SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ THỂ NÂNG CAO CƠ HỘI XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?

SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ THỂ NÂNG CAO CƠ HỘI XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?

Trước khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều bước quan trọng, từ khâu tìm hiểu thị trường xuất khẩu phù hợp, ước tính nhu cầu cho tới khâu tìm kênh phân phối, tính toán chi phí và gây quỹ. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét để chỉ ra một số nguyên nhân chính vì sao bạn lại phải coi trọng các vấn đề về sở hữu trí tuệ khi lên kế hoạch cho chiến lược xuất khẩu cũng như tìm hiểu các cách thức mà quyền sở hữu trí tuệ có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa của bạn (SME) tại các thị trường xuất khẩu.

Vì quyền sở hữu trí tuệ mang tính “lãnh thổ”, nghĩa là các quyền này sẽ thuộc về bạn tại quốc gia hay khu vực mà chúng được đăng ký và bảo hộ, để có được các quyền độc quyền về sở hữu trí tuệ ở các thị trường nước ngoài, bạn phải tìm kiếm và đạt được sự bảo hộ ở nước ngoài (trừ khi nó có được một cách tự động mà không cần phải tuân theo các thủ tục nào, ví dụ như thông qua một cơ chế điều ước quốc tế như Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, xem “Làm thế nào để SME của bạn có thể thu lợi từ việc bảo hộ quyền tác giả”). Những lý do chính để bảo hộ sở hữu trí tuệ tại các thị trường xuất khẩu được liệt kê dưới đây:

  • Quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với sáng chế, có thể mở ra những cơ hội xuất khẩu mới.
  • Quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, có thể giúp bạn phát triển lợi thế thị trường xuất khẩu.
  • Quyền sở hữu trí tuệ làm tăng cơ hội chiếm lòng tin của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của bạn tại các thị trường xuất khẩu.
SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ THỂ NÂNG CAO CƠ HỘI XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?
SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ THỂ NÂNG CAO CƠ HỘI XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?

XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM ĐƯỢC BẢO HỘ SÁNG CHẾ:

Bảo hộ sáng chế (hay mẫu hữu ích) ở nước ngoài cho phép bạn hưởng lợi thế cạnh tranh quan trọng tại các thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp có các sáng chế được bảo hộ đầy đủ ở nước ngoài sẽ có nhiều khả năng lựa chọn cho việc xuất khẩu các sản phẩm sáng tạo của mình mà lẽ ra có thể không làm được điều đó. Các lựa chọn bao gồm:

  • Sản xuất hàng hóa trong nội địa và xuất khẩu hàng hóa được bảo hộ một cách trực tiếp hoặc qua trung gian, với điều kiện không một doanh nghiệp nào khác có thể sản xuất, bán hoặc khai thác hợp pháp sản phẩm tương tự tại thị trường đã chọn mà không được phép của bạn (khi tuân theo các nghĩa vụ quốc tế của mỗi quốc gia, hầu hết các luật sáng chế đều không còn cho phép cấp li-xăng không tự nguyện với lý do các sản phẩm không được sản xuất trong nội địa quốc gia xuất khẩu).
  • Chuyển quyền sử dụng sáng chế cho một công ty nước ngoài sẽ sản xuất hàng hóa đó tại nước đó, đổi lấy một khoản phí trọn gói và/hoặc phí bản quyền (xem thêm “Chuyển quyền sử dụng sở hữu trí tuệ; một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược kinh doanh của SME của bạn”).
  • Thiết lập liên doanh với các doanh nghiệp khác để sản xuất và/hoặc thương mại hoá sản phẩm tại thị trường nước ngoài đã chọn.

Tùy thuộc vào chiến lược của bạn, doanh nghiệp của bạn sẽ có được các lợi nhuận gia tăng vừa qua kênh bán hàng trực tiếp, vừa qua các khoản phí và/hoặc tiền bản quyền từ việc chuyển quyền sử dụng.

SỬ DỤNG NHÃN HIỆU VÀ KIỂU DÁNG ĐỂ TIẾP THỊ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Ở NƯỚC NGOÀI:

Các lý do bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp ở thị trường nội địa cũng hoàn toàn có thể áp dụng với các thị trường nước ngoài. Cụ thể, việc đăng ký nhãn hiệu cho phép bạn có thể tối đa hóa sự khác biệt của sản phẩm, quảng cáo và tiếp thị để từ đó nâng cao khả năng nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tại các thị trường quốc tế đồng thời thiết lập mối liên hệ trực tiếp với khách hàng nước ngoài. Tùy thuộc vào tính chất dịch vụ của bạn mà một thỏa thuận chuyển nhượng quyền thương mại với các công ty nước ngoài có thể là một cách thức lựa chọn hữu ích giúp có thêm lợi nhuận từ nhãn hiệu của bạn ở nước ngoài.

Các công ty xuất khẩu những mặt hàng không có nhãn hiệu sẽ phải đối mặt với những bất lợi như:

  • Lợi nhuận thấp hơn do khách hàng đòi hỏi giá thấp hơn đối với các sản phẩm không có nhãn hiệu.
  • Không có được sự tín dụng của khách hàng vì họ không thể nhận biết sản phẩm và phân biệt được với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
  • Khó khăn trong tiếp thị và quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ ở nước ngoài vì không có biểu tượng phù hợp hay dấu hiệu nhận biết dễ dàng để liên hệ sản phẩm/ dịch vụ với SME của bạn vì việc tiếp thị một sản phẩm không có nhãn hiệu rõ ràng là khó hơn nhiều.

Đối với kiểu dáng công nghiệp, việc bảo hộ tại các thị trường xuất khẩu không chỉ giúp phát triển chiến lược tiếp thị tổng thể của bạn mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng tại các thị trường mục tiêu đặc biệt, tạo lập các thị trường mới phù hợp cho các sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời làm tăng uy tín và gây dựng hình ảnh của doanh nghiệp nhờ liên hệ nó với một kiểu dáng cụ thể.

HẾT ĐỘC QUYỀN QUỐC TẾ VÀ NHẬP KHẨU SONG SONG

Trong khi phát triển chiến lược xuất khẩu, bạn cần xác định, tốt nhất là qua tham vấn một chuyên gia có năng lực, liệu người mua có thể bán lại một cách hợp pháp các sản phẩm đã bảo hộ sở hữu trí tuệ mua được từ hoặc với sự đồng ý của SME của bạn tại một thị trường khác mà không cần phải xin phép bạn hay không. Vấn đề này chỉ nảy sinh khi bạn đã bảo hộ hoặc sẽ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại thị trường trong nước và các thị trường xuất khẩu. Tương tự, nếu doanh nghiệp bạn đã bán những sản phẩm được bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và/hoặc quyền tác giả, thì khi đó bạn cần xác định xem có cần sự đồng ý chính thức của chủ sở hữu quyền khi bán các sản phẩm đó tại thị trường nước ngoài hay không (nghĩa là các quyền sở hữu trí tuệ có bị coi là “cạn quyền” không). Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi câu trả lời dành cho những câu hỏi này khá phức tạp và có thể không chỉ khác nhau giữa các nước mà còn phụ thuộc vào các loại quyền sở hữu trí tuệ liên quan.

Trước khi thảo luận về những vấn đề này, chúng ta phải xác định “cạnt” quyền sở hữu trí tuệ là gì.

“Cạn quyền” liên quan đến một trong những giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ. Khi một sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà đưa ra thị trường bởi SME của bạn hoặc các đối tượng khác mà bạn cho phép, thì các quyền sở hữu trí tuệ trong khai thác thương mại đối với sản phẩm đó không còn được thực hiện bởi SME của bạn nữa bởi vì chúng đã “cạn”. Đôi khi hạn chế này còn được gọi là “học thuyết bán lần đầu”,vì các quyền khai thác thương mại đối với sản phẩm sẽ kết thúc trong lần bán đầu tiên. Nếu luật pháp không quy định khác thì các hành vi tiếp sau như bán lại, cho thuê, cho mượn hay các hình thức sử dụng thương mại khác được thực hiện bởi các bên thứ ba sẽ không thể bị kiểm soát hoặc áp đặt bởi SME của bạn nữa. Có một sự đồng thuận tương đối rộng là điều này ít nhất sẽ được áp dụng trong khuôn khổ thị trường nội địa.

Điều ít được đồng thuận hơn là ở phạm vi nào thì việc bán một sản phẩm đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ ở thị trường nước ngoài có thể làm cạn quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm này theo luật quốc gia. Vấn đề này trở nên xác đáng trong các trường hợp gọi là “nhập khẩu song song”. Nhập khẩu song song tức là nhập khẩu hàng hóa ngoài các kênh phân phối đã được thỏa thuận bằng hợp đồng bởi nhà sản xuất.

Vì nhà sản xuất/chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không có mối liên hệ hợp đồng với nhà nhập khẩu song song, nên hàng hóa nhập khẩu đôi khi được gọi là “grey market goods”, trên thực tế có thể gây nhầm lẫn rằng những sản phẩm này là sản phẩm gốc, chỉ có các kênh phân phối không bị kiểm soát bởi nhà sản xuất/chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.

Trên cơ sở quyền nhập khẩu quyền sở hữu đã trao cho người này có thể phản đối việc nhập khẩu đó để phân chia thị trường. Tuy nhiên, nếu việc tiếp thị sản phẩm ra nước ngoài của chủ sở hữu quyền hoặc với sự đồng ý của người đó dẫn tới việc làm cạn quyền sở hữu trí tuệ trong nước, thì đồng thời quyền nhập khẩu cũng chấm dứt có thể vì vậy mà không còn được viện dẫn để chống lại việc nhập khẩu song song đó nữa.

Những nguyên tắc trên có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau phụ thuộc vào việc quốc gia nhập khẩu, vì lý do luật pháp hay chính sách, áp dụng thuật ngữ cạn quyền ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế. Thuật ngữ cạn quyền ở cấp độ quốc gia không cho phép chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ kiểm soát việc khai thác thương mại hàng hóa ở thị trường nội địa của chủ sở hữu hoặc đối tượng được cho phép. Tuy nhiên, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (hoặc bên được cấp lixăng) vẫn có thể phản đối việc nhập khẩu các hàng hóa gốc bán tại thị trường nước ngoài trên cơ sở quyền nhập khẩu. Còn đối với thuật ngữ cạn quyền ở cấp độ khu vực, lần bán đầu tiên sản phẩm bảo hộ sở hữu trí tuệ bởi chủ sở hữu quyền hoặc đối tượng được anh ta cho phépsẽ làm cạn toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm này không chỉ tại thị trường trong nước mà còn cả trong khu vực, và việc dựa vào nhập khẩu song song trong khu vực có thể không còn bị phản đối dựa trên cơ sở quyền sở hữu trí tuệ nữa. Khi một quốc gia áp dụng khái niệm cạn quyền ở cấp độ quốc tế thì quyền sở hữu trí tuệ sẽ cạn một khi sản phẩm đã được bán bởi chủ sở hữu quyền hoặc đối tượng được anh ta cho phép tại bất cứ nơi nào trên thế giới.

Các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia, hoặc cái đại lý/đại diện sở hữu trí tuệ có thể thông báo cho bạn biết các điều khoản hoặc luật áp dụng đối với mỗi loại quyền sở hữu trí tuệ tại nước liên quan.

Để biết thêm thông tin về các quyết định gần đây và các cách tiếp cận khác nhau của các nước theo hệ thống luật dân sự hay thông luật và trong bối cảnh quốc tế, bạn có thể tham khảo tài liệu ATRIP/GVA/99/6 về “Nhập khẩu song song và thương mại quốc tế” (bản định dạng Adobe PDF) (được trình bày tại phiên họp thường niên của Hiệp hội Quốc tế về sự tiến bộ trong giảng dạy và nghiên cứu sở hữu trí tuệ (ATRIP) tại trụ sở của WIPO ở Genevơ (7-9/7/ 1999).

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *