩn bị hoặc tại ngày xét xử công khai và nội dung là lời khai của bị cỏo.

2. Các quy định của Điều 321 khoản 1 mục (3)được áp dụng tương tự với lời khai của người không phải bị cáo tại phiên toà chuẩn bị hoặc tại phiên toà xét xử công khai và nội dung là lời khai của người không phải là bị cáo.

Điều 325:

1. Thậm chí nếu tài liệu hoặc lời khai được coi là bằng chứng phù hợp với các quy định của Điều 321 đến Điều 324, Toà án có thể không công nhận tài liệu đó là bằng chứng trừ khi sau khi tài liệu hoặc lời khai đó được tiến hành điều tra dù có liên quan đến lời khai trong tài liệu này hoặc lời khai của người khác hày không, nội dung đó là lời khai tại phiên toà chuẩn bị hoặc tại phiên toà xét xử công khai được tiến hành một cách tự nguyện.

Điều 326: Bất cứ tài liệu hoặc lời khai nào mà cụng tố viờn hoặc bị cáo đó thừa nhận là bằng chứng, khụng kể đến các quy định tại Điều 321 đến Điều 325, được coi là bằng chứng chỉ khi tài liệu hoặc lời khai này là thích hợp trên cơ sở xem xét những hoàn cảnh thu thập tài liệu hoặc lời khai này.

2. Trường hợp bị cáo không thể có mặt mà việc kiểm tra bằng chứng có thể được tiến hành không cần sự có mặt của bị cáo, sự thừa nhận nêu trong khoản 1 là hợp pháp. Quy định này không được áp dụng trong trường hợp người đại diện hoặc luật sư có mặt tại phiên toà.

Điều 327: trên cơ sở cụng tố viờn và bị cáo hoặc luật sư đồng ý, những lời khai viết khẳng định nội dung chính của tài liệu hoặc của lời khai cần được điều tra tại phiên toà xét xử công khai đó được xuất trỡnh và họ cú mặt tại phiờn toà, Toà ỏn cú thể coi những tài liệu này là bằng chứng mà không cần kiểm tra tài liệu hoặc người cung cấp tài liệu đó. Thậm chí trong trường hợp này, không có căn cứ nào loại trừ được khả năng chứng minh của tài liệu nêu trên.

Điều 328: bất cứ tài liệu hoặc lời khai nào mà không được coi là bằng chứng phù hợp với các quy định của các Điều 321 đến 324 có thể được coi là bằng chứng với mục đích đấu tranh cho khả năng chứng minh của lời khai của bị cáo, nhân chứng hoặc những người khác tại phiên toà chuẩn bị hoặc tại phiên toà xét xử công khai.

Mục 5: Quyết định tại phiên toà công khai

Điều 329: Khi một vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà án, việc xét xử sai thẩm quyền sẽ được công bố bằng một bản án. Việc xét xử sai thẩm quyền có thể không được công bố với một vụ án được đưa tới toà án khu vực phù hợp với các quy định tại Điều 266 mục (2).

Điều 330:

1. trường hợp được coi là có quyết định truy tố đối với một vụ án thuộc về phạm vi của thẩm quyền đặc biệt mà những vụ án này theo thẩm quyền xét xử của một toà cấp dưới, Toà án cấp cao chuyển vụ án đó tới một toà án cụ thể bằng việc ra quyết định mà không cần áp dụng các nguyên tắc của Điều 329.

Điều 331: Toà án có thể không công bố việc xét xử sai thẩm quyền đối với thẩm quyền lónh thổ trừ khi cú đề nghị của bị cáo.

2. việc đề nghị về việc xét xử sai thẩm quyền có thể không được thực hiện sau khi việc kiểm tra bằng chứng đối với vụ án đó được bắt đầu.

Điều 332: Khi thấy cần thiết phải xử một vụ án tại Toà án khu vực, toà án giản lược phải chuyển vụ án đó bằng quyết định tới Toà án khu vực có thẩm quyền cụ thể.

Điều 333: trường hợp một tội phạm đó được chứng minh, việc công bố hỡnh phạt sẽ bằng một bản ỏn trừ trường hợp được quy định tại Điều 334.

2. Thời gian thử thách được tuyên bằng một bản án đồng thời với việc tuyên hỡnh phạt. Áp dụng tương tự trong những trường hợp đặt dưới sự giám sát theo các quy định của Điều 25-2 khoản 1 Luật Hỡnh sự.

Điều 334: Trường hợp hỡnh phạt với vụ ỏn được giảm, việc này phải được công bố bằng bản án.

Điều 335:

1. Trong trường hợp tuyên có tội, những chi tiết về tội phạm, mô tả bằng chứng, và việc áp dụng các luật và quy định được nêu rừ.

2. trường hợp có căn cứ về những lý do mà tự bản thõn phản ỏnh sự bất lợi cho việc chứng minh tội phạm, hoặc những căn cứ về tăng nặng, giảm nhẹ, hoặc miễn hỡnh phạt được viện dẫn, việc xác định sau đó phải được nêu rừ.

Điều 336: khi một vụ án bị truy tố không cấu thành tội phạm, hoặc một hành vi phạm tội trong một vụ án không thể chứng minh được, việc tuyên bố không phạm tội phải được tuyên bằng một bản án.

Điều 337: việc tuyên bố tha bổng được tuyên trong những trường hợp sau:

  1. Bản ỏn cú hiệu lực phỏp luật đó được ban hành;
  2. Trường hợp hỡnh phạt được xoỏ theo cỏc luật và quy định cú hiệu lực sau khi đó thực hiện hành vi phạm tội;
  3. Trường hợp ân xá được tuyờn bố;
  4. Trường hợp thời hiệu truy tố đó hết.

Điều 338: việc truy tố được huỷ bỏ bởi một bản án trong những trường hợp sau:

  1. Trường hợp toà ỏn khụng cú thẩm quyền xột xử;
  2. Trường hợp việc truy tố vi phạm các quy định của Điều 340;
  3. Trường hợp đối với vụ án mà đó bị truy tố, vụ án đó lại cú quyết định truy tố tại cựng một toà ỏn;
  4. Trường hợp thủ tục truy tố khụng cú hiệu lực do vi phạm các quy định về việc truy tố.

Điều 339:

1. Việc truy tố bị huỷ bỏ bằng quyết định trong các trường hợp sau:

  1. Khi việc truy tố bị mất hiệu lực theo các quy định tại Điều 271 khoản 2;
  2. Khi sự việc được nờu trong bản cỏo trạng thậm chớ là cú thật nhưng không cấu thành tội phạm nào.
  3. Khi việc truy tố bị huỷ bỏ;
  4. Khi bị cỏo chết, hoặc pháp nhân đó chấm dứt sự tồn tại;
  5. Khi việc xột xử khụng thể tiến hành theo các quy định của Điều 10 hoặc Điều 11.

2. Toà phúc thẩm trực tiếp Kokoku có thể là nơi nộp đơn xem xét lại những quyết định nêu trong khoản 1.

Điều 340: Trường hợp quyết định huỷ bỏ truy tố được thực hiện theo quyết định rút truy tố đó cú hiệu lực, việc truy tố cựng vụ ỏn đó có thể được mở lại chỉ khi có bằng chứng mới được phát hiện về sự thật của hành vi phạm tội bị truy tố sau khi có quyết định huỷ bỏ truy tố.

Điều 341: Khi bị cáo từ chối khai báo, rời bỏ phiên toà mà không xin phép, hoặc bị thẩm phán chủ toạ yêu cầu rời khỏi phũng xột xử để duy trỡ trật tự, toà ỏn cú thể tuyờn ỏn mà khụng cần lời khai của bị cỏo.

Điều 342: bản án được công bố tại phiên toà xét xử.

Điều 343: trường hợp một bản án tuyên hỡnh phạt nặng hơn thời gian tạm giam đó thụng bỏo, việc bảo lónh tại ngoại hoặc hoón thi hành bản ỏn sẽ mất hiệu lực. Trong trường hợp này, các quy định của Điều 98 được áp dụng tương tự chỉ khi không có quyết định mới về bảo lónh hoặc hoón thi hành ỏn.

Điều 344: các quy định của Điều 60 khoản 2 và Điều 89 không được áp dụng sau khi bản án quyết định phạt nặng hơn đó tuyờn.

Điều 345: Lệnh giam không cũn hiệu lực khi cú quyết định không phạm tội, tha bổng, xoá hỡnh phạt, tại ngoại, huỷ bỏ truy tố (loại trừ cỏc trường hợp quy định tại Điều 388 mục (4)), phạt tiền, hoặc phạt tiền với tội ít nghiêm trọng đó được thông báo.

Điều 346: Khi không có quyết định tịch thu sung công đối với những đồ vật bị tạm giữ, quyết định trả lại những đồ vật này phải được ban hành.

Điều 347:

1. Đối với những đồ vật bị đánh cắp mà bị tịch thu và có lý do rừ ràng để trả lại cho người bị hại, quyết định trả lại bị hại phải được ban hành.

2. Trường hợp người bị hại yêu cầu nhận lại đồ vật được coi là bị trộm cắp , các quy định của khoản 1 được áp dụng.

3. Trường hợp không có công bố cụ thể đối với những đồ vật đó hoàn trả tạm thời, cụng bố hoàn trả được hiểu là đó được đưa ra.

4. Các quy định của khoản 1, 2, 3 không cản trở bất cứ người nào có quyền lợi liên quan yêu cầu thực hiện quyền của mỡnh theo thủ tục dõn sự.

Điều 348: Khi thấy rằng trong vụ án có thể bị phạt tiền, phạt tiền đối với tội ít nghiêm trọng, hoặc bồi thường, mà không thể thực hiện được nếu phải chờ đến khi bản án có hiệu lực, hoặc có căn cứ cho rằng là sẽ rất khó khăn để thực hiện bản án, Toà án có thể yêu cầu bị cáo tạm thời nộp một khoản tiền tương đương với mức hỡnh phạt tiền, phạt tiền đối với những trường hợp ít nghiêm trọng, hoặc bồi thường trên cơ sở đề nghị của cụng tố viờn, hoặc theo thẩm quyền của mỡnh.

2. Quyết định về việc trả tiền tạm thời này được công bố đồng thời với việc tuyên hỡnh phạt.

3. Quyết định về việc trả tiền tạm thời được thực hiện ngay.

Điều 349:

1. trường hợp công bố án treo sẽ bị huỷ bỏ, cụng tố viờn sẽ đưa yêu cầu công bố đó tới Toà án khu vực, toà án gia đỡnh, hoặc toà giản lược có thẩm quyền xét xử về lónh thổ đối với nơi ở hiện tại hoặc nơi ở cuối cùng của đối tượng bị công bố hỡnh phạt.

2. Trường hợp công bố án treo bị huỷ bỏ phù hợp với các quy định của Điều 26-2 mục (2) Luật Hỡnh sự, yờu cầu đó nờu trong khoản 1 được thực hiện trên cơ sở áp dụng quyền của Trưởng văn phũng giỏm sỏt.

Điều 349-2: trường hợp yêu cầu nêu trong Điều 349 được thực hiện, sau khi nghe ý kiến của người là đối tượng của công bố án treo, hoặc của người đại diện của họ, Toà án sẽ ra quyết định.

2. Trong trường hợp của khoản 1, một lý lẽ được phát biểu sẽ được lưu giữ trong điều kiện yêu cầu này được áp dụng để huỷ bỏ án treo đó nờu trong Điều 26-2 mục (2) Luật Hỡnh sự và do người là đối tượng của công bố án treo đưa ra.

3. Trường hợp một lý lẽ phát biểu được lưu giữ trong trường hợp quyết định nêu trong khoản 1 được đưa ra, bất cứ người nào là đối tượng của công bố án treo có thể mời luật sư.

4. trường hợp một lý lẽ phát biểu được lưu giữ trong vụ án có quyết định nêu trong khản 1 được đưa ra, Cụng tố viờn cú thể yờu cầu nhõn viờn giỏm sỏt nờu ý kiến sau khi cú sự cho phộp của toà ỏn.

5. Toà phúc thẩm trực tiếp Kokoku có thể được nhận những quyết định như đó nờu trong khoản 1.

Điều 350: trường hợp hỡnh phạt được quyết định phù hợp với các quy định của Điều 52 Luật Hỡnh sự, Cụng tố viờn đưa ra đề nghị về việc đó tới Toà án mà quyết định bản án trên cơ sở thực tế về hành vi phạm tội. Trong trường hợp này, các quy định của các khoản từ 1 đến 5 của Điều 349-2 được áp dụng tương tự.

CHƯƠNG IV: THỦ TỤC PHÁN QUYẾT NHANH

Mục 1. Đơn xin áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh

(Đơn xin áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh)(31)

Điều 350-2. Công tố viên có thể, liên quan đến vụ án mà mình định truy tố, nếu thấy phù hợp khi xem xét các tình huống, ví dụ như vụ án rõ ràng và ít nghiêm trọng và việc điều tra chứng cứ được dự báo là sẽ hoàn tất mà không bị trì hoãn, làm đơn bằng văn bản xin áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh đồng thời với việc truy tố. Với điều kiện là, điều này không áp dụng cho các vụ án có hình phạt tử hình, hoặc hình phạt tù khổ sai hoặc chung thân hoặc thời hạn tối thiểu không ít hơn một năm.

2. Không được làm đơn theo đoạn trên nếu không có sự đồng ý của nghi can liên quan đến việc áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh.

3. Công tố viên phải, nếu xác nhận được sự đồng ý của nghi can theo đoạn trên, làm văn bản. Trong trường hợp này, công tố viên phải, đối với nghi can, giải thích các vấn đề cần thiết để họ hiểu Thủ tục phán quyết nhanh (bao gồm khả năng chỉ định người bào chữa theo Điều trên nếu nghi can chưa có người bào chữa) và thông báo khả năng là họ có thể bị đưa ra xét xử theo các quy định thông thường.

4. Trong trường hợp có người bào chữa cho nghi can, đơn theo đoạn 1 có thể, ngoài việc nghi can đồng ý theo đoạn 2, chỉ khi người bào chữa đồng ý hoặc bảo lưu ý kiến liên quan đến việc áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh, được làm.

5. Nếu nghi can đã đồng ý theo đoạn 2 và người bào chữa đã đồng ý hoặc bảo lưu ý kiến theo đoạn trên, khả năng nói trên phải được làm rõ bằng văn bản.

6. Văn bản theo đoạn trên được gắn với văn bản theo đoạn 1.

(Các biện pháp trong trường hợp khi nghi can không thể chỉ định người bào chữa) (31)

Điều 350-3. Trong trường hợp khi nghi can được yêu cầu xác nhận theo đoạn 3 điều trên cố gắng làm rõ việc đồng ý liên quan đến Thủ tục phán quyết nhanh, nếu nghi can không thể mời người bào chữa vì các lý do như không có tiền, thẩm phán phải, theo yêu cầu của họ, chỉ định người bào chữa cho nghi can. Với điều kiện là, điều này không áp dụng trong trường hợp một người khác đã mời người bào chữa cho nghi can.

2. Quy định tại Điều 37-3 áp dụng với những sửa đổi cần thiết cho trường hợp yêu cầu theo đoạn trên.

Mục 2. Những trường hợp ngoại lệ đặc biệt đối với việc chuẩn bị xét xử và thủ tục xét xử

(Các biện pháp trong trường hợp khi không có người bào chữa cho nghi can) (31)

Điều 350-4. Trong trường hợp đã làm đơn xin áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh, nếu chưa có người bào chữa cho bị can, thẩm phán chủ toạ phải, ngay lập tức, chính thức, chỉ định người bào chữa.

(Cơ hội đọc kỹ tài liệu chứng cứ) (31)

Điều 350-5. Công tố viên phải ngay lập tức cho bị cáo hoặc người bào chữa liên quan đến vụ án mà họ làm đơn xin áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh cơ hội đọc kỹ tài liệu chứng cứ theo quy định tại đoạn trên.

(Xác nhận sự đồng ý liên quan đến việc áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh)

Điều 350-6. Đối với vụ án có đơn xin áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh, nếu người bào chữa bảo lưu quan điể liên quan đến việc áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh, hoặc người bào chữa được chỉ định sau khi đã nộp đơn xin áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh, Toà án phải xác nhận ngay việc người bào chữa đồng ý áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh.

2. Nếu đồng ý theo đoạn trên, người bào chữa phải làm rõ nội dung này bằng văn bản.

(Cung cấp ngày xét xử được ấn định)(31)

Điều 350-7. Nếu có đơn xin áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh, sau khi lắng nghe ý kiến của công tố viên và bị can hoặc người bào chữa, sau khi có đơn, (trong trường hợp quy định tại đoạn 1 của Điều kế trên, sau khi có sự đồng ý theo đoạn này), Thẩm phán chủ toạ cung cấp ngày xét xử được ấn định, là thời hạn sớm nhất.

(Phán quyết đối với việc xét xử theo Thủ tục phán quyết nhanh)(31)(37)

Điều 350-8. Liên quan đến vụ án có đơn xin áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh, trong trường hợp của thủ tục theo Điều 291 đoạn 3, nếu bị can nhận tội liên quan đến các tội danh nêu trong bản cáo trạng, Toà án phải ra phán quyết áp dụng thủ tục xét xử rút gọn, trừ các trường hợp sau:

(1) Nếu việc đồng ý theo đoạn 2 hoặc đoạn 4 Điều 350-2 bị rút lại;

(2) Nếu, trong trường hợp của Điều 350-6 đoạn 1, không có việc đồng ý theo đoạn này, hoặc việc đồng ý như vậy bị rút lại;

(3) Ngoài những quy định tại hai khoản trên, nếu cho rằng vụ án không thể áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh;

(4) Nếu cho rằng vụ án không phù hợp cho việc áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh.

(Các điều kiện của ngày xét xử được ấn định)(31)

Điều 350-9. Vào ngày xét xử được ấn định áp dụng thủ tục theo Điều kế trên và vào ngày xét xử được ấn định theo Thủ tục phán quyết nhanh, nếu không có người bào chữa, thì việc xét xử không được tiến hành.

(Những ngoại lệ đặc biệt của Thủ tục phán quyết nhanh)(31)

Điều 350-10. Liên quan đến tố tụng để ra phán quyết theo Điều 350-8 và việc phân xử theo Thủ tục phán quyết nhanh, quy định các Điều 284, 285, 296, 297, 300 đến 302, và 304 đến 307 không áp dụng.

2. Việc điều tra chứng cứ theo Thủ tục phán quyết nhanh có thể, vào ngày xét xử được ấn định, được tiến hành theo phương pháp được cho là phù hợp.

(Huỷ bỏ phán quyết)(31)

Điều 350-11. Liên quan đến vụ án có phán quyết theo Điều 350-8, trong trường hợp thuộc một trong các khoản sau, Toà án phải tuyên huỷ phán quyết:

(1) Nếu trước khi tuyên án, bị can hoặc người bào chữa rút lại việc đồng ý áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh;

(2) Nếu trước khi tuyên án, bị can rút lại tuyên bố nhận tội liên quan đến các tội danh cụ thể trong bản cáo trạng;

(3) Ngoài những quy định tại hai khoản trên, nếu cho rằng vụ án không thể áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh;

(4) Nếu cho rằng vụ án không phù hợp cho việc áp dụng Thủ tục phán quyết nhanh.

2. Nếu phán quyết theo Điều 350-8 đã bị huỷ theo quy định tại đoạn trên, thủ tục xét xử phải được bắt đầu lại. Với điều kiện là, điều này không áp dụng nếu công tố viên và bị can hoặc người bào chữa không phản đối.

Mục 3. Ngoại lệ đặc biệt của chứng cứ

(Ngoại lệ đặc biệt của chứng cứ)(31)

Điều 350-12. Liên quan đến chứng cứ của vụ án có phán quyết theo điều 350-8 được tuyên, quy định của Điều 320 đoạn 1 không áp dụng. Với điều kiện là, điều này không áp dụng đối với những gì công tố viên, bị can hoặc người bào chữa phản đối việc xử lý như chứng cứ.

Mục 4. Ngoại lệ đặc biệt của Phán quyết tại Phiên toà

(Giải quyết vụ án có phán quyết được tuyên theo Thủ tục phán quyết nhanh)(31)

Điều 350-13. Liên quan đến chứng cứ của vụ án có phán quyết theo điều 350-8 được tuyên, nếu thực tế cho phép, Toà án phải tuyên bố phán quyết vào cùng ngày.

(Giải quyết trong trường hợp tuyên án tù khổ sai hoặc phạt tù)(31)

Điều 350-14. Trong trường hợp tuyên án tù khổ sai hoặc phạt tù theo Thủ tục phán quyết nhanh, phải ra tuyên bố hoãn thi hành hình phạt này.

QUYỂN III: KHÁNG CÁO

CHƯƠNG I : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

(Người được quyền kháng cáo)

Điều 351. Công tố viên hoặc bị can có thể kháng cáo.

2. Trong trường hợp vụ án được xét xử tại toà án theo các quy định tại Điều 266 khoản 2 được nhập với một vụ án khác để xét xử, và đã ban hành một quyết định, luật sư đảm nhận trách nhiệm của công tố viên theo các quy định của Điều 268 đoạn 2, và công tố viên được phân công thụ lý vụ án khác nói trên có thể kháng cáo độc lập quyết định này một cách tương ứng.

Điều 352. Bất kì ai khác ngoài công tố viên hoặc bị can có phán quyết được tuyên có thể kháng cáo Kokoku.

Điều 353. Người đại diện pháp lý hoặc giám hộ của bị can có thể kháng cáo thay mặt cho bị can.

Điều 354. Trong trường hợp lý do thực hiện tội phạm được tiết lộ, người yêu cầu tiết lộ cũng có thể kháng cáo cho bị can. Điều tương tự cũng áp dụng cho phán quyết từ chối kháng cáo nói trên.

Điều 355. Người đại diện hoặc người bào chữa trong giai đoạn tố tụng ban đầu có thể kháng cáo thay mặt bị can.

Điều 356. Kháng cáo đề cập tại ba điều kế trên không thể trái với ý định công khai của bị can.

(Kháng cáo một phần)

Điều 357. Kháng cáo có thể là một phần của quyết định. Trong trường hợp kháng cáo mà không khoanh lại một phần thì phải được diễn giải là kháng cáo toàn bộ quyết định.

(Thời hạn nộp đơn kháng cáo)

Điều 358. Thời hạn nộp đơn kháng cáo được bắt đầu từ ngày thông báo quyết định.

(Từ bỏ hoặc rút lại kháng cáo)(5)

Điều 359. Công tố viên, bị can, hoặc người được quy định tại Điều 352 có thể từ bỏ hoặc rút lại kháng cáo.

Điều 360. Người quy định tại Điều 353 hoặc Điều 354, với sự đồng ý bằng văn bản của bị can, có thể từ bỏ hoặc rút lại kháng cáo.

(Hạn chế đối với việc từ bỏ kháng cáo)(5)

Điều 360-2. Không được từ bỏ việc kháng cáo bản án ấn định hình phạt tử hình, tù khổ sai hoặc tù chung thân trừ các quy định tại hai Điều kế trên.

(Thủ tục từ bỏ kháng cáo)(5)

Điều 360-3. Việc từ bỏ kháng cáo phải được lập thành văn bản.

