Tài sản và quyền sở hữu

Tài sản và quyền sở hữu

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 

Phần 1 

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN “ TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU” 

1.1. Khái niệm, phân loại tài sản 

1.1.1. Khái niệm tài sản: 

1.2.Quyền sở hữu 

1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu 

1.2.2. Nội dung quyền sở hữu 

1.2.3. Bảo vệ quyền sở hữu 

1.3. Các hình thức sở hữu 

1.3.1. Sở hữu nhà nước 

1.3.2. Sở hữu tập thể 

1.3.3. Sở hữu tu nhân 

1.3.4. Sở hữu chung 

1.3.5. Sở hữu của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội 

1.3.6. Sở hữu của tổ chức chớnh trị xó hội, nghề nghiệp, tổ chức xó hội, tổ chức xó hội nghề nghiệp 

Phần 2 

NỘI DUNG CHÍNH: TÀI SẢN ẢO VÀ QUYỀN SỞ HỮU CHUNG 

1.1. Tài sản ảo 

1.1.1. Tài sản ảo là gì? 

1.1.2. Tính cấp thiết cần có các quy định của pháp luật về tài sản ảo 

1.1.3. Tài sản ảo có phải là tài sản hợp pháp? 

1.1.4. Tài sản ảo trong game online thuộc về ai? 

1.1.5. Khó khăn trong việc bảo hộ tài sản ảo 

1.2. Quyền sở hữu chung 

1.2.1. Khái niệm sở hữu chung 

1.2.1.1. Sở hữu chung theo phần 

1.2.1.2. Sở hữu chung hợp nhất 

1.2.1.3. Sở hữu chung hỗn hợp 

1.2.2. So sánh sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần 

1.2.2.1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần 

1.2.2.2 Sử dụng tài sản chung

1.2.2.3 Định đoạt tài sản chung 

1.2.2.4 Bảo vệ quyền sở hữu chung

1.2.2.5 Chấm dứt sở hữu chung

LỜI MỞ ĐẦU

Tài sản và quyền sở hữu có ý nghĩa quan trọng quyết định sự tồn tại của mỗi cá nhân con người và sự phát triển của xã hội. Quyền sở hữu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Điều đó tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Xuất phát từ vai trò chi phối của sở sở kinh tế hạ tầng đối với  pháp luật, BLDS khẳng định vị trí trung tâm của chế dịnh “tài sản và quyền sở hữu. Vì vậy, việc quy định, nghiên cứu về tài sản và phân loại tài sản, quyền sở hữu trong quan hệ dân sự là thực sự cần thiết.

Trong giới hạn về thời gian và kiến thức nhóm 1 xin trình được đề cập đến 2 vấn đề nhóm thấy có nhiều vấn đề cần làm rõ trong phần “ tài sản và quyền sở hữu” là tài sản ảo và sở hữu chung. Nội dung chính của nhóm:

Phần 1 nhắc lại các khái niệm quan trọng của phần “ tài sản và quyền sở hữu”

Phần 2 trình bày chi tiết về tài sản ảo và quyền sở hữu chung

Phần 1

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN “ TÀI SẢN VÀ

QUYỀN SỞ HỮU”

Bài viết xin được nhắc lại các khái niệm quan trọng sau:

1.1. Khái niệm, phân loại tài sản

1.1.1. Khái niệm tài sản:

Tài sản trong quan hệ dân sự gồm vật, tiền, giấy tờ có giá trị bằng tiền và các quyền tài sản.

  • Vật: những vật chất đang tồn tại trong tự nhiên, đang đư­ợc hình thành trong tư­ơng lai
  • Tiền: loại hàng hóa có giá trị đặc biệt, dùng để làm công cụ thanh toán, trao đổi hàng hóa.
  • Giấy tờ trị giá đ­ược bằng tiền: Ngân phiếu, trái phiếu, cổ phiếu…
  • Quyền tài sản: quyền yêu cầu ng­ời khác thực hiện nghĩa vụ tài sản

1.1.2. Phân loại tài tài sản: (có thể phân chia tài sản thành vật và quyền tài sản)

          – Bất động sản: đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó và các tài sản khác do pháp luật quy định.

          – Động sản: những tài sản không phải là bất động sản

* Tình huống tham khảo:

“Trung Quốc cấm mua bán dưới mọi hình thức trứng, tinh trùng, hợp tử, phôi thai và sẽ không cho phép bất kỳ hành vi thu gom trứng và tinh trùng bất hợp pháp nào. Những người vi phạm sẽ bị phạt thật nặng”. Bộ Y tế Trung Quốc cũng đã ban hành quy định về việc quản lý các công nghệ hỗ trợ sinh sản, thành lập các ngân hàng tinh trùng và thủ tục xin giấy chứng nhận. Cũng theo thông báo, có 88 tổ chức đã được cho phép thực hiện điều trị hỗ trợ sinh sản tại Trung Quốc, và 10 tổ chức được chấp thuận thành lập các ngân hàng tinh trùng.

Theo: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/09/11/5422/

=> Tình huống trên đặt ra vấn đề liệu các hành vi mua bán dưới mọi hình thức trứng, tinh trùng, hợp tử, phôi tha có được gọi là giao dịch dân sự và trứng, tinh trùng…có được coi là tài sản trong thương vụ đó. Việc xác định này quả thật có nhiều vấn đề cần thảo luận.

Quy định của pháp luật hiện nay về tài sản dường như chưa đáp ứng được các đòi hỏi của sự phát triển. Chẳng hạn như phần quy định về tài sản hiện nay Việt Nam và nhiều quốc gia khác đang xem xét liệu có chấp nhận tài sản ảo là một tài sản được pháp luật công nhận và bảo vệ. Vấn đề này sẽ được nhóm trình bà chi tiết trong phần sau.

1.2.Quyền sở hữu

1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu:

          – Theo nghĩa khách quan: quyền sở hữu là một chế định pháp luật dân sự, tổng hợp các quy định của nhà n­ớc điều chỉnh việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản của mình

          – Theo nghĩa chủ quan: quyền sở hữu là quyền năng của chủ thể trong quan hệ tài sản, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

1.2.2. Nội dung quyền sở hữu:

          * Quyền chiếm hữu: là quyền chiếm giữ, quản lý tài sản của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có thể tự mình chiếm giữ và hoặc chuyển cho ng­ời khác chiếm giữ nh­ gửi giữ, ủy quyền quản lý tài sản, cho thuê, cho m­ợn,…

          – Các căn cứ chiếm hữu:

          + Chủ sở hữu tự mình chiếm hữu

          + Ng­ời đ­ợc chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

          + Thông qua giao dịch dân sự có quyền chiếm hữu

          + Ng­ời phát hiện tài sản vô chủ, tài sản đánh rơi, tài sản bỏ quên, tài sản chìm đắm, chôn giấu,…

          + Ng­ời phát hiện gia súc, gia cầm, vật nuôi d­ới n­ớc bị thất lạc

          + Các tr­ờng hợp khác do pháp luật quy định

          * Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, h­ởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản

          * Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

1.2.3. Bảo vệ quyền sở hữu:

          – Kiện đòi tài sản

          – Yêu cầu bồi th­ờng thiệt hại

  • Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở thực hiện quyền sở hữu

1.3. Các hình thức sở hữu

1.3.1. Sở hữu nhà nước :

          – Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn n­ớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời

          – Phần vốn và tài sản do nhà n­ớc đầu t­ vào các xí nghiệp

          – Công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh

          – Các tài sản khác mà pháp luật quy định là của nhà n­ớc.

1.3.2. Sở hữu tập thể: Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi.

1.3.3. Sở hữu tư nhân:

Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.

Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.

1.3.4. Sở hữu chung

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.

Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

1.3.5. Sở hữu của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội.

– Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội là sở hữu của tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ

1.3.6. Sở hữu của tổ chức chớnh trị xó hội, nghề nghiệp, tổ chức xó hội, tổ chức xó hội nghề nghiệp

Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đó.

Nhận xét về cách phân loại hình thức sở hữu

Theo Điều 15 Hiến pháp năm 1992 đã quy định 3 chế độ sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trên cơ sở này, BLDS Việt Nam năm 2005 đã quy định có 6 hình thức sở hữu nêu trên cách phân loại hình thức sở hữu theo kiểu liệt kê như vậy là chưa hợp lý. Ở chỗ, nếu căn cứ vào việc liệt kê một số loại pháp nhân cụ thể như quy định của BLDS thì có thể thấy sự liệt kê đó sẽ là không đầy đủ vì trong tương lai chắc chắn sẽ còn nhiều loại hình tổ chức phát sinh, hoặc một thành phần kinh tế mới xuất hiện. Và khi đó, để điều chỉnh thì pháp luật nói chung và BLDS nói riêng lại phải sửa đổi cho phù hợp,  làm ảnh hưởng đến tính ổn định của luật.

Vì vậy, dựa vào tiêu chí là sự khác biệt trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản để pháp luật có thể quy định các hình thức sở hữu cho phù hợp, thay vì phân loại hình thức sở hữu theo kiểu liệt kê như hiện nay. Cụ thể, nếu tài sản thuộc về một chủ thể thì gọi là hình thức sở hữu tư nhân. Nếu tài sản thuộc sở hữu của từ hai chủ thể trở lên thì gọi là hình thức sở hữu chung. Cuối cùng, nếu tài sản thuộc về Nhà nước thì gọi là hình thức sở hữu Nhà nước. Tất nhiên, với cả 3 hình thức sở hữu này những đặc thù riêng trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của từng hình thức sẽ được pháp luật quy định phù hợp.

Phần 2

NỘI DUNG CHÍNH: TÀI SẢN ẢO VÀ QUYỀN SỞ HỮU CHUNG

1.1. Tài sản ảo

1.1.1. Tài sản ảo là gì?

Hiện nay, các nghiên cứu về tài sản ảo chưa đi tới một khái niệm thống nhất. Hiểu theo nghĩa hẹp, tài sản ảo là các đối tượng ảo trong thế giới ảo. Hiểu theo nghĩa rộng, tài sản ảo bao gồm tên miền, địa chỉ e-mail, các đối tượng ảo trong thế giới ảo.

Vậy tài sản ảo là những đoạn mã trương trình có giá trị mà người chơi có được khi tìm kiểm hoặc tên miền (domain), địa chỉ email

VD: tên miền: www.business.com đã từng được rao bán với giá 7 triệu USD. Các vật phẩm trong một số game online như: áo giáo, kiếm, khiên … cũng được rao bán với giá từ vài ngàn đến vài triệu đồng.

1.1.2. Tính cấp thiết cần có các quy định của pháp luật về tài sản ảo

Ở Hàn Quốc vấn đề tài sản ảo cũng rất mơ hồ, vì thế nó cũng chỉ được xét ở khía cạnh quyền sử dụng của người này hay người kia. Vật phẩm trong game được chia thành 2 loại, loại thứ nhất do người chơi thu lượm được trong quá trình đi luyện game thì nó thuộc quyền sở hữu của nhà phát hành nên không được bảo hộ. Loại thứ hai là do người chơi bỏ tiền mua thẻ nạp vào để mua các vật phẩm trong game, cái này thuộc qyền sở hữu của người sử dụng và khi gặp sự cố sẽ được bồi thường”. Như vậy, ở Hàn Quốc, mặc dù nền công nghiệp game online phát triển thuộc vào loại nhất nhì Châu Á, nhưng vấn đề tài sản ảo vẫn chưa được nhìn nhận một cách rõ ràng. Cho nên ở Việt Nam cũng rất khó có thể học hỏi được vấn đề này từ nước bạn.

Đến thời điểm này vẫn chưa thể đưa ra việc công nhận hay bác bỏ tài sản ảo được, Bộ vẫn còn phải chờ lấy các ý kiến đóng góp từ nhiều phía cũng như kết hợp với các nhà làm luật trong nước và trên thế giới để đưa ra một cái nhìn nhận tốt nhất về tài sản ảo. Thông tư 60 về việc quản lý game online trước đây đưa ra chỉ là cơ sở, bởi do game online phát triển quá nhanh nên đã tạo ra một khoảng trống trong việc quản lý. Sẽ có một văn bản cao hơn để thay thế thông tư này nhưng cần có một thời gian để xem xét và xây dựng, lúc đó vấn đề tài sản ảo mới được giải quyết.

 Như vậy, mặc dù hiện nay tài sản ảo trong game online đang trở thành một vấn đề bức xúc cho xã hội khi có hàng loạt cuộc mua bán có giá trị tiền tỷ đã diễn ra, những vụ tranh chấp dẫn đến vi phạm pháp luật… Nhưng vẫn chưa thể kết luận được nó là tài sản hay không là tài sản theo như pháp luật quy định. Tất cả vẫn còn phải chờ Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, lấy ý kiến từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức,… trong xã hội, sau đó tiến hành xem xét và đưa ra kết luận cuối cùng.

1.1.3. Tài sản ảo có phải là tài sản hợp pháp?

Quan điểm 1:

Nếu căn cứ về tài sản theo điều 163 của Bộ luật Dân sự thì tài sản ảo không nằm trong phạm vi điều chỉnh vì không phải là giấy tờ có giá, không phải tài sản hữu hình hay vô hình. Nếu coi tài sản ảo là một quyền tài sản theo điều 181 Bộ luật Dân sự thì người chơi không có được quyền sở hữu hoàn chỉnh. Vì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng. Trong đó, quyền chiếm hữu không thuộc về game thủ vì những tài sản ảo đều nằm trên máy chủ của nhà cung cấp game. Quyền định đoạt cũng không có vì tuổi thọ của phần mềm trò chơi thuộc về nhà sản xuất và nhà cung cấp, dựa trên hợp đồng bản quyền cung cấp trò chơi ký kết giữa 2 bên. Trong 3 quyền cấu thành nên quyền sở hữu, chỉ có quyền sử dụng thuộc về game thủ và vì thế không thể coi tài sản ảo thuộc sở hữu của họ.

Quan điểm 2:

Tài sản ảo là tài sản vì những tài sản ảo có được do lao động hợp pháp, trao đổi, mua bán thì nên thừa nhận pháp lý tài sản ảo để hỗ trợ phát triển thế giới ảo với nhiều lợi ích to lớn. Trong game online cũng vậy, người chơi bỏ công sức ra để luyện game và nhận được những vật phẩm có giá trị, đó là lao động chính đáng và người chơi mua bán, trao đổi những vật phẩm này với nhau. Vì thế những tài sản ảo cần được công nhận

Quan điểm 3

Tài sản ảo phát sinh trên cơ sở hợp đồng dịch vụ giữa nhà cung cấp trò chơi và nguời chơi. Vì vậy có thể coi nó là một phần của loại hình dịch vụ mà người chơi được cung cấp. Người chơi có quyền với tài sản ảo, đó chính là quyền sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên quyền này chỉ đơn thuần là quyền của một bên theo qui định của hợp đồng dân sự thôi, việc quyền này có thể giá trị bằng tiền và chuyển giao trong giao lưu dân sự được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng. Trên thực tế, các hợp đồng dịch vụ của người chơi với nhà cung cấp dịch vụ thường có nội dung mang tính hạn chế thậm chí không cho phép việc tài sản ảo được qui đổi ra tiền và chuyển giao trong giao lưu dân sự. Vậy việc coi tài sản ảo là quyền sử dụng dịch vụ và là quyền tài sản trong thời điểm hiện nay còn chưa hợp lí.

Quan điểm 4

Xét về bản chất tự nhiên thì tài sản ảo là một phần của một chương trình phần mềm máy tính, việc thừa nhận tài sản ảo là một phần của chương trình phần mềm máy tính có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét tính pháp lí của tài sản ảo. Dưới góc độ đó chương trình trò chơi là phần mềm máy tính, có thể coi nó là chương trình máy tính, – một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ. Tác giả của chương trình máy tính đó được bảo hộ quyền tác giả (trong đó có quyền tài sản). Quyền tài sản của chủ sở hữu tác phẩm không phải là tác giả (bao gồm cả nhà cung cấp dịch vụ trò chơi hợp pháp) cũng được bảo hộ. Quyền của người chơi trong trường hợp này có thể được coi là quyền liên quan, đó cũng là một loại quyền tài sản, tuy nhiên hiện chưa có một văn bản nào qui định về nó, và nó cũng chưa được bảo hộ theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ. Và vì vậy chưa có cơ sở pháp lí cho việc chuyển giao tài sản ảo. ên theo hướng này thì tài sản ảo cũng chưa được oi là quyền tài sản.

Theo pháp luật Việt Nam hiện tại, tính pháp lí của tài sản ảo còn chưa được qui định rõ ràng, tuy nhiên tính pháp lí của tài sản ảo có thể thay đổi hoàn toàn nếu như có qui định pháp luật bảo hộ tài sản ảo.

1.1.4. Tài sản ảo trong game online thuộc về ai?

Quan điểm 1: Ông Trương Đình Anh, Tổng giám đốc FPT Telecom: Game thủ là chủ sở hữu tài sản ảo.

Cho dù pháp luật có thừa nhận hay không thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản ảo trong game online thì cộng đồng game thủ vẫn coi những nhân vật, đồ vật ảo trong game online là sở hữu của họ chứ không thuộc sở hữu của nhà cung cấp trò chơi. Chúng tôi tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp về tài sản ảo của các game thủ trong những game online mà chúng tôi cung cấp: người chơi là chủ sở hữu các tài sản ảo mà họ kiếm được trong game. Người chơi có thể mua, bán tài sản ảo trong game online bằng tiền trong game hoặc tiền thật và các giao dịch đó được chúng tôi thừa nhận và bảo hộ.

Đồ vật ảo trong game online bản chất là một loại dữ liệu máy tính có giá trị bằng tiền thực sự. Mà thứ gì đó có giá trị bằng tiền thật lại không được pháp luật bảo hộ quyền tài sản thì rất dễ dẫn đến những tranh chấp phức tạp. Nếu không có quy định pháp lý về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản ảo trong game online thì trong trường hợp có tranh chấp về tài sản ảo xảy ra, người chơi sẽ buộc phải tự giải quyết với nhau. Rõ ràng, việc giải quyết “ngoài vòng pháp luật” có thể dẫn tới những hệ quả không tốt.

Quan điểm 2: Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị VinaGame: Công ty phát triển trò chơi là chủ sở hữu tài sản ảo.

“Tài sản ảo chỉ là một đoạn mã trong game, nó thuộc về game, nhà phát hành chỉ mua bản quyền phát hành game chứ không mua code. Vì thế không thể công nhận tài sản ảo là tài sản và bảo hộ nó được”. Điều đó có nghĩa là game thủ mặc dù bỏ đến cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng để mua vật phẩm ảo trong game, nhưng nó vẫn không thuộc quyền sở hữu của họ.

Tài sản ảo trong game online là những đoạn mã lập trình thể hiện hình ảnh và công dụng của một vật phẩm trong trò chơi game online. Theo quan điểm của VinaGame, những vật phẩm trong trò chơi là sở hữu của đơn vị phát triển phần mềm trò chơi (trong trường hợp Võ lâm truyền kỳ là hãng KingSoft – Trung Quốc) vì toàn bộ vật phẩm là một phần không tách rời của phần mềm này. Người chơi khi tham gia Võ lâm truyền kỳ chỉ có quyền sử dụng phần mềm trò chơi với mục đích giải trí mà thôi.

Theo thông lệ của việc sử dụng các sản phẩm như phần mềm, sách báo, nhạc, phim… thì người dùng cuối được phép sử dụng và phải chấp nhận những quy định của nhà cung cấp khi sử dụng (ví dụ không được sao chép, không được kinh doanh lại…). Và chắc chắn là không thể có chuyện người dùng cuối có quyền sở hữu sản phẩm (hay một phần của sản phẩm) được. Cho đến nay, chưa có bất kỳ công ty phát triển phần mềm nào trên thế giới cho phép người dùng cuối được sở hữu tài sản cả.

Quan điểm 3: Quan điểm của một số người chơi game online.

Đa số game thủ cũng cho rằng những đồ vật trong game do nhân vật của họ kiếm được đều thuộc quyền sở hữu của nhân vật đó, cũng là thuộc về chủ của nhân vật. Việc mua bán, cho tặng những đồ vật trong game hoàn toàn do chủ sở hữu quyết định.

“Chúng tôi không mua bán phần mềm game, chúng tôi trao đổi những vật phẩm trong game. Giống như tôi có thể trao đổi những bản thiết kế được vẽ bằng AutoCAD chứ không mua bán phần mềm đó”, anh Nguyễn Công Vinh, một gamer của Võ lâm truyền kỳ tại Hà Nội, nói.

1.1.5. Khó khăn trong việc bảo hộ tài sản ảo

Thứ nhất do bản chất tự nhiên của tài sản ảo mà sự tồn tại của nó rất mong manh, việc tồn tại nó hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống máy tính. Và khi có một lỗi nào đó làm mất mát tài sản ảo thì việc qui kết trách nhiệm trở nên vô cùng khó khăn.

Thứ hai do tài sản ảo không có bản chất hàng hóa, chính vì thế mà việc giá trị được bằng tiền của nó là không hợp lí, tính có giá trị trao đổi của nó cũng rất chông chênh. Nếu như qui định bảo hộ cho tài sản ảo thì có thể hình dung rằng đến một ngày nào đó lượng tiền thực cũng không đủ để dùng cho việc trao đổi tài sản ảo.

Thứ ba nếu được công nhận bảo hộ, tài sản ảo sẽ trở thành tài sản, như vậy sẽ phát sinh rất nhiều quan hệ tài sản như quan hệ thừa kế, quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân… nó còn liên quan cả đến việc quản lí tài sản của người chưa thành niên, đến năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên … rất nhiều các quan hệ pháp luật khác kéo theo mà do bản chất tự nhiên của tài sản ảo thì các quan hệ này sẽ trở nên rất rắcrối.
1.1.6. Nên hay không nên bảo hộ tài sản ảo?

Suy cho cùng, xét đến cùng thì tài sản ảo cũng chỉ nhằm để cho trò chơi trực tuyến trở nên hấp dẫn hơn. Việc bảo hộ cho tài sản ảo mà thực chất là việc pháp luật chính thức công nhận cho việc mua bán tài sản ảo bằng tiền thật sẽ làm giảm tính hấp dẫn của trò chơi. Thay vì phải ngồi chơi trong một thời gian dài, để tự mình đi qua các cấp độ của trò chơi thì một số người chơi chỉ cần bỏ tiền ra để lên một cấp độ cao hơn. Như vậy ý nghĩa của trò chơi, của việc giải trí sẽ trở nên méo mó.

Bảo hộ tài sản ảo còn có thể sẽ tạo ra tâm lí tiêu cực của người chơi khi nhìn vào hệ thống pháp luật. Dẫu chỉ là một trò giải trí, song cũng có nhiều người bị cuốn hút và bỏ nhiều công sức để chơi thì mới đạt tới những kết quả cao, trong khi người chơi khác chỉ cần bỏ tiền ra và mua. Có lẽ sẽ có một số người nghĩ như vậy là không công bằng. Nếu pháp luật có qui định về bảo hộ cho tài sản ảo thì chẳng khác gì pháp luật đã tuyên bố bảo hộ cho sự không công bằng đó.

Tại các nước và vùng lãnh thổ khác, người ta nhìn nhận vấn đề tài sản ảo như thế nào?

– Pháp luật Đài Loan, Hàn Quốc đang đi tiên phong trong việc ban hành các văn bản pháp luật về tài sản ảo. Ở Đài Loan, Hàn Quốc, pháp luật đã thừa nhận chính thức tài sản ảo là tài sản, ăp cắp tài sản ảo cũng bị xử lý hình sự như đối với các tài sản khác. Mỹ chưa ban hành các quy định pháp luật thừa nhận tài sản ảo nhưng không cấm mua bán công khai các tài sản này.

Đặc biệt là tại Mỹ, có nghiên cứu nghiêm túc cho rằng nếu Mỹ không nhanh chóng ban hành những quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản ảo thì sẽ tụt hậu so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan trong việc phát triển ngành kinh tế ảo – một ngành kinh tế có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Thế giới ảo không chỉ dừng lại ở trò chơi trực tuyến mà nó còn có thể có ích trong các lĩnh vực khác như thương mại, y tế, giáo dục…

1.2. Quyền sở hữu chung

1.2.1. Khái niệm sở hữu chung

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.

Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.

1.2.1.1. Sở hữu chung theo phần

* Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

* Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Ví dụ: Bố, mẹ có một ngôi nhà 02 tầng, khi chết để lại thừa kế cho hai anh em, người anh ở tầng trên, em ở tầng 1. Vậy tài sản này đã được xác định sở hữu theo phần.

1.2.1.2. Sở hữu chung hợp nhất

* Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

* Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

* Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Ví dụ: Bố mẹ có một ngôi nhà 3 gian và một mảnh vườn, khi chết bố mẹ chỉ viết di chúc là để thừa kế cho hai anh em nhà và vườn, mà không xác định phần của từng người. Trong trường hợp này nhà và vườn là sở hữu chung hợp nhất và có thể phân chia.

1.2.1.3. Sở hữu chung hỗn hợp

* Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.

* Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.

* Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại Điều 216 của Bộ luật này và các quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.

1.2.2. So sánh sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần:

Việc phân biệt sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. điều 216 BLDS 2005 quy định “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung, mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình”.

Ví dụ sở hữu chung của các cổ đông trong một công ty cổ phần mà họ có tham gia góp vốn. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình trừ trường hợp có thỏa thuận khác (điều 216 BLDS 2005). Điều này dẫn đến hệ quả sau:
+ Một chủ sở hữu chung theo phần có nghĩa vụ đóng góp các khoản thuế cũng như các chi phí để bảo quản tài sản chung với một tỷ lệ tương xứng với phần sở hữu của mình.
+ Một chủ sở hữu chung theo phần có thể yêu cầu chia phần sở hữu của mình trong tài sản chung đó cũng như có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình hay định đoạt phần sở hữu của mình theo thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật.

1.2.2.1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần:

Căn cứ chung: Điều 215 BLDS 2005 “ Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán”.

+ Quyền sở hữu chung hợp nhất được xác lập:

  • Sở hữu chung của vợ chồng
  • Sở hữu chung của cộng đồng
  • Sở hữu chung theo thỏa thuận của các chủ sở hữu
  • Theo quy định của pháp luật ( ví dụ: thừa kế tài sản …)

+ Quyền sở hữu chung theo phần được xác lập:

– Theo thỏa thuận của các chủ sở hữu ( ví dụ: quan hệ cổ đông góp vốn kinh doanh theo tỷ lệ vốn góp trong công ty cổ phần,

– Theo quy định của pháp luật

* Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập: Đ236 BLDS “ trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó (trường hợp này là sở hữu chung hợp nhất).

Nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu của vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành; chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó.

* Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn: DD237 BLDS . Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.

* Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến: Điều 238 BLDS. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến:
Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới cũng là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.
Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.
Trong trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại

1.2.2.2 Sử dụng tài sản chung:

* Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

* Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, nếu không có thoả thuận khác.

1.2.2.3 Định đoạt tài sản chung

* Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

* Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

* Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

* Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

 

1.2.2.4 Bảo vệ quyền sở hữu chung:

Điều 255 BLDS quy định Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu:
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.

1.2.2.5 Chấm dứt sở hữu chung:Đ 226 BLDS quy định, sở hữu chung chấm dứt khi:

  • Tài sản chung đã được chia
  • Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung
  • Tài sản chung không còn
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

* Điều 224 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về vấn đề chia tài sản chung như sau:
– Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia;
– Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán

*Việc áp dụng quy định sở hữu chung trong thực tế

NHÀ CHUNG CƯ là vấn đề đang được dư luận quan tâm. Nhiều tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân ở các chung cư quanh việc sử dụng các phần “sở hữu chung” trong nhà chung cư xảy ra ở nhiều nơi, kéo dài nhiều năm.

Báo chí có đề cập đến việc Công ty Phú Hưng Gia (chủ đầu tư của chung cư Botanic Towers) ký lại hợp đồng với các chủ căn hộ, trong đó thêm điều 7.1.3 quy định: “Ngoại trừ phần diện tích sảnh, thang máy và các hành lang lối đi chung; phần diện tích còn lại bao gồm tầng hầm, tầng trệt và tầng lửng là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên A (Phú Hưng Gia)”. Liên quan đến vấn đề trên, cần phải xem xét thời điểm ký kết và nội dung cụ thể của các hợp đồng để xác định điều 7.1.3 của hợp đồng có giá trị pháp lý hay không. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định 181/2004/NĐ-CP, đối với các chung cư thì khi cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho chủ sở hữu căn hộ đều ghi rõ phần sở hữu riêng của các chủ căn hộ là căn hộ trên toàn bộ khuôn viên đất thuộc quyền đồng sở hữu của các chủ căn hộ này. Do vậy, có thể hiểu, ngoài phần diện tích sở hữu riêng là các căn hộ thì những phần diện tích khác đều được xác định là tài sản chung của tất cả chủ sở hữu căn hộ.

Điều 225 BLDS quy định “ Phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu chung của tất cả các chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không thể phân chia, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự thoả thuân của các chủ sở hữu. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhầ chung cư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng phần diện tích và thiết bị chung”.

Tại mục b, khoản 3 Điều 70 Luật nhà ở 2007 quy định:

Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm:

Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào”.

Như vậy là những quy định về sở hữu chung và sở hữu riêng ở chung cư không rõ ràng. Chủ đầu tư lợi dụng sự không rõ ràng này để tranh thủ khai thác những sơ hở của quy định để kinh doanh trục lợi trên các dịch vụ như chỗ để xe, thang máy… Họ đã giữ lại những dịch vụ, tiện ích thiết yếu, mang tính chất khống chế đối với sinh hoạt của chủ sở hữu căn hộ và buộc người sử dụng phải mua lại với giá do họ đặt ra. từ đó phát sinh mâu thuẫn giữa người sử dụng và chủ đầu tư.

Khu vực công cộng để… cho thuê

Vừa qua, báo chí đã đưa tin về việc khách hàng mua căn hộ tại chung cư cao cấp Screc (phường 12, quận 3, TPHCM) đã có đơn gửi các cơ quan chức năng phản ánh về việc bị chủ đầu tư nhập nhằng phần diện tích cho sinh hoạt cộng đồng.

Cụ thể là, khi rao bán căn hộ, chủ đầu tư quảng cáo rằng ở đây có phòng y tế, có nhà trẻ, phòng thể dục thể thao và có rất nhiều các tiện ích đi kèm nhưng hiện nay, phần diện tích dành cho các tiện ích chung chưa hề có. Những vị trí đáng ra là của nhà trẻ cho các cháu sống tại chung cư thì lại trở thành trụ sở của một ngân hàng.

Diện tích dành cho phòng y tế, phòng họp chung của người dân sống trong chung cư thì thành nhà sách văn hóa của Công ty Gia-Rai. Tất cả các phòng phục vụ cộng đồng của tầng 4 thì hiện giờ đang được dán bảng cho thuê mặt bằng.

Nhìn chung, tại các khu chung cư hiện nay thường xảy ra tình trạng người dân bất bình với chủ đầu tư vì đã dùng phần sở hữu chung làm tài sản riêng, phổ biến là việc chủ đầu tư khai thác tầng hầm gửi xe, cho thuê tầng lửng, tầng trệt để thu lợi hàng trăm nhiều tiền, thậm chí có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm…để giải quyết dứt điểm tranh chấp quyền “sở hữu chung” tại các khu chung cư như đã xảy ra trong thời gian vừa qua, không chỉ cần có sự rõ ràng, cụ thể ngay từ trong hợp đồng, mà còn cần có sự giám sát của các cơ quan chức năng trong quá trình vận hành quản lý.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *