Lưu ý: Học phần này cần khoảng 2 giờ để hoàn thành. Bạn có thể tạm dừng việc nghiên cứu sau khi kết thúc mỗi mục chính..
Học phần 6: Kiểu dáng công nghiệp
Mục tiêu
Sau khi kết thúc Học phần này, bạn có thể:
- Giải thích khái niệm kiểu dáng công nghiệp trong khoảng 50 từ
- Giải thích sự khác nhau giữa bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và bảo hộ sáng chế.
- Nêu được những lợi ích của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với
- Chủ sở hữu
- Người tiêu dùng sản phẩm
- Nền kinh tế
- Mô tả cách thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Giới thiệu
Học phần này mô tả sự bảo hộ có thể có được đối với một đối tượng sở hữu trí tuệ được gọi là kiểu dáng công nghiệp. Khái niệm về kiểu dáng công nghiệp sẽ được đưa ra cùng với những lợi ích có thể thu được từ việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là khía cạnh trang trí hay thẩm mỹ của một sản phẩm. Kiểu dáng có thể bao gồm các yếu tố ba chiều như hình dạng hoặc bề mặt của sản phẩm hoặc yếu tố hai chiều như họa tiết, đường nét hoặc màu sắc.
Kiểu dáng công nghiệp được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp: từ đồng hồ, đồ trang sức và các đồ xa xỉ khác đến các dụng cụ kỹ thuật và y tế; từ đồ gia dụng và thiết bị điện tử đến phương tiện giao thông và kết cấu kiến trúc, từ kiểu dáng hàng dệt may đến đồ dùng giải trí như đồ chơi và các các phụ kiện cho vật nuôi.
© WIPO/OMPI | 1 |
Ví dụ: kiểu dáng của một cái ghế, điện thoại, máy tính, máy bay, ti vi, đồng hồ, camera,v.v.
Đoạn băng 1: Nhãn hiệu thường là các dấu hiệu nhìn thấy được và được gắn trên hàng hóa hoặc được sử dụng liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ và bằng độc quyền sáng chế được sử dụng để bảo vệ các khía cạnh sáng tạo của sản phẩm. Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp khác nhau như thế nào?
Kiểu dáng công nghiệp khác với nhãn hiệu chủ yếu ở chỗ kiểu dáng công nghiệp được tạo thành bởi hình dạng bên ngoài của sản phẩm – yếu tố không cần phải có tính phân biệt (một yêu cầu quan trọng đối với nhãn hiệu). Mặc dù nhãn hiệu có thể bao gồm tất cả các loại dấu hiệu nhìn thấy được nhưng luôn luôn phải là dấu hiệu có tính phân biệt vì nhãn hiệu luôn luôn phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Do đó chức năng và cơ sở của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu là hoàn toàn khác nhau.
Đối tượng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp khác với đối tượng được bảo hộ sáng chế, chủ yếu là do kiểu dáng công nghiệp phải liên quan đến hình dạng của đối tượng và không được quyết định bởi các yêu cầu bắt buộc về mặt kỹ thuật hoặc chức năng. Trái lại, đối tượng được bảo hộ sáng chế được quyết định bởi yếu tố chức năng của một sản phẩm hoặc quy trình vì đối tượng đó phải là một “sáng chế”.
Câu hỏi tự đánh giá
Câu hỏi 1: Hình thức bảo hộ nào phù hợp nhất cho các đối tượng dưới đây:
- Một cái ấm pha trà
- Một loại ô tô điện mới
- Biểu tượng của Đại học Mở
Điền câu trả lời của bạn vào ô sau đây:
Nhấp chuột vào đây để biết đáp án
© WIPO/OMPI | 2 |
Đáp án câu hỏi 1
- Hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ phù hợp nhất đối với cái ấm pha trà là bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, nếu ấm pha trà này có cách thức pha trà mới và sáng tạo thì có thể bảo hộ các yếu tố đó theo bằng độc quyền sáng chế.
- Hình thức phù hợp nhất là thông qua việc bảo hộ sáng chế.
- Dấu hiệu này được sử dụng làm nhãn hiệu là phù hợp nhất và do đó cách thức tốt nhất là bảo dưới dạng nhãn hiệu.
Tại sao phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Khi một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chủ sở hữu kiểu dáng có quyền chống lại việc sao chép trái phép hoặc giả mạo của các bên thứ ba. Nói cách khác, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có quyền ngăn cấm các bên thứ ba sản xuất, bán hoặc nhập khẩu sản phẩm mang hoặc thể hiện kiểu dáng là bản sao của kiểu dáng được bảo hộ, nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu.
Vì kiểu dáng công nghiệp là các khía cạnh mang tính thẩm mỹ và mang tính thu hút của một sản phẩm, do đó kiểu dáng công nghiệp bổ sung giá trị thương mại cho sản phẩm và tạo điều kiện cho việc tiếp thị và thương mại hoá sản phẩm.
Theo pháp luật của hầu hết các quốc gia, để được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp cần phải có tính hấp dẫn về mặt thị giác. Điều này có nghĩa là các yếu tố kỹ thuật của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp.
Đoạn băng 2 : Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp rõ ràng là mang lại lợi ích cho chủ sở hữu, ngoài ra còn lợi ích nào nữa không?
Có. Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được hưởng lợi thông qua việc phát triển (khai thác) sản phẩm của họ và việc bảo hộ bảo đảm cho họ cơ hội thu hồi vốn đầu tư một cách hợp lý.
Tuy nhiên, người tiêu dùng và công chúng nói chung cũng được hưởng lợi vì việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tạo điều kiện cho cạnh tranh lành mạnh và hoạt động thương mại trung thực,khuyến khích sự sáng tạo và nhờ đó tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng và thu hút về mặt thẩm mỹ.
Ngoài ra, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đưa sự sáng tạo vào lĩnh vực công nghiệp và sản xuất, góp phần mở rộng các hoạt động thương mại và tăng khả năng xuất khẩu cho các sản phẩm quốc gia.
© WIPO/OMPI | 3 |
Do vậy, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mang lại lợi ích cho chủ sở hữu, người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung. Một đặc điểm đáng chú ý nữa của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là chúng có thể được phát triển và bảo hộ một cách tương đối đơn giản và không tốn kém. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các họa sĩ và thợ thủ công đơn lẻ tại những nước công nghiệp phát triển cũng như các nước đang phát triển đều có thể dễ dàng tiếp cận.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ như thế nào?
Tại hầu hết các nước, để được bảo hộ theo luật quốc gia, kiểu dáng công nghiệp phải được đăng ký. Theo nguyên tắc chung, để được đăng ký, kiểu dáng công nghiệp phải ‘mới’ hoặc “nguyên gốc”. Các nước có quy định khác nhau về tiêu chuẩn tính mới và tính nguyên gốc cũng như thủ tục đăng ký. Cụ thể, có nước có quy định và có nước không có quy định về việc thẩm định hình thức và thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đặc biệt là việc thẩm định tính mới và tính nguyên gốc của kiểu dáng công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng bằng phương pháp công nghiệp (áp dụng công nghiệp).
Đồng thời, kiểu dáng công nghiệp phải áp dụng được đối với sản phẩm, hai chiều cũng như ba chiều.
Về nguyên tắc, kiểu dáng công nghiệp phải được công bố trước hoặc sau khi đăng ký. Điều này tùy thuộc vào luật của từng quốc gia và trong một số trường hợp còn phụ thuộc vào quyết định của người nộp đơn.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng đăng ký kiểu dáng công nghiệp không phải là cách thức bảo hộ duy nhất. Nếu các điều kiện liên quan được đáp ứng, kiểu dáng công nghiệp cũng có thể được bảo hộ theo luật quyền tác giả hoặc luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Câu hỏi tự đánh giá
Câu hỏi 2 : Một doanh nghiệp may mặc muốn giới thiệu trong bộ sưu tập mới của họ một dòng sản phẩm áo sơ-mi đơn giản có các gam màu khác nhau, bao gồm màu trắng, xanh da trời và xanh lá cây. Những chiếc áo này có thể được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hay không?
Điền câu trả lời vào ô sau đây:
© WIPO/OMPI | 4 |
Nhấp chuột vào đây để biết đáp án
Đáp án câu hỏi 2
Không, vì các áo sơ mi đó không có tính mới hay nguyên gốc. Tuy nhiên, nếu nguyên liệu được sử dụng để may áo là mới hoặc độc đáo, hoặc hình dáng của cái áo đó là mới hoặc độc đáo thì có thể được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Thời hạn bảo hộ là bao lâu?
Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở các nước cũng khác nhau nhưng thường là 5 năm và có thể được gia hạn và ở hầu hết các nước, thời hạn bảo hộ tổng cộng tối đa có thể lên tới 15 đến 25 năm. Thời hạn bảo hộ tối thiểu theo Hiệp định TRIPS là 10 năm.
Đoạn băng 3 : Kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ theo luật quyền tác giả không?
Phụ thuộc vào luật quốc gia cụ thể và loại kiểu dáng, kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ như một tác phẩm theo luật quyền tác giả. Tại một số nước, việc bảo hộ kiểu dáng và bản quyền có thể tồn tại song song. Điều đó có nghĩa là kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ theo hai hình thức này. Tại một số nước khác, hai hình thức bảo hộ này loại trừ lẫn nhau: chủ sở hữu chỉ được chọn một trong hai hình thức bảo hộ, tức là nếu chủ sở hữu chọn hình thức bảo hộ này thì không được chọn hình thức bảo hộ kia nữa.
Có cách nào khác để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không?
Trong một số trường hợp nhất định, kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng sự bảo hộ và các chế tài sẽ khác nhau theo các hình thức bảo hộ khác nhau.
Bạn có thể có được sự bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
trên toàn thế giới không?
Theo nguyên tắc chung và phù hợp với Công ước Paris, sự bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được giới hạn ở quốc gia nơi mà sự bảo hộ được yêu cầu hoặc được cấp. Nếu muốn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở nhiều nước thì các đơn đăng ký (hoặc nộp lưu) quốc gia riêng biệt phải được nộp và thông thường thủ tục ở mỗi nước cũng khác nhau. Tuy vậy, Thoả ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp giúp bạn đơn giản hoá thủ tục này.
© WIPO/OMPI | 5 |
Tóm tắt về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là khía cạnh trang trí hoặc thẩm mỹ của sản phẩm. Kiểu dáng có thể chứa yếu tố ba chiều như hình dạng hoặc bề mặt của một sản phẩm hoặc yếu tố hai chiều như các họa tiết, đường nét hoặc mầu sắc. Cũng giống như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ.
Thông qua việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu được bảo đảm có độc quyền chống lại việc sao chép trái phép hoặc giả mạo của các bên thứ ba trong một thời hạn nhất định và thường thì thời hạn này là 5 năm và có thể được gia hạn tối đa đến 15 – 25 năm, tuỳ thuộc vào luật của mỗi quốc gia. Theo Hiệp định TRIPS, thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối thiểu là 10 năm.
- hầu hết các nước, kiểu dáng công nghiệp phải được đăng ký để được bảo hộ theo luật kiểu dáng công nghiệp và về nguyên tắc thì để được đăng ký, kiểu dáng phải ‘mới’ hoặc ‘nguyên gốc’. Các nước có quy định khác nhau về tiêu chuẩn tính mới hoặc tính nguyên gốc và thủ tục đăng ký của các nước cũng khác nhau. Cụ thể, các nước có thể có hoặc không có quy định về yêu cầu thẩm định hình thức hoặc thẩm
định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng, đặc biệt là xác định tính mới hoặc tính nguyên gốc.
Kiểu dáng công nghiệp cũng phải có khả năng áp dụng công nghiệp.
Văn bản pháp luật:
- Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
- Hiệp định TRIPS và Công ước Paris
© WIPO/OMPI | 6 |
CẢM ƠN QUÝ BẠN ĐỌC ĐÃ GHÉ THĂM WEDSITE!