(Việc từ bỏ hoặc rút lại kháng cáo và tiếp tục nộp những đơn này)(5)

Điều 361. Bất kỳ ai đã từ bỏ hoặc rút lại kháng cáo không thể nộp kháng cáo mới liên quan đến vụ án nói trên. Điều tương tự cũng áp dụng đối với bị can đồng ý với việc từ bỏ hoặc rút lại kháng cáo.

(Trả lại quyền nộp đơn kháng cáo)

Điều 362. Bất kì ai được quyền nộp đơn kháng cáo theo quy định tại các điều 351 đến 355 có thể, khi không thể nộp đơn kháng cáo trong thời hạn trên do những lý do không phải của người này hoặc đại diện của họ, yêu cầu toà án ban đầu trả lại quyền nộp đơn kháng cáo.

Điều 363. Yêu cầu trả lại quyền nộp đơn kháng cáo phải được làm trong thời hạn tương ứng với thời hạn nộp đơn nói trên từ ngày những nguyên nhân này không còn tồn tại.

2. Bất kì ai yêu cầu trả lại quyền nộp đơn kháng cáo phải nộp kháng cáo đồng thời với yêu cầu trên.

Điều 364. Có thể nộp ngay đơn kháng cáo Kokoku phán quyết được tuyên đối với yêu cầu trả lại quyền nộp đơn kháng cáo.

Điều 365. Trong trường hợp yêu cầu trả lại quyền nộp đơn kháng cáo được đưa ra, toà án ban đầu có thể ra phán quyết hoãn thi hành quyết định cho đến khi phán quyết được đề cập tại Điều kế trên được ban hành. Trong trường hợp này, lệnh thi hành có thể được ban hành đối với bị can.

(Các quy định đặc biệt liên quan đến tù nhân) (33)

Điều 366. Trong trường hợp bị can đang ở trong một thiết chế hình sự đã nộp đơn kháng cáo đến người đứng đầu thiết chế hình sự đó hoặc người hành động theo đó trong thời hạn nộp đơn kháng cáo, thì kháng cáo phải được coi là đã nộp trong thời hạn nói trên.

2. Khi bị can không thể tự mình nộp đơn, người đứng đầu thiết chế hình sự hoặc người hành động theo đó phải viết nó cho bị can, hoặc yêu cầu cán bộ của thiết chế hình sự làm điều này.

Điều 367. Các quy định tại Điều kế trên phải áp dụng với những sửa đổi cần thiết trong những trường hợp bị can ở trong một thiết chế hình sự từ bỏ hoặc rút lại kháng cáo, hoặc yêu cầu trả lại quyền nộp đơn kháng cáo.

Các điều từ 368 đến 371. Huỷ bỏ (11)

CƯƠNG II – KHÁNG CÁO KOSO

Điều 372. Có thể kháng cáo Koso bản án sơ thẩm của toà án quận, toà án gia đình, hoặc toà án giản lược.

(Thời hạn kháng cáo Koso)

Điều 373. Thời hạn kháng cáo Koso là 14 ngày.

(Cách thức kháng cáo Koso)

Điều 374. Khi kháng cáo Koso, đơn phải nộp cho toà án cấp sơ thẩm.

(Phán quyết từ chối kháng cáo Koso của toà án cấp sơ thẩm)

Điều 375. Trường hợp rõ ràng là đơn kháng cáo Koso được nộp sau khi hết quyền kháng cáo Koso, toà án cấp sơ thẩm phải từ chối bằng phán quyết. Có thể kháng cáo Kokoku ngay phán quyết này.

(Tuyên bố lý do kháng cáo Koso)

Điều 376. Người kháng cáo phải nộp tuyên bố lý do kháng cáo Koso cho toà án phúc thẩm trong thời hạn quy định bởi nguyên tắc của toà án.

2. Các tài liệu giải thích cần thiết hoặc văn bản xác nhận của công tố viên hoặc người bào chữa phải được gắn kèm tuyên bố lý do kháng cáo Koso phù hợp với Bộ luật này hoặc các nguyên tắc của toà án.

(Lý do tuyệt đối)

Điều 377. Trong trường hợp nộp đơn kháng cáo Koso với căn cứ là tồn tại một trong những nguyên nhân sau, văn bản xác nhận của công tố viên hoặc người bào chữa là sự tồn tại của những nguyên nhân này có thể được chứng minh một cách đầy đủ phải được gắn với tuyên bố lý do kháng cáo Koso:

(1) Toà án ban đầu không được thành lập đúng theo luật;

(2) Thẩm phán không thể tham gia vào bản án theo luật và lệnh, tham gia vào bản án;

(3) Các quy định liên quan đến việc mở phiên toà xét xử bị vi phạm.

(Lý do tuyệt đối)

Điều 378. Trong trường hợp nộp đơn kháng cáo Koso với căn cứ là tồn tại một trong những nguyên nhân sau, các tình tiết khách quan có trong hồ sơ tố tụng và chứng cứ được thẩm tra tại toà án ban đầu và có đủ lý do để tin rằng có tồn tại những nguyên nhân này thì phải được đề cập đến trong tuyên bố lý do kháng cáo Koso:

(1) Thừa nhận quyền tài phán bất hợp pháp hoặc quyền tài phán sai trái bất hợp pháp;

(2) Từ chối hoặc chấp nhận một cách bất hợp pháp việc truy tố;

(3) Không tuyên án trong trường hợp việc xét xử có yêu cầu, hoặc tuyên án trong trường hợp việc xét xử yêu cầu;

(4) Phán quyết không nêu lý do, hoặc có sự thiếu thống nhất trong các lý do.

(Vi phạm luật và lệnh trong tố tụng)

Điều 379. Trừ những trường hợp quy định tại hai Điều kế trên, đơn kháng cáo Koso phải được làm trên cơ sở có vi phạm luật và lệnh trong tố tụng, và rõ ràng là vi phạm này ảnh hưởng đến phán quyết, các tình tiết khách quan xuất hiện trong hồ sơ tố tụng và chứng cứ được thẩm tra tại toà án ban đầu và có đủ lý do để tin là có vi phạm luật và lệnh mà sẽ rõ ràng ảnh hưởng đến phán quyết phải được nêu trong tuyên bố lý do kháng cáo Koso.

(Có sai lầm trong việc áp dụng luật và lệnh)

Điều 380. Trong trường hợp đơn kháng cáo Koso được làm trên cơ sở là có lỗi trong việc áp dụng luật và lệnh và rõ ràng là lỗi đó ảnh hưởng đến phán quyết, bản thân lỗi đó và sự tồn tại của nó ảnh hưởng rõ ràng đến phản quyết phải được chỉ ra trong tuyên bố lý do kháng cáo Koso.

(Quyết định hình phạt không phù hợp)

Điều 381. Trong trường hợp đơn kháng cáo Koso được làm trên cơ sở là hình phạt là không phù hợp, các tình tiết khách quan có trong hồ sơ tố tụng và chứng cứ được thẩm tra tại toà án ban đầu và có đủ lý do để tin rằng hình phạt là không phù hợp phải được nêu trong tuyên bố lý do kháng cáo Koso.

(Sai lầm trong các tình tiết khách quan)

Điều 382. Trong trường hợp đơn kháng cáo Koso được làm trên cơ sở là có sai lầm trong các tình tiết khách quan và rõ ràng là những sai lầm này ảnh hưởng đến phán quyết, các tình tiết khách quan có trong hồ sơ tố tụng và chứng cứ được thẩm tra tại toà án ban đầu và có đủ lý do để tin rằng sự tồn tại của những sai lầm này ảnh hưởng rõ ràng đến phán quyết phải được nêu trong tuyên bố lý do kháng cáo Koso.

Điều 382-2. Các tình tiết khách quan có thể được chứng minh bằng chứng cứ, yêu cầu thẩm tra không được làm trước khi kết thúc việc tranh luận công khai tại cấp sơ thẩm do những nguyên nhân không thể tránh được và có thể có đủ lý do để tin là tồn tại những nguyên nhân này đối với đơn kháng cáo Koso như quy định tại hai Điều kế trên, có thể được nêu trong tuyên bố lý do kháng cáo Koso cho dù các tình tiết khách quan khác với những gì có trong hồ sơ tố tụng và chứng cứ được thẩm tra tại toà án ban đầu.

2. Điều tương tự áp dụng trong trường hợp của đoạn trên liên quan đến các tình tiết khách quan có trước khi tuyên án nhưng sau khi kết thúc phần tranh luận tại cấp sơ thẩm và có thể khiến người ta tin rằng có những lý do như vậy cho đơn kháng cáo Koso như quy định trong hai Điều kế trên.

3. Trong trường hợp tài liệu của hai đoạn kế trên giải thích các tình tiết khách quan phải được gắn kèm với tuyên bố lý do kháng cáo Koso. Trong trường hợp tài liệu của đoạn 1 giải thích rằng việc thẩm tra chứng cứ không được yêu cầu do những nguyên nhân không thể tránh được cũng phải được gắn kèm với đó.

(Các nguyên nhân để xét xử lại hoặc nguyên nhân khác)

Điều 383. Trong trường hợp nộp đơn kháng cáo Koso với căn cứ là tồn tại một trong những nguyên nhân sau, tài liệu giải thích sự tồn tại của các nguyên nhân theo đó phải được nêu trong tuyên bố lý do kháng cáo Koso:

(1) Tồn tại một nguyên nhân thuộc trường hợp này, có thể yêu cầu xét xử lại;

(2) Đã tiến hành huỷ bỏ hoặc sửa hình phạt, hoặc đã ban hành lệnh ân xá.

(Lý do kháng cáo Koso)

Điều 384. Chỉ được kháng cáo Koso khi có lý do cho sự tồn tại của các nguyên nhân được liệt kê tại các Điều từ 377 đến 382 và Điều kể trên.

(Phán quyết từ chối kháng cáo Koso)

Điều 385. Khi thấy rõ ràng là việc nộp đơn kháng cáo Koso trái với các cách thức theo luật và lệnh, hoặc sau khi hết quyền kháng cáo, Toà án phúc thẩm phải từ chối bằng phán quyết.

2. Việc phản đối được đề cập tại Điều 428 đoạn 2 có thể tiến hành đối với phán quyết theo đoạn trên. Trong trường hợp này, các quy định liên quan đến kháng cáo Kokoku ngay được áp dụng với những sửa đổi cần thiết.

Điều 386. Toà án phúc thẩm phải ra phán quyết từ chối kháng cáo Koso trong những trường hợp sau:

(1) Khi tuyên bố lý do kháng cáo Koso không được nộp trong thời hạn được quy định tại Điều 376 đoạn 1;

(2) Khi tuyên bố lý do kháng cáo Koso được làm trái với cách thức quy định tại Bộ luật này hoặc các nguyên tắc của toà án, hoặc các tài liệu giải thích cần thiết hoặc văn bản xác nhận không được gắn kèm với tuyên bố lý do kháng cáo Koso phù hợp với Bộ luật này hoặc các nguyên tắc của toà án;

(3) Khi lý do kháng cáo Koso nêu trong tuyên bố lý do kháng cáo Koso không thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại các Điều từ 377 đến 383.

2. Các quy định tại đoạn 2 Điều kế trên được áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với các phán quyết đề cập tại đoạn trên.

(Chứng chỉ người bào chữa)

Điều 387. Không ai ngoài luật sư có thể được chỉ định là người bào chữa ở cấp phúc thẩm.

(Khả năng tranh luận)

Điều 388. Chỉ người bào chữa mới có quyền thay mặt bị can tranh luận ở cấp phúc thẩm.

(Tranh luận)

Điều 389. Công tố viên và người bào chữa phải tiến hành tranh luận trên cơ sở tuyên bố lý do kháng cáo Koso vào ngày xét xử.

(Sự có mặt của bị can)(15)

Điều 390. Bị can không có nghĩa vụ có mặt vào ngày xét xử ở cấp phúc thẩm; Với điều kiện là, trong trường hợp thấy rằng sự có mặt của bị can là quan trọng cho việc bảo vệ quyền của người này trừ khi việc phạt tiền không quá năm trăm nghìn yên (năm mươi nghìn yên, vào thời điểm hiện tại, đối với những tội không thuộc Bộ luật hình sự, Luật Trừng phạt Hành vi xâm phạm sức khoẻ và Tội khác, và Luật điều chỉnh các Quy định Hình sự liên quan đến Các vấn đề kinh tế), hoặc phạt tiền trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì Toà án có thể ra lệnh cho bị can có mặt.

(Vắng mặt luật sư)

Điều 391. Trường hợp luật sư không có mặt hoặc chưa được chỉ định, phán quyết có thể được tuyên sau khi nghe tuyên bố của công tố viên trừ trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo Bộ luật này, hoặc đã được chỉ định bằng phán quyết.

(Phạm vi điều tra)(5)

Điều 392. Toà án cấp phúc thẩm phải điều tra các vấn đề nêu trong tuyên bố lý do kháng cáo Koso.

2. Toà án cấp phúc thẩm có thể căn cứ vào chính thẩm quyền của mình điều tra bất kì vấn đề nào liên quan đến các nguyên nhân quy định tại các Điều từ 377 đến 382 và Điều 383, cho dù không được nêu trong tuyên bố lý do kháng cáo Koso.

(Thẩm tra các tình tiết khách quan)(2)(5)

Điều 393. Khi thấy cần phải điều tra như quy định tại Điều trên, Toà án cấp phúc thẩm có thể thẩm tra các tình tiết khách quan theo yêu cầu của công tố viên, bị can, hoặc người bào chữa, hoặc căn cứ vào thẩm quyền của chính mình: Với điều kiện là các tình tiết khách quan, việc giải thích được đề cập tại Điều 382-2 phải được thẩm tra chỉ khi chúng là không thể thiếu cho việc chứng minh hình phạt được quyết định không phù hợp hoặc sai lầm của các tình tiết khách quan ảnh hưởng đến phán quyết.

2. Toà án cấp phúc thẩm có thể, khi thấy cần, tiến hành căn cứ vào thẩm quyền của chính mình thẩm tra liên quan đến các tình huống nổi lên sau phán quyết ở cấp sơ thẩm và phải ảnh hưởng đến hình phạt được quyết định.

3. Việc thẩm tra được đề cập tại hai đoạn trên có thể được tiến hành bởi một thành viên hội đồng xét xử, hoặc có thể giao cho thẩm phán toà án quận, toà án gia đình, hoặc toà giản lược. Trong trường hợp này, chánh án hoặc phó chánh án hoặc thẩm phán được trao quyền phải có quyền lực giống với toà án hoặc thẩm phán chủ toạ.

4. Trong trường hợp tiến hành thẩm tra như quy định tại đoạn 1 hoặc 2, công tố viên và người bào chữa có thể tiến hành tranh luận trên cơ sở kết quả đó.

(Năng lực chứng cứ)

Điều 394. Bất kì chứng cứ nào có thể được sử dụng làm chứng cứ ở cấp sơ thẩm có thể được coi là chứng cứ ở cấp phúc thẩm.

(Phán quyết từ chối kháng cáo Koso)

Điều 395. Trong trường hợp kháng cáo Koso vi phạm cách thức theo luật và lệnh, hoặc sau khi hết quyền kháng cáo, kháng cáo Koso này phải bị từ chối bằng một phán quyết.

Điều 396. Trong trường hợp không có lý do quy định tại các Điều từ 377 đến 382 và Điều 383, kháng cáo Koso này phải bị từ chối bằng một phán quyết.

(Phán quyết huỷ bỏ phán quyết ban đầu)

Điều 397. Trong trường hợp có lý do quy định tại các Điều từ 377 đến 382 và Điều 383, kháng cáo Koso này phải bị huỷ bỏ bằng một phán quyết.

2. Trong trường hợp do kết quả của việc thẩm tra như quy định tại Điều 393 đoạn 2, cho rằng rõ ràng là trái với công lý trừ khi phán quyết ban đầu bị huỷ, phán quyết ban đầu có thể bị huỷ bởi một phán quyết.

(Trả lại)

Điều 398. Trong trường hợp phán quyết ban đầu phải bị huỷ bỏ trên cơ sở là bất hợp pháp, tuyên án sai thẩm quyền hoặc việc truy tố bị từ chối, vụ án phải được trả lại bằng một phán quyết cho toà án ban đầu.

(Chuyển giao)

Điều 399. Trong trường hợp phán quyết ban đầu phải bị huỷ bỏ trên cơ sở là bất hợp pháp, quyền tài phán đã được quyết định, vụ án phải được chuyển giao bằng một phán quyết cho toà án cấp sơ thẩm phù hợp: Với điều kiện là toà án cấp phúc thẩm phải, khi có quyền tài phán cấp sơ thẩm liên quan đến vụ án, xét xử ở cấp sơ thẩm.

(Trả lại, chuyển giao và tuyên án)

Điều 400. Trong trường hợp phán quyết ban đầu phải bị huỷ bỏ với lý do khác với các lý do quy định tại hai Điều trên, vụ án phải bị trả lại cho toà án ban đầu hoặc được chuyển giao cho toà án khác, cùng cấp với toà án ban đầu bằng một phán quyết: Với điều kiện là toà án cấp phúc thẩm có thể, khi thấy rằng có thể ngay lập tức ra phán quyết theo hồ sơ tố tụng cũng như chứng cứ được thẩm tra tại toà án ban đầu và toà án cấp phúc thẩm, ra phán quyết mới đối với vụ án.

(Huỷ đối với đồng bị cáo)

Điều 401. Trong trường hợp phán quyết ban đầu phải bị huỷ bỏ có lợi cho bị can và lý do của điều này là giống với đồng bị cáo đã nộp kháng cáo Koso, phán quyết ban đầu phải bị huỷ bỏ đối với đồng bị cáo này.

(Ngăn cấm việc cải sửa gây bất lợi)

Điều 402. Liên quan đến vụ án do bị cáo hoặc người thay mặt bị cáo kháng cáo Koso, không được tuyên hình phạt nặng hơn so với phán quyết ban đầu.

(Phán quyết từ chối việc truy tố)

Điều 403. Trong trường hợp toà án ban đầu không tuyên bất hợp pháp phán quyết từ chối việc truy tố, việc truy tố này phải bị từ chối bằng một phán quyết.

2. Các quy định của Điều 385 đoạn 2 được áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với phán quyết được đề cập tại đoạn trên.

(Đơn kháng cáo Koso đối với phán quyết)(31)

Điều 403-2. Đơn kháng cáo Koso phán quyết được tuyên theo Thủ tục phán quyết nhanh, trừ các quy định của Điều 384, phải không được làm với lý do là có sự kiện quy định tại Điều 382 liên quan đến các tình tiết cấu thành tội phạm được nêu trong phán quyết nói trên.

(Áp dụng với những sửa đổi cần thiết)

Điều 404. Các quy định liên quan đến việc xét xử tại Quyển II áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc xét xử phúc thẩm Koso trừ khi được quy định trong Bộ luật này.

(Lý do kháng cáo Jokoku)

Điều 405. Đơn kháng cáo Jokoku có thể được nộp trên cơ sở tồn tại những nguyên nhân sau đối với phán quyết được tuyên bởi toà cấp cao là ở cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm:

(1) Có vi phạm Hiến pháp, hoặc có sai lầm trong việc giải thích Hiến pháp;

(2) Quyết định trái với tiền lệ của Toà án tối cao;

(3) Trong trường hợp không có tiền lệ của Toà án tối cao, quyết định trái với tiền lệ của Dai-Shin-In (Toà án tối cao trước đây) hoặc toà án cấp cao là toà án cứu cánh cuối cùng, hoặc toà án cấp cao là toà án cấp phúc thẩm sau khi thực thi Bộ luật này.

(Chấp nhận các vụ án ở cấp phúc thẩm Jokoku)

Điều 406. Thậm chí trong các trường hợp ngoài những trường hợp có thể nộp đơn kháng cáo Jokoku phù hợp với các quy định của Điều trên, Toà án tối cao có thể, liên quan đến vụ án được cho là có các vấn đề quan trọng liên quan đến việc giải thích luật và lệnh, trừ những trường hợp tự nó là toà án cứu cánh cuối cùng theo các nguyên tắc của toà án chỉ trước khi phán quyết có hiệu lực cuối cùng.

(Tuyên bố lý do kháng cáo Jokoku)

Điều 407. Tuyên bố lý do kháng cáo Jokoku phải chỉ rõ lý do nộp đơn kháng cáo Jokoku phù hợp với các nguyên tắc của toà án.

(Tố tụng bằng văn bản)

Điều 408. Toà án cứu cánh cuối cùng, khi cho rằng thông qua tuyên bố lý do kháng cáo Jokoku và các tài liệu khác cho thấy rõ ràng là đơn kháng cáo Jokoku không được hỗ trợ bởi những lý do, từ chối những kháng cáo Jokoku này bởi một phán quyết mà không tranh luận.

(Không cần thiết triệu tập bị can)

Điều 409. Bị can phải không được triệu tập một cách cần thiết vào ngày xét xử tại toà án cứu cánh cuối cùng.

(Phán quyết huỷ bỏ phán quyết ban đầu)

Điều 410. Toà án cứu cánh cuối cùng phải, khi tồn tại những nguyên nhân quy định tại mỗi khoản của Điều 405, huỷ phán quyết ban đầu bằng một phán quyết: Với điều kiện là, điều này không áp dụng trong các trường hợp rõ ràng là việc tồn tại những nguyên nhân này không ảnh hưởng đến phán quyết.

2. Trong trường hợp toà án cứu cánh cuối cùng thấy phù hợp để giữ nguyên phán quyết ban đầu với kết quả làm thay đổi các án lệ tồn tại trong vụ án ở đó những nguyên nhân quy định tại khoản (2) hoặc (3) Điều 405 tồn tại, các quy định của đoạn trên không áp dụng.

Điều 411. Cho dù không tồn tại nguyên nhân quy định tại mỗi khoản của Điều 405, toà án cứu cánh cuối cùng có thể, nếu cho rằng rõ ràng trái với công lý trừ khi phán quyết cuối cùng bị huỷ bỏ vì những lý do sau, huỷ bỏ bằng một phán quyết:

(1) Tồn tại một vi phạm luật và lệnh ảnh hưởng đến phán quyết;

(2) Hình phạt được tuyên là không phù hợp;

(3) Tồn tại lỗi nghiêm trọng trong các tình tiết ảnh hưởng đến phán quyết;

(4) Tồn tại nguyên nhân thuộc một trong các trường hợp có thể nộp yêu cầu xét xử lại;

(5) Đã huỷ bỏ hoặc sửa đổi hình phạt, hoặc ân xá sau khi phán quyết.

(Chuyển giao)

Điều 412. Trường hợp phán quyết ban đầu phải bị huỷ trên cơ sở là quyền tài phán được quyết định bất hợp pháp, vụ án phải được chuyển giao bằng một phán quyết cho toà án phúc thẩm hoặc toà án sơ thẩm phù hợp.

(Trả lại, chuyển giao, và ra phán quyết)

Điều 413. Trường hợp phán quyết ban đầu bị huỷ bỏ với lý do ngoài những lý do quy định tại Điều trên, vụ án phải được gửi trả lại cho toà án ban đầu hoặc toà án sơ thẩm, hoặc chuyển giao cho toà án khác cùng cấp bằng một phán quyết: Với điều kiện là toà án cứu cánh cuối cùng có thể, khi cho rằng có thể ngay lập tức ra phán quyết phù hợp với hồ sơ tố tụng cũng như chứng cứ được thẩm tra tại toà án ban đầu và toà án cấp sơ thẩm, ra phán quyết mới đối với vụ án.

(Không thể kháng cáo vì lý do phán quyết sai về tình tiết cấu thành tội phạm)(31)

Điều 413-2. Liên quan đến vụ án mà toà án cấp sơ thẩm ra phán quyết theo Thủ tục phán quyết nhanh, không ảnh hưởng đến các quy định của Điều 411, với lý do là có sự kiện quy định tại khoản (3) của Điều này liên quan đến các tình tiết cấu thành tội phạm nêu trong phán quyết nói trên, toà án cứu cánh cuối cùng không được huỷ phán quyết ban đầu.

(Áp dụng với những sửa đổi cần thiết)

Điều 414. Các quy định tại Chương trên phải áp dụng với những sửa đổi cần thiết cho việc xét xử phúc thẩm Jokoku trừ khi có quy định khác trong Bộ luật này.

(Phán quyết cải sửa)

Điều 415. Toà án cứu cánh cuối cùng có thể, khi phát hiện ra các sai lầm trong nội dung phán quyết, cải sửa chúng bằng một phán quyết theo đơn của công tố viên, bị can, hoặc người bào chữa.

2. Đơn đề cập tại đoạn trên phải được làm trong vòng mười ngày kể từ ngày tuyên bố phán quyết.

3. Toà án cứu cánh cuối cùng có thể, khi thấy phù hợp, gia hạn thời hạn đề cập tại đoạn trên theo đơn của người được quy định trong đoạn 1.

Điều 416. Phán quyết cải sửa được ban hành không cần tranh luận.

Điều 417. Toà án cứu cánh cuối cùng phải, trong trường hợp phán quyết cải sửa không được tuyên, ra phán quyết từ chối đơn ngay.

2. Không được nộp đơn đề cập tại Điều 415 đoạn 1 đối với phán quyết cải sửa.

(Phán quyết có hiệu lực cuối cùng)

Điều 418. Phán quyết của toà án cứu cánh cuối cùng phải, trong trường hợp thời hạn đề cập tại Điều 415 đã hết kể từ ngày tuyên án, hoặc trong trường hợp, khi đơn đề cập tại đoạn 1 Điều này đã được làm, phán quyết cải sửa hoặc từ chối đơn được tuyên trong phạm vi thời hạn này, có hiệu lực cuối cùng.

CHƯƠNG IV – KHÁNG CÁO Kokoku

(Kháng cáo Kokoku đối với quyết định)

Điều 419. Ngoài những trường hợp quy định tại đây liên quan đến kháng cáo Kokoku ngay lập tức, có thể kháng cáo Kokoku quyết định của toà án: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong những trường hợp quy định khác trong Bộ luật này.

(Kháng cáo Kokoku đối với quyết định trước khi có bản án)

Điều 420. Liên quan đến quyền tài phán của toà án hoặc tố tụng, không thể kháng cáo Kokoku đối với một quyết định ban hành trước khi có phán quyết trừ những trường hợp quy định tại điều này theo đó có thể kháng cáo Kokoku ngay.

2. Các quy định của đoạn trên không áp dụng đối với quyết định liên quan đến lệnh thi hành án phạt tù, bảo lãnh, kê biên, hoặc trả lại các đồ vật bị kê biên và tạm giữ để lấy lời khai của chuyên gia.

3. Kháng cáo Kokoku đối với lệnh thi hành án phạt tù có thể, không ảnh hưởng đến các quy định của đoạn trên, không được nộp trên cơ sở là không có nghi ngờ về một tội phạm.

(Thời hạn kháng cáo Kokoku thông thường)

Điều 421. Kháng cáo Kokoku loại trừ kháng cáo Kokoku ngay có thể được nộp vào bất kì thời điểm nào: Với điều kiện là điều này không áp dụng khi việc huỷ quyết định ban đầu không có lợi ích thiết thực.

(Thời hạn nộp kháng cáo Kokoku ngay)

Điều 422. Thời hạn nộp ngay kháng cáo Kokoku là ba ngày.

(Thủ tục kháng cáo Kokoku)

Điều 423. Khi kháng cáo Kokoku, phải nộp đơn đến toà án ban đầu.

2. Khi thấy kháng cáo Kokoku là có cơ sở, Toà án ban đầu phải sửa quyết định. Khi thấy rằng kháng cáo Kokoku toàn bộ hoặc một phần là không có căn cứ, kháng cáo Kokoku này phải được chuyển cho toà án kháng cáo Kokoku trong vòng ba ngày từ ngày nhận được đơn cùng với quan điểm ở đó.

(Kháng cáo Kokoku thông thường và hoãn thi hành án)

Điều 424. Kháng cáo Kokoku loại trừ kháng cáo Kokoku ngay không có hiệu lực hoãn thi hành quyết định: Với điều kiện là toà án ban đầu có thể ra phán quyết hoãn thi hành quyết định cho đến khi có quyết định đối với kháng cáo Kokoku.

2. Toà án kháng cáo Kokoku có thể ra phán quyết hoãn thi hành quyết định.

Điều 425. Việc thi hành quyết định phải bị hoãn trong thời hạn nộp kháng cáo Kokoku ngay, và khi đã làm đơn kháng cáo Kokoku.

(Phán quyết đối với kháng cáo Kokoku)

Điều 426. Trường hợp thủ tục kháng cáo Kokoku vi phạm các quy định này, hoặc kháng cáo Kokoku là không có cơ sở, kháng cáo Kokoku phải bị từ chối.

2. Trường hợp kháng cáo Kokoku là có cơ sở chắc chắn, phán quyết ban đầu phải bị huỷ bỏ, và nếu cần, ban hành quyết định mới.

(Ngăn cấm việc nộp lại kháng cáo Kokoku)

Điều 427. Không được kháng cáo Kokoku phán quyết của toà án phúc thẩm Kokoku.

(Ngăn cấm việc kháng cáo Kokoku phán quyết của toà án cấp cao, phản đối thay vì kháng cáo Kokoku)

Điều 428. Không được kháng cáo Kokoku phán quyết của toà án cấp cao.

2. Liên quan đến phán quyết quy định tại điều này có thể kháng cáo Kokoku ngay cũng như phán quyết bị kháng cáo Kokoku phù hợp với các quy định của các Điều 419 và 420, được tuyên bởi toà án cấp cao, việc phản đối có thể nộp cho toà án cấp cao này.

3. Các quy định liên quan đến kháng cáo Kokoku phải áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với phản đối đề cập tại đoạn trên. Các quy định liên quan đến kháng cáo Kokoku ngay cũng được áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với việc phản đối phán quyết như quy định tại điều này mà có thể kháng cáo Kokoku ngay.

(Kháng cáo Kokoku nửa vời)(2)

Điều 429. Bất kì ai bị thiệt hại bởi các quy định sau của một thẩm phán có thể yêu cầu huỷ quyết định này hoặc cải sửa đến toà án quận phù hợp liên quan đến quyết định của thẩm phán toà án giản lược, hoặc đến toà án có thẩm phán khác liên quan đến quyết định của thẩm phán này:

(1) Quyết định từ chối đơn phản đối;

(2) Quyết định liên quan đến lệnh thi hành án phạt tù, bảo lãnh, tịch biên, hoặc trả lại đồ vật bị tịch biên;

(3) Quyết định tạm giam để lấy lời khai của chuyên gia;

(4) Quyết định ra lệnh ấn định tiền phạt phi hình sự hoặc đền bù các chi phí đối với người bị kiểm tra thân thể.

2. Các quy định của Điều 420 đoạn 3 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với yêu cầu được đề cập tại đoạn trên.

3. Toà án quận hoặc toà án gia đình phải, sau khi nhận được yêu cầu đề cập tại đoạn 1, ra phán quyết bởi một hội đồng thẩm phán.

4. Yêu cầu huỷ quyết định hoặc cải sửa đề cập tại khoản (4) hoặc (5) đoạn 1 phải được làm trong vòng ba ngày kể từ ngày ban hành quyết định.

5. Việc thi hành quyết định bị hoãn trong thời hạn yêu cầu như đề cập tại đoạn trên, và khi đưa ra yêu cầu này.

Điều 430. Bất kì ai bị thiệt hại bởi các biện pháp được đề cập tại Điều 39 đoạn 3 do công tố viên hoặc thư kí công tố viên tiến hành, hoặc do các biện pháp liên quan đến việc tịch biên hoặc trả lại các đồ vật bị tịch biên, có thể yêu cầu huỷ hoặc cải sửa những biện pháp này đến toà án tương ứng cùng cấp với văn phòng công tố nơi công tố viên hoặc thư kí công tố viên làm việc.

2. Bất kì ai bị thiệt hại bởi các biện pháp đề cập tại đoạn trên do cảnh sát tiến hành có thể yêu cầu huỷ hoặc cải sửa các biện pháp này đến toà án quận hoặc toà án giản lược có quyền tài phán tại nơi cảnh sát nói trên thực hiện trách nhiệm.

3. Các quy định của luật và lệnh liên quan đến việc kiện tụng trong vụ án hành chính không áp dụng.

(Thủ tục kháng cáo Kokoku nửa vời)

Điều 431. Khi làm yêu cầu như đề cập tại hai Điều trên phải nộp một yêu cầu bằng văn bản cho toà án phù hợp.

Điều 432. Các quy định của các Điều 424, 426 và 427 được áp dụng với những sửa đổi cần thiết trong các trường hợp mà yêu cầu đề cập tại các Điều 429 và 430 được làm.

(Kháng cáo Kokoku đặc biệt)

Điều 433. Liên quan đến phán quyết hoặc lệnh không thể bị kháng cáo theo Bộ luật này, kháng cáo Kokoku có thể được đặc biệt gửi đến Toà án tối cao chỉ khi có căn cứ là tồn tại các nguyên nhân đề cập trong Điều 405.

2. Thời hạn nộp kháng cáo Kokoku đề cập tại đoạn trên là năm ngày.

Điều 434. Quy định tại các điều 423, 424 và 426 được áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với kháng cáo Kokoku được đề cập tại đoạn 1 của Điều trên trừ khi có quy định khác trong Bộ luật này.

QUYỂN IV: XÉT XỬ LẠI

(Phán quyết có thể bị xét xử lại, lý do)

Điều 435. Có thể yêu cầu xét xử lại phán quyết tuyên có tội và có hiệu lực cuối cùng trong những trường hợp sau vì lợi ích của người được tuyên:

(1) Khi được chứng minh bằng một phán quyết có hiệu lực cuối cùng là bất kì tài liệu hoặc đồ vật chứng minh được sử dụng làm chứng cứ trong phán quyết ban đầu bị làm giả hoặc sửa đổi;

(2) Khi được chứng minh bằng một phán quyết có hiệu lực cuối cùng là lời khai, nhận định, bản dịch viết, dịch nói của chuyên gia được sử dụng làm chứng cứ trong phán quyết ban đầu là sai;

(3) Khi phán quyết có hiệu lực cuối cùng chứng minh được tội cáo buộc sai lầm một cá nhân theo đó người này bị phán quyết có tội: Với điều kiện là điều này chỉ áp dụng trong các trường hợp mà việc phán quyết có tội là do cáo buộc sai lầm;

(4) Khi quyết định được sử dụng làm chứng cứ trong phán quyết ban đầu đã bị thay đổi bằng một quyết định đã có hiệu lực cuối cùng;

(5) Khi liên quan đến trường hợp phán quyết có tội được đưa ra đối với tội xâm phạm bản quyền, giải pháp hữu ích, thiết kế hoặc thương hiệu, quyết định tuyên các quyền này là bất hợp pháp có hiệu lực cuối cùng hoặc phán quyết tuyên vô hiệu đã được đưa ra;

(6) Khi phát hiện ra bằng chứng chắc chắn mới là không có tội hoặc miễn truy cứu một người có bản án tuyên có tội, thì cũng phải tuyên miễn chấp hành hình phạt đối với người đã tuyên hình phạt; hoặc tội nhẹ hơn được chấp nhận trong phán quyết ban đầu được công nhận;

(7) Khi được chứng minh bằng một phán quyết có hiệu lực cuối cùng là thẩm phán tham gia vào phán quyết ban đầu hoặc trong khi xuất trình tài liệu chứng minh được sử dụng làm chứng cứ trong phán quyết ban đầu, hoặc công tố viên, thư kí công tố viên, hoặc cảnh sát đưa ra tài liệu hoặc tuyên bố được sử dụng làm chứng cứ trong phán quyết ban đầu đã thực hiện tội phạm thuộc phạm vi trách nhiệm liên quan đến vụ án: Với điều kiện là trong trường hợp khởi tố thẩm phán, công tố viên, thư kí công tố viên, hoặc cảnh sát trước khi ban hành phán quyết ban đầu, điều này chỉ áp dụng khi toà án đã ra phán quyết không nhận thức được tình tiết này.

Điều 436. Có thể yêu cầu xét xử lại phán quyết từ chối kháng cáo Koso hoặc Jokoku và có hiệu lực cuối cùng trong những trường hợp sau vì lợi ích của người được nhận tuyên bố này:

(1) Khi tồn tại những nguyên nhân được quy định tại khoản (1) hoặc (2) của Điều trên;

(2) Khi tồn tại những nguyên nhân được quy định trong khoản (7) của Điều trên liên quan đến thẩm phán tham gia vào phán quyết ban đầu hoặc trong khi xuất trình tài liệu chứng minh được sử dụng làm chứng cứ tại đó.

2. Sau khi phán quyết về việc xét xử lại được đưa ra liên quan đến vụ án, yêu cầu xét xử lại đối với phán quyết ở cấp sơ thẩm có hiệu lực cuối cùng, không thể yêu cầu xét xử lại phán quyết từ chối kháng cáo Koso.

3. Sau khi phán quyết về việc xét xử lại được đưa ra liên quan đến vụ án, yêu cầu xét xử lại được thực hiện đối với phán quyết cuối cùng ở cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm, không thể yêu cầu xét xử lại phán quyết từ chối kháng cáo Jokoku.

(Chứng minh thay cho phán quyết có hiệu lực cuối cùng)

Điều 437. Trong trường hợp không thể có được phán quyết cuối cùng trong trường hợp theo các quy định tại hai Điều trên, yêu cầu xét xử lại phải được làm trên cơ sở là tội phạm đã được chứng minh bằng một phán quyết có hiệu lực cuối cùng, yêu cầu xét xử lại được tiến hành bằng việc kiểm tra tình tiết này: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong những trường hợp không thể có được phán quyết cuối cùng trên cơ sở là không có chứng cứ.

(Quyền tài phán)

Điều 438. Yêu cầu xét xử lại thuộc quyền tài phán của toà án đã ra phán quyết ban đầu.

(Người được quyền yêu cầu)

Điều 439. Những người sau có thể yêu cầu xét xử lại:

(1) Công tố viên;

(2) Người được tuyên có tội;

(3) Đại diện pháp lý và giám hộ của người bị tuyên có tội;

(4) Vợ hoặc chồng, họ hàng trực hệ, anh chị em của người bị tuyên có tội trong trường hợp người đó chết, hoặc không có khả năng nhận thức hành vi.

2. Chỉ có công tố viên mới được đưa ra yêu cầu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 435 khoản (7), hoặc Điều 436 đoạn 1 khoản (2) nếu người bị tuyên có tội xúi giục việc thực hiện tội phạm này.

(Chỉ định người bào chữa)

Điều 440. Khi yêu cầu xét xử lại, bất kì ai trừ công tố viên có thể chỉ định người bào chữa.

2. Việc chỉ định người bào chữa quy định tại đoạn trên có hiệu lực cho đến khi ra phán quyết xét xử lại.

(Thời hạn yêu cầu xét xử lại)

Điều 441. Có thể yêu cầu xét xử lại khi đã hoàn thành việc thi hành hình phạt hoặc không thể thi hành hình phạt này.

(Hiệu lực sau khi hoãn thi hành)

Điều 442. Yêu cầu xét xử lại không có hiệu lực hoãn thi hành hình phạt: Với điều kiện là công tố viên của văn phòng công tố tương ứng với toà án có thẩm quyền có thể hoãn thi hành hình phạt cho đến khi ra quyết định đối với yêu cầu xét xử lại.

(Rút lại yêu cầu xét xử lại)

Điều 443. Có thể rút lại yêu cầu xét xử lại.

2. Bất kì ai đã rút lại yêu cầu xét xử lại không thể tiếp tục yêu cầu xét xử lại vì cùng lý do.

(Quy định đặc biệt liên quan đến tù nhân)

Điều 444. Quy định của Điều 366 phải áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với yêu cầu xét xử lại và việc rút yêu cầu.

(Thẩm tra các tình tiết)

Điều 445. Sau khi nhận được yêu cầu xét xử, toà án có thể, nếu cần, đề nghị thành viên hội đồng thẩm tra các tình tiết hoặc phân công một thẩm phán toà án quận, toà án gia đình hoặc toà án giản lược làm như vậy liên quan đến lý do yêu cầu xét xử lại. Trong trường hợp này, chánh án hoặc phó chánh án hoặc thẩm phán được trao quyền phải có thẩm quyền giống với toà án hoặc thẩm phán chủ toạ.

(Phán quyết từ chối yêu cầu)

Điều 446. Trường hợp yêu cầu xét xử lại trái với cách thức theo luật và lệnh hoặc sau khi hết quyền yêu cầu, thì phải bị từ chối bằng phán quyết.

Điều 447. Trường hợp yêu cầu xét xử lại là không có căn cứ, thì phải bị từ chối bằng phán quyết.

2. Khi quyết định đề cập tại đoạn trên được ban hành, không ai được tiếp tục yêu cầu xét xử lại vì lý do tương tự.

(Quyết định mở phiên toà xét xử lại)

Điều 448. Trường hợp yêu cầu xét xử lại có căn cứ vững chắc, quyết định mở phiên toà xét xử lại phải được ban hành.

2. Khi quyết định mở phiên toà xét xử lại được ban hành, có thể phán quyết hoãn thi hành hình phạt.

(Yêu cầu kép và quyết định từ chối yêu cầu)

Điều 449. Trường hợp toà án cấp sơ thẩm đã ban hành phán quyết xét xử lại ở đó yêu cầu xét xử lại được đưa ra đối với phán quyết cuối cùng từ chối kháng cáo Koso và phán quyết của toà án sơ thẩm có hiệu lực cuối cùng bởi phán quyết này, toà án phúc thẩm phải phán quyết từ chối yêu cầu xét xử lại.

(Kháng cáo Kokoku ngay)

Điều 450. Có thể kháng cáo Kokoku ngay đối với quyết định đề cập tại Điều 446, Điều 447 đoạn 1, Điều 448 đoạn 1 hoặc đoạn 1 Điều trên.

(Xét xử lại)

Điều 451. Liên quan đến trường hợp, phán quyết mở phiên toà xét xử lại đã có hiệu lực cuối cùng, toà án phải, trừ những trường hợp đề cập tại Điều 449, tiếp tục tiến hành xét xử lại ở cấp liên quan.

2. Các quy định tại phần chính Điều 314 đoạn 1 và Điều 339 đoạn 1 khoản (4) phải áp dụng đối với việc xét xử đề cập tại đoạn trên trong những trường hợp sau:

(1) Trường hợp yêu cầu xét xử lại thay mặt cho người đã chết hoặc người bị tâm thần không thể khôi phục được;

(2) Trường hợp người bị tuyên có tội chết hoặc thuộc trường hợp tâm thần mà không thể khôi phục được.

3. Trường hợp của đoạn trên, việc xét xử có thể được tiến hành vắng mặt bị cáo: Với điều kiện là không thể mở phiên toà trừ khi người bào chữa có mặt.

4. Trường hợp người yêu cầu xét xử lại không chỉ định người bào chữa trong trường hợp đoạn 2, thẩm phán chủ toạ phải căn cứ vào thẩm quyền của chính mình cung cấp một người bào chữa.

(Ngăn cấm việc sửa chữa gây bất lợi)

Điều 452. Khi xét xử lại, không được tuyên hình phạt nặng hơn hình phạt đã tuyên trong phán quyết ban đầu.

(Thông báo công khai phán quyết vô tội)

Điều 453. Trường hợp ra phán quyết vô tội trong phiên xét xử lại, phán quyết này phải được xuất bản trong Công báo và các tờ báo.

QUYỂN V: KHÁNG CÁO NGOẠI LỆ

(Lý do kháng cáo ngoại lệ)

Điều 454. Khi phát hiện thấy sau khi phán quyết có hiệu lực cuối cùng, việc xét xử vi phạm luật và lệnh, Tổng công tố có thể kháng cáo ngoại lệ đến Toà án tối cao.

(Cách nộp đơn)

Điều 455. Kháng cáo ngoại lệ phải được nộp cùng với đơn nêu rõ lý do lên Toà án tối cao.

(Ngày xét xử)

Điều 456. Công tố viên phải tuyên bố căn cứ nộp đơn vào ngày xét xử.

(Phán quyết từ chối)

Điều 457. Trường hợp kháng cáo ngoại lệ là không có căn cứ, thì phải ra phán quyết từ chối.

(Huỷ bỏ phán quyết)

Điều 458. Trường hợp kháng cáo ngoại lệ có căn cứ vững chắc, thì phải ra phán quyết phù hợp với các tiêu chí sau:

(1) Trường hợp phán quyết ban đầu vi phạm luật và lệnh, phần không thống nhất ở đó phải bị huỷ bỏ: Với điều kiện là phán quyết ban đầu bất lợi cho bị cáo, thì phải bị huỷ bỏ và phải ra phán quyết mới;

(2) Trường hợp tố tụng vi phạm luật và lệnh, tố tụng không thống nhất phải bị huỷ bỏ.

(Hiệu lực của phán quyết)

Điều 459. Phán quyết đối với kháng cáo ngoại lệ phải, trừ phán quyết được tuyên theo các quy định tại khoản (1) Điều trên, không có hiệu lực đối với bị cáo.

(Phạm vi điều tra, thẩm tra các tình tiết)(5)

Điều 460. Toà án chỉ tiến hành điều tra những vấn đề nêu trong đơn.

2. Toà án có thể tiến hành thẩm tra các tình tiết liên quan đến thẩm quyền của toà án, việc chấp nhận và tố tụng truy tố. Trong trường hợp này, các quy định của Điều 393 đoạn 3 áp dụng với những sửa đổi cần thiết.

QUYỂN VI: THỦ TỤC RÚT GỌN

(Lệnh rút gọn)

Điều 461. Theo yêu cầu của công tố viên, Toà án giản lược có thể bằng lệnh rút gọn phạt tiền không quá một triệu yên hoặc phạt tiền trong trường hợp ít nghiêm trọng trước khi xét xử liên quan đến những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của mình. Trong trường hợp này, các biện pháp như quản chế, tịch thu, và có thể tiến hành các biện pháp khẩn cấp khác.

(Thông báo thủ tục rút gọn và phản đối của bị cáo)(5)

Điều 461-2. Vào thời điểm yêu cầu ban hành lệnh rút gọn, công tố viên phải giải thích ngay những vấn đề cần thiết cho nghi can hiểu thủ tục rút gọn, và phải, sau khi thông báo là người này có thể bị xét xử theo các quy định thông thường, xác nhận liệu họ có phản đối thủ tục rút gọn không.

2. Khi không có việc phản đối thủ tục rút gọn, nghi can phải thể hiện rõ điều này bằng văn bản.

(Yêu cầu ban hành lệnh rút gọn)

Điều 462. Yêu cầu ban hành lệnh rút gọn phải được làm thành văn bản đồng thời với việc khởi tố.

2. Tài liệu đề cập tại đoạn trên phải kèm theo tài liệu được nêu trong đoạn 2 Điều trên.

(Xét xử thông thường)

Điều 463. Trường hợp xét thấy vụ án không thể được giải quyết bằng thủ tục rút gọn hoặc không thích hợp để làm như vậy và đã có yêu cầu đề cập tại đoạn trên, việc xét xử phải được tiến hành phù hợp với các quy định bình thường.

2. Điều tương tự áp dụng trong trường hợp của đoạn trên nếu công tố viên không tiến hành các thủ tục quy định tại Điều 461-2, hoặc đã yêu cầu lệnh rút gọn vi phạm đoạn 2 của Điều trên.

3. Trường hợp việc xét xử phải được tiến hành theo các quy định của hai đoạn trên, toà án phải thông báo ngay điều này cho công tố viên.

4. Nếu thuộc trường hợp của các đoạn 1 và 2 thì phải được giải thích là quy định tại Điều 271 được áp dụng: Với điều kiện là thời hạn quy định tại đoạn 2 của Điều này là hai tháng kể từ ngày có thông báo đề cập tại đoạn trên.

(Mất hiệu lực khởi tố)(5)

Điều 463-2. Trừ những trường hợp đề cập tại Điều trên, việc khởi tố mất hiệu lực hồi tố trong trường hợp không thông báo lệnh rút gọn cho bị cáo trong vòng bốn tháng từ ngày có yêu cầu.

2. Toà án phải trong trường hợp của đoạn trên phán quyết từ chối việc khởi tố. Khi đã thông báo lệnh rút gọn cho công tố viên, phán quyết này phải được đưa ra sau khi huỷ lệnh rút gọn.

3. Có thể nộp kháng cáo Kokoku ngay phán quyết được đề cập tại đoạn trên.

(Phương thức của lệnh rút gọn)(5)

Điều 464. Lệnh rút gọn phải chỉ ra các tình tiết cấu thành tội phạm, luật và lệnh được áp dụng, hình phạt được áp dụng và các biện pháp khẩn cấp cũng như tuyên bố là yêu cầu xét xử chính thức có thể đưa ra trong vòng mười bốn ngày kể từ ngày thông báo lệnh rút gọn.

(Yêu cầu xét xử chính thức)

Điều 465. Bất kì ai nhận được lệnh rút gọn, hoặc công tố viên có thể yêu cầu xét xử chính thức trong vòng mười bốn ngày kể từ ngày thông báo lệnh này.

2. Yêu cầu xét xử chính thức phải được làm thành văn bản và gửi đến toà án đã ban hành lệnh rút gọn. Khi đã có yêu cầu xét xử chính thức, toà án phải thông báo ngay điều này cho công tố viên hoặc người đã nhận lệnh rút gọn.

(Rút lại yêu cầu nêu trên)

Điều 466. Yêu cầu xét xử chính thức có thể được rút lại cho đến khi ban hành phán quyết sơ thẩm.

(Áp dụng với những sửa đổi cần thiết các quy định liên quan đến kháng cáo)(5)

Điều 467. Các quy định tại Điều 353, 355 đến 357, 359, 360, và 361 đến 365 phải áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với yêu cầu xét xử chính thức hoặc việc rút lại yêu cầu này.

(Từ chối yêu cầu xét xử chính thức, xét xử thông thường)(2)

Điều 468. Trường hợp yêu cầu xét xử chính thức được đưa ra vi phạm cách thức theo luật và lệnh, hoặc sau khi hết quyền này, thì phải bị từ chối bằng một phán quyết. Có thể kháng cáo Kokoku ngay phán quyết này.

2. Khi yêu cầu xét xử chính thức được cho là hợp pháp, việc xét xử phải được tiến hành theo các quy định thông thường.

3. Lệnh rút gọn không có hiệu lực bắt buộc trong trường hợp của đoạn trên.

(Mất hiệu lực của lệnh rút gọn)

Điều 469. Trường hợp phán quyết được tuyên theo yêu cầu xét xử chính thức, lệnh rút gọn mất hiệu lực thi hành.

Điều 470. Lệnh rút gọn phải có hiệu lực giống với phán quyết cuối cùng sau khi hết thời hạn yêu cầu xét xử chính thức hoặc thông qua việc rút lại yêu cầu này. Điều tương tự áp dụng khi quyết định từ chối yêu cầu xét xử chính thức có hiệu lực cuối cùng.

QUYỂN VII: THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH

(Quyết định có hiệu lực cuối cùng và việc thi hành quyết định này)

Điều 471. Trừ khi có quy định khác theo Bộ luật này, quyết định phải được thi hành sau khi có hiệu lực cuối cùng.

(Thi hành)

Điều 472. Việc thi hành quyết định phải theo sự chỉ đạo của công tố viên của viện công tố bên cạnh toà án ban hành quyết định này: Với điều kiện là điều này không áp dụng trong những trường hợp với điều kiện của Điều 70 đoạn 1, Điều 108 đoạn 1, hoặc theo sự chỉ đạo của toà án hoặc thẩm phán phù hợp với bản chất của quyết định.

2. Trường hợp quyết định đối với kháng cáo hoặc quyết định của toà án cấp thấp hơn phải được thi hành do việc rút lại kháng cáo, công tố viên của viện công tố bên cạnh toà phúc thẩm phải chỉ đạo thi hành việc này: Với điều kiện là hồ sơ tố tụng nằm ở toà án cấp dưới hoặc viện công tố bên cạnh toà án này, công tố viên của viện công tố bên cạnh toà án này phải chỉ đạo việc thi hành quyết định.

(Cách thức thi hành)

Điều 473. Việc chỉ đạo thi hành quyết định phải được làm thành văn bản kèm với bản sao hoặc bản sao tóm tắt quyết định hoặc văn bản tuyên bố quyết định: Với điều kiện là trừ việc chỉ đạo thi hành hình phạt, phải đóng dấu vào bản gốc, bản sao hoặc bản sao tóm tắt quyết định, hoặc bản sao hoặc bản sao tóm tắt văn bản tuyên bố quyết định.

(Lệnh thi hành hình phạt)(5)

Điều 474. Trừ hình phạt tiền hoặc phạt tiền trong trường hợp ít nghiêm trọng, việc thi hành hai hoặc nhiều hơn hình phạt chính phải tiến hành bắt đầu từ hình phạt nặng hơn: Với điều kiện là công tố viên có thể, bằng việc hoãn thi hành hình phạt nặng hơn, đề nghị thi hành hình phạt khác.

(Thi hành hình phạt tử hình)

Điều 475. Việc thi hành hình phạt tử hình phải được tiến hành bằng lệnh của Bộ trưởng Tư pháp.

2. Lệnh quy định tại đoạn trên phải được ban hành trong vòng sáu tháng kể từ ngày phán quyết có hiệu lực cuối cùng: Với điều kiện là vẫn còn thời hạn yêu cầu khôi phục quyền kháng cáo, hoặc xét xử lại, hoặc đơn kiện hoặc đơn xin áp dụng kháng cáo bất thường hoặc ân xá và thủ tục cho những việc này đã hoàn thành, và thời hạn cho đến khi phán quyết đối với người là đồng bị cáo có hiệu lực cuối cùng không được tính vào thời hạn này.

Điều 476. Trường hợp Bộ trưởng Tư pháp ra lệnh thi hành hình phạt tử hình thi phải tiến hành trong vòng năm ngày.

Điều 477. Phải thi hành hình phạt tử hình với sự có mặt của công tố viên, thư ký của văn phòng công tố và giám đốc thiết chế hình sự hoặc đại diện của người này.

2. Không ai được phép vào nơi thi hành án trừ khi được phép của công tố viên hoặc giám đốc thiết chế hình sự.

Điều 478. Thư ký văn phòng công tố tham dự buổi thi hành hình phạt tử hình phải đọc tuyên bố thi hành có chữ ký và đóng dấu cùng với chữ ký và đóng dấu của công tố viên và giám đốc thiết chế hình sự.

(Hoãn thi hành hình phạt tử hình)

Điều 479. Trường hợp người bị tử hình bị tâm thần, Bộ trưởng Tư pháp phải ra lệnh hoãn thi hành hình phạt.

2. Trường hợp phụ nữ có thai bị tử hình, Bộ trưởng Tư pháp phải ra lệnh hoãn thi hành hình phạt.

3. Nếu hoãn thi hành hình phạt tử hình theo quy định của hai đoạn trên, việc thi hành không thể tiến hành trừ khi có lệnh của Bộ trưởng Tư pháp sau khi khỏi bệnh tâm thần, hoặc sau khi sinh nở.

4. Quy định tại Điều 475 đoạn 2 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với lệnh được đề cập tại đoạn trên. Trường hợp này, ngày phán quyết có hiệu lực cuối cùng là ngày khỏi bệnh tâm thần hoặc ngày sinh nở.

(Hoãn thi hành hình phạt tù)

Điều 480. Trường hợp bất kì ai bị phạt tù khổ sai, tù hoặc tạm giam hình sự bị tâm thần, việc thi hành bị hoãn theo chỉ thị của công tố viên của viện công tố bên cạnh toà án tuyên hình phạt hoặc viện công tố cấp quận có thẩm quyền tại nơi cư trú của người phải chịu hình phạt cho đến khi những điều kiện này được khôi phục.

Điều 481. Trường hợp việc thi hành hình phạt bị hoãn theo các quy định tại Điều trên, công tố viên phải giao người phải chịu hình phạt cho người giám sát và chăm sóc hoặc người đứng đầu chính quyền địa phương và phải đưa người này vào bệnh viện hoặc bất kì nơi nào khác phù hợp.

2. Bất kì ai bị hoãn thi hành hình phạt phải bị giam trong một thiết chế hình sự cho đến khi tiến hành biện pháp đề cập tại đoạn trên, và thời hạn này phải được tính vào hình phạt.

Điều 482. Trường hợp tồn tại những nguyên nhân sau liên quan đến người bị phạt tù khổ sai, tù có thời hạn, hoặc tạm giam hình sự, việc thi hành phải bị hoãn theo chỉ đạo của công tố viên của viện công tố bên cạnh toà án tuyên hình phạt hoặc viện công tố có thẩm quyền tại nơi cư trú của người chịu hình phạt:

(1) Khi có nguy hại lớn đến sức khoẻ của người này, hoặc sợ rằng tính mạng không thể được duy trì khi thi hành hình phạt;

(2) Khi người này mười bảy tuổi hoặc nhiều hơn;

(3) Khi đã qua một trăm năm mươi ngày sau khi mang thai;

(4) Khi chưa hết sau mươi ngày sau khi sinh nở;

(5) Khi sợ rằng sẽ phải chịu bất lợi không thể khôi phục được do việc thi hành hình phạt;

(6) Khi cha mẹ hoặc ông bà của người này từ bảy mươi tuổi trở lên bị ốm nặng hoặc tàn phế; và không có họ hàng chăm sóc;

(7) Khi con hoặc cháu của người này còn sơ sinh và không có họ hàng chăm sóc;

(8) Khi tồn tại những nguyên nhân quan trọng khác.

(Hoãn thi hành chi phí kiện tụng)

Điều 483. Việc thi hành quyết định ra lệnh gánh chịu chi phí kiện tụng phải, trong thời hạn nộp đơn quy định tại Điều 500, hoặc khi đã nộp đơn này, bị hoãn cho đến khi quyết định đối với đơn này có hiệu lực cuối cùng.

(Triệu tập khẩn cấp để thi hành án)

Điều 484. Khi người bị tử hình, tù khổ sai, tù có thời hạn hoặc tạm giam hình sự không bị tạm giam, công tố viên phải triệu tập họ để thi hành án. Trường hợp người này contumacious thì phải ban hành lệnh tạm giữ.

(Ban hành lệnh bắt)(33)

Điều 485. Trường hợp người bị tử hình, tù khổ sai, tù có thời hạn hoặc tạm giam hình sự bỏ trốn hoặc sợ là người này có thể bỏ trốn, công tố viên phải ngay lập tức ban hành lệnh tạm giữ, hoặc có thể yêu cầu cảnh sát làm điều này.

(Đề nghị bắt giữ đến công tố viên cấp trên)(33)

Điều 486. Trường hợp không biết nơi ở của người bị tử hình, tù khổ sai, tù có thời hạn, hoặc tạm giam hình sự, công tố viên có thể yêu cầu công tố viên cấp trên bắt giữ người này tại thiết chế hình sự.

2. Sau khi nhận được yêu cầu, công tố viên cấp trên ra lệnh cho công tố viên thuộc quyền ban hành lệnh tạm giữ.

(Lệnh tạm giữ)(33)

Điều 487. Tên, tuổi, địa chỉ của người bị kết án, tên hình phạt, thời hạn tù, và các vấn đề khác cần thiết cho việc tạm giữ phải được nêu trong lệnh tạm giữ, lệnh phải có tên và dấu của công tố viên hoặc sỹ quan cảnh sát.

(Hiệu lực của lệnh tạm giữ)(33)

Điều 488. Lệnh tạm giữ phải có hiệu lực giống như lệnh tạm giam.

(Thi hành lệnh tạm giữ)(33)

Điều 489. Các quy định liên quan đến lệnh tạm giam áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với lệnh tạm giữ.

(Thi hành lệnh phạt liên quan đến tiền, v.v…)(12)

Điều 490. Quyết định phạt tiền, phạt tiền bổ sung, tịch biên, tịch thu, phạt tiền phi hình sự, kê biên, chi phí kiện tụng, đền bù chi phí, hoặc tạm thời trả tiền phải được thi hành theo lệnh của công tố viên. Lệnh này phải có hiệu lực giống với quyền thực thi trách nhiệm.

2. Việc thi hành quyết định theo đoạn trên có hiệu lực phù hợp với các quy định của Luật thi hành án dân sự hoặc luật và lệnh khác liên quan đến thủ tục thi hành án. Với điều kiện là việc tống đạt quyết định không được yêu cầu trước khi thi hành.

(Thi hành di sản)

Điều 491. Việc tịch biên, phạt tiền hoặc tịch thu đã tuyên theo quy định của luật và lệnh liên quan đến thuế và các khoản phải thu các, hoặc độc quyền có thể, trường hợp người bị kết án chết sau khi phán quyết có hiệu lực cuối cùng, được thi hành đối với di sản thừa kế.

(Thi hành đối với pháp nhân sau khi sáp nhập)

Điều 492. Trường hợp phạt tiền, phạt tiền bổ sung, tịch biên, hoặc tịch thu đã tuyên đối với pháp nhân, và pháp nhân này không tồn tại do bị sáp nhập sau khi phán quyết có hiệu lực cuối cùng, thì có thể được thi hành đối với pháp nhân tồn tại sau khi sáp nhập hoặc được thành lập do sáp nhập.

(Điều chỉnh việc thi hành khoản thanh toán tạm thời)

Điều 493. Trường hợp quyết định tạm thời thanh toán được tuyên ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, và việc thi hành quyết định này đã được tiến hành liên quan đến quyết định thanh toán tạm thời ở cấp sơ thẩm, việc thi hành phải được viễn dẫn là thi hành khoản thanh toán tạm thời ở cấp phúc thẩm đến phạm vi khoản tiền được ra lệnh trả theo lệnh thanh toán tạm thời ở cấp phúc thẩm.

2. Khi trường hợp của đoạn trên, số tiền có được do thi hành quyết định tạm thời thanh toán ở cấp sơ thẩm vượt quá số tiền phải trả theo quyết định tạm thời thanh toán ở cấp phúc thẩm, số tiền vượt quá phải được trả lại.

(Thi hành việc thanh toán tạm thời và hình phạt chính)

Điều 494. Trường hợp quyết định phạt tiền, phạt tiền bổ sung, hoặc tịch thu có hiệu lực cuối cùng sau khi thi hành quyết định thanh toán tạm thời, hình phạt phải được coi là đã được thi hành trong phạm vi số tiền này.

2. Khi trong trường hợp của đoạn trên, số tiền có được do thi hành quyết định thanh toán tạm thời vượt quá số tiền phạt, tiền phạt bổ sung, tịch thu, số tiền vượt quá phải được trả lại.

(Tính toán số ngày cam kết)(15)

Điều 495. Số ngày cam kết theo quyết định bị hoãn trong thời hạn nộp đơn kháng cáo phải, trừ số ngày cam kết theo lệnh bị hoãn sau khi có đơn kháng cáo, phải được thêm vào hình phạt chính.

2. Số ngày cam kết theo lệnh bị hoãn sau khi có đơn kháng cáo phải được thêm vào hình phạt chính trong những trường hợp sau:

(1) Khi công tố viên kháng cáo;

(2) Khi trong trường hợp mà người kháng cáo không phải là công tố viên, phán quyết ban đầu bị huỷ ở cấp phúc thẩm này.

3. Liên quan đến diễn văn bế mạc phiên toà theo quy định của hai đoạn trên, một ngày cam kết theo lệnh hoãn phải được tính là một ngày phạt tù hoặc bốn nghìn yên.

4. Cam kết theo quyết định bị hoãn sau khi toà phúc thẩm huỷ phán quyết ban đầu phải được bổ sung theo số ngày cam kết trong lệnh bị hoãn khi kháng cáo.

(Biện pháp tịch thu đồ vật)

Điều 496. Đồ vật bị tịch thu phải được xử lý bởi một công tố viên.

(Chuyển giao đồ vật bị tịch thu)

Điều 497. Trường hợp bất kì ai có quyền đã làm đơn xin chuyển giao đồ vật bị tịch thu sau khi đã tiến hành tịch thu, công tố viên phải, trừ những đồ vật bị tiêu huỷ hoặc vứt bỏ, chuyển giao chúng.

2. Trường hợp sau khi đồ vật bị tịch biên đã bị xử lý, đã có yêu cầu đề cập tại đoạn trên, công tố viên phải chuyển giao khoản lợi nhuận thu được từ việc bán ra công chúng.

(Dấu hiệu làm giả và chỉnh sửa)

Điều 498. Trường hợp trả lại đồ vật bị làm giả hoặc chỉnh sửa, phải chỉ ra phần bị làm giả hoặc chỉnh sửa trong đồ vật.

2. Trường hợp đồ vật bị làm giả hoặc chỉnh sửa không bị tạm giữ, thì phải tạo ra chúng, và phải tiến hành thủ tục đề cập tại đoạn trên: Với điều kiện là trường hợp những đồ vật này thuộc về một cơ quan nhà nước, các biện pháp phù hợp phải được tiến hành bằng việc thông báo phần bị làm giả hoặc chỉnh sửa cho cơ quan nhà nước.

(Trả lại thông báo công khai và bất khả thi)(5)

Điều 499. Trường hợp không thể trả lại đồ vật bị tạm giữ do không biết nơi ở của người có đồ vật được trả lại; hoặc có bất kì nguyên nhân nào khác tồn tại, công tố viên phải thông báo công khai điều này phù hợp với biện pháp quy định trong Lệnh của Nội các.

2. Trường hợp không có yêu cầu trả lại trong vòng sáu tháng kể từ ngày thông báo công khai, những đồ vật này phải được đưa vào Ngân khố Quốc gia.

3. Cho dù trong thời hạn đề cập tại đoạn trên có thể vứt bỏ bất kì đồ vật không có giá trị, hoặc bất kì thứ gì không tiện cho việc tạm giữ có thể bán ra công chúng và giữ lại lợi nhuận.

(Đơn xin miễn thi hành chi phí kiện tụng)(5)

Điều 500. Bất kì ai được lệnh phải chịu chi phí kiện tụng có thể, khi không thể thanh toán toàn bộ do nghèo, làm đơn xin miễn thi hành quyết định liên quan đến chi phí kiện tụng toàn bộ hoặc một phần theo các nguyên tắc của toà án.

2. Phải làm đơn đề cập tại đoạn trên trong vòng hai mươi ngày sau khi quyết định ra lệnh trả chi phí kiện tụng có hiệu lực cuối cùng.

(Thanh toán trước khoản chi phí kiện tụng ước tính)(31)

Điều 500-2. Bị can hoặc bị cáo có thể trả trước khoản chi phí kiện tụng ước tính cho công tố viên.

(Xử lý số tiền trả trước)(31)

Điều 500-3. Công tố viên phải, trong trường hợp thi hành quyết định chi phí kiện tụng, nếu có số tiền trả trước theo quy định tại Điều trên, khấu trừ số tiền tương ứng với chi phí kiện tụng từ số tiền trả trước, và số tiền này đúng bằng số tiền phải thanh toán cho chi phí kiện tụng.

2. Nếu có số tiền thừa sau khi khấu trừ số tiền tương ứng với chi phí kiện tụng từ số tiền trả trước theo quy định tại đoạn trên, số tiền thừa này phải được trả lại theo yêu cầu của người đã thanh toán trước.

(Trả lại phần thanh toán trước)(31)

Điều 500-4. Trường hợp thuộc một trong các khoản sau, số tiền trả trước theo quy định của Điều 500-2 phải được trả lại theo yêu cầu của người đã thanh toán trước:

(1) Nếu việc chỉ định người bào chữa không thực hiện theo quy định của Điều 38-2;

(2) Trường hợp thủ tục kiện tụng bị huỷ bỏ, nếu quyết định ra lệnh chịu chi phí kiện tụng không được đưa ra đối với bị cáo;

(3) Nếu người bị ra lệnh trả chi phí kiện tụng, liên quan đến toàn bộ chi phí kiện tụng, được miễn trừ khỏi việc thi hành quyết định này.

(Đơn xin chú giải)

Điều 501. Sau khi công bố hình phạt, bất kì ai có thể, khi có nghi ngờ liên quan đến việc chú giải quyết định, làm đơn xin chú giải quyết định đến toà án công bố.

(Phản đối)

Điều 502. Người phải thi hành quyết định hoặc đại diện pháp lí của người này, hoặc người giám hộ có thể, khi thấy biện pháp thi hành của công tố viên không phù hợp, nộp tuyên bố phản đối đến toà án ra tuyên bố.

(Rút đơn)

Điều 503. Có thể rút lại đơn đề cập tại Điều 500 và hai Điều trên cho đến khi ra phán quyết.

2. Các quy định của Điều 366 áp dụng với những sửa đổi cần thiết đối với đơn và việc rút đơn như đề cập tại Điều 500 và hai Điều trên.

(Kháng cáo Kokoku ngay)

Điều 504. Có thể nộp ngay đơn kháng cáo Kokoku đối với phán quyết được tuyên đối với đơn đề cập tại Điều 500, 501 và 502.

(Thi hành bằng việc giữ lại nơi làm việc)

Điều 505. Các quy định liên quan đến việc thi hành hình phạt áp dụng với những sửa đổi cần thiết liên quan đến việc thi hành bằng cách giữ lại nơi làm việc trường hợp không thể trả tiền phạt hoặc tiền phạt bổ sung.

(Gánh nặng chi phí thi hành)

Điều 506. Chi phí thi hành quyết định đề cập tại Điều 490 đoạn 1 do người phải thi hành trả, và được nhận cùng thời điểm thi hành phù hợp với các quy định của Luật thi hành án dân sự hoặc luật và lệnh khác liên quan đến thủ tục thi hành.

(Hỏi cơ quan công quyền, v.v…)(25)

Điều 507. Công tố viên, toà án hoặc thẩm phán có thể, nếu thấy cần thiết cho việc thi hành quyết định, đòi hỏi một bản báo cáo về các vấn đề cần thiết bằng việc liên hệ với các cơ quan công quyền, hoặc các tổ chức công và tư./.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *