DOANH NGHIỆP CỦA BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỂ ĐẦU TƯ KHÔNG?

DOANH NGHIỆP CỦA BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỂ ĐẦU TƯ KHÔNG?

DOANH NGHIỆP CỦA BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỂ ĐẦU TƯ KHÔNG?
DOANH NGHIỆP CỦA BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỂ ĐẦU TƯ KHÔNG?

 

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người biết được rằng có thể tiền tệ hóa tài sản trí tuệ. Có nhiều cách để làm được điều này. Quyền sở hữu trí tuệ có thể được bán, li-xăng, được sử dụng để ký quỹ hoặc thế chấp vay nợ, hoặc là một cơ sở khác để lựa chọn hoặc bổ trợ để gọi vốn từ bạn bè, gia đình, các nhà đầu tư tư nhân (gọi là “các thiên thần kinh doanh” – những người đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ không nêu tên và cũng thường cung cấp cả kinh nghiệp cũng như các kỹ năng kinh doanh), các nhà tư bản mạo hiểm, các ngân hàng chuyên doanh và thậm chí đôi khi từ các ngân hàng thông thường.

Ngoài ra, ở hầu hết các nước, Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp với công nghệ cao và các doanh nghiệp đổi mới khác thông qua các cơ chế cấp, bảo lãnh, trợ cấp và/hoặc cho vay với lãi suất thấp từ các tổ chức tín dụng công và các ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận tầm quan trọng của các tài sản trí tuệ.

Do vậy, là một chủ sở hữu/nhà quản lý một doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều quan trọng là bạn phải quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ của SME của bạn không chỉ như một tài sản về mặt pháp lý mà còn như một công cụ tài chính.

SỬ DỤNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỂ GÓP VỐN ĐẦU TƯ CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

Tài sản trí tuệ có thể giúp bạn tăng cơ hội nhận được tài trợ kinh doanh từ các nhà đầu tư/người cho vay. Trong quá trình đánh giá yêu cầu hỗ trợ vốn hoặc vay vốn, nhà đầu tư/người cho vay, có thể là một ngân hàng, một tổ chức tín dụng, một nhà tư bản mạo hiểm, hoặc một thiên thần kinh doanh, sẽ đánh giá liệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới của SME đã được bảo hộ như một sáng chế, một mẫu hữu ích, một nhãn hiệu, một kiểu dáng, hay quyền tác giả hoặc các quyền liên quan hay chưa. Sự bảo hộ này thường là một chỉ dẫn tốt về tiềm năng hoạt động tốt trên thị trường của SME của bạn.

Do vậy, quan trọng là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phải thuyết phục nhà đầu tư/người cho vay về những cơ hội thị trường mở ra cho doanh nghiệp trong việc thương mại hóa sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan. Đôi khi một bằng độc quyền sáng chế mạnh có thể mở ra nhiều cơ hội về tài chính.

Việc sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả sáng tạo hoặc sáng kiến liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp dự định đưa ra thị trường sẽ đảm bảo một mức độ độc quyền nhất định, và từ đó, bảo đảm một thị phần cao hơn nếu sản phẩm/dịch vụ này tỏ ra thành công đối với người tiêu dùng.

Các nhà đầu tư/người cho vay khác nhau có thể định giá tài sản trí tuệ của bạn theo các cách khác nhau và có thể gán cho quyền sở hữu trí tuệ các mức độ quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, có một xu hướng rõ ràng là ngày càng gia tăng sự tin tưởng vào các tài sản trí tuệ như một nguồn lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Do vậy, ngay cả ở các nước phát triển, những nhà đầu tư/người cho vay ngày càng hướng vào các công ty có danh mục vốn đầu tư sở hữu trí tuệ được quản lý tốt, ngay cả khi họ phải đương đầu với nhiều vấn đề và khó khăn mới để cố gắng bảo vệ tốt nhất các lợi ích về sở hữu trí tuệ.

Vì thế, với tư cách là chủ sở hữu/nhà quản lý của một doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn phải từng bước hiểu được giá trị thương mại của tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp bạn sở hữu, đảm bảo giá trị đích thực của chúng thông qua các chuyên gia nếu cần, và hiểu được (các) yêu cầu, nếu có, để tính toán đầy đủ các giá trị của chúng trong các bảng biểu tài chính. Trên tất cả, bạn phải đảm bảo rằng đã bao gồm các tài sản trí tuệ trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp khi giới thiệu kế hoạch đó với các nhà đầu tư/người cho vay có tiềm năng.

BẢO ĐẢM HÓA BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ – MỘT XU HƯỚNG MỚI

Cho vay một phần hoặc toàn bộ dựa vào các tài sản trí tuệ là thực tế hiện nay ở các nước phát triển. Ngày càng có nhiều khoản vay thương mại ký quỹ và vay ngân hàng với thế chấp là lợi ích về sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong doanh nghiệp kinh doanh về âm nhạc, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào Internet và các khu vực công nghệ cao.

Thông thường, việc thế chấp liên quan đến khả năng đóng góp tài chính của các tài sản khác nhau và đưa lại những đảm bảo mới cho các tài sản đó. Về nguyên tắc, các tài sản này có thể là bất kỳ yêu cầu nào có khả năng sinh ra tiền, hoặc thậm chí loại bỏ những khoản tiền nhận được trong tương lai. Do đó có thể thế chấp cho các khoản thanh toán nhuận bút trong tương lai từ việc li-xăng một sáng chế, nhãn hiệu hoặc bí mật thương mại, hay từ việc viết nhạc hoặc quyền ghi âm của một nhạc sĩ. Trên thực tế, một trong những thế chấp nổi tiếng trong thời gian gần đây liên quan đến việc thanh toán nhuận bút của một nhạc sĩ rock Hoa Kỳ tên là David Bowie.

Hiện tại, thị trường thế chấp dựa trên tài sản sở hữu trí tuệ còn nhỏ do số lượng người bán và người mua còn hạn chế. Nhưng nếu sự phát triển hiện nay của Trao đổi Sở hữu trí tuệ qua Internet là một dấu hiệu thì vấn đề duy nhất là thời gian trước khi mọi thứ có liên quan sẽ làm tăng lợi ích và khả năng sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ để tài trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc mở rộng. Do sở hữu trí tuệ ngày càng sinh ra nhiều tiền hơn nên cơ hội để thế chấp cũng sẽ nhiều lên.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